Nếu NATO tiến gần Nga sẽ hành động
Theo Lenta dẫn nguồn chính phủ Nga cho biết, Moscow sẽ có hành động cụ thể nếu NATO thực hiện mở rộng căn cứ áp sát biên giới Nga.
Theo thông báo chính thức trên Twitter của phái đoàn thường trực Nga tại NATO ngày 27/8 nêu rõ: “Moscow sẽ hành động trước động thái NATO mở rộng về phía Đông nhằm đảm bảo an ninh Liên bang Nga”.
Tuyên bố này được Nga đưa ra một ngày sau khi Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen, tại cuộc trả lời phỏng vấn tờ The Guardian, cho biết NATO nghiêm túc xem xét kế hoạch mở rộng căn cứ quân sự về phía Đông.
Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen khẳng định, ông sẽ cố gắng thu hẹp sự khác biệt giữa các thành viên trong NATO về vấn đề căn cứ quân sự gần biên giới Nga tại Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới tại Cardiff, xứ Wales, (dự kiến diễn ra trong hai ngày 4 và 5/9).
Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận
Trước đó, hôm 25/8, một số nước NATO, bao gồm Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia chính thức kêu gọi các thành viên khác của khối này đặt Nga làm mục tiêu của hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo mà Mỹ triển khai ở châu Âu để bảo vệ Liên minh châu Âu (EU).
Theo các quan chức Nga, “NATO dường như đang xem Nga là kẻ thù”, đồng thời nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ thường trực của NATO là các vấn đề về an ninh quốc tế, chứ không phải xoa dịu các đồng minh ở phía Đông.
Mặc dù ông Anders Fogh Rasmussen thông báo về kế hoạch mở rộng căn cứ của NATO, nhưng kế hoạch này có thực hiện được hay không lại là vấn đề khác.
Video đang HOT
Được biết, vấn đề thiết lập các căn cứ của NATO ở phía đông châu Âu không nhận được sự ủng hộ nhất quán trong liên minh. Pháp, Ý, và Tây Ban Nha phản đối sáng kiến này, trong khi Mỹ và Anh ủng hộ đề xuất tăng cường quân đội ở phía đông châu Âu.
Đức cũng phản đối việc triển khai các căn cứ mới tại châu Âu. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhiều lần nói rằng Hiệp ước Nga-NATO ký kết năm 1997 vẫn còn hiệu lực.
Hiệp ước trên đã chính thức kết thúc sự thù địch giữa Nga và NATO. Với thỏa thuận đó, Moscow khẳng định rằng phương Tây đã cam kết không thiết lập bất kỳ căn cứ quân sự nào tại các quốc gia thuộc khối Đông Âu, vốn gia nhập NATO sau khi Liên Xô sụp đổ.
Các nguồn tin cho hay hội nghị thượng đỉnh tới đây của NATO tại Cardiff, Anh sẽ tránh sử dụng từ “thường trực” để miêu tả các căn cứ mới, nhưng sự hiện diện ở phía đông châu Âu nhiều khả năng sẽ sớm bắt đầu. Thành phố cảng Szczecin của Ba Lan có thể sẽ là nơi đặt trụ sở cho các căn cứ mới.
Theo_Báo Đất Việt
NATO lên kế hoạch lập các căn cứ quân sự mới gần biên giới Nga
NATO có kế hoạch thiết lập các căn cứ mới ở phía đông châu Âu trên biên giới với Nga nhằm đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine và ngăn chặn một cuộc xung đột tiềm tàng với Mátxcơva, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen.
Người đứng đầu liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương tiết lộ thông tin trên trong cuộc phỏng vấn với tờ các tờ báo lớn của châu Âu ngày 26/8.
Ông Rasmussen cho hay hội nghị thượng đỉnh của khối tại Cardiff, Anh vào tuần tới có thể giúp các quốc gia thành viên vượt qua các chia rẽ nội bộ và nhất trí về các cuộc triển khai mới trên biên giới với Nga - một động thái chắc chắn sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Mátxcơva.
Ông Rasmussen cũng vạch ra các đường hướng nhằm giúp tăng cường an ninh của Ukraine, hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và giúp nước này đối đầu với mối đe dọa từ Nga.
"Chúng tôi sẽ thực hiện điều mà chúng tôi gọi là một kế hoạch hành động sẵn sàng với mục đích có thể hành động nhanh chóng trong môi trường an ninh hoàn toàn mới này tại châu Âu.
Theo ông Rasmussen, việc thực thi kế hoạch trên sẽ đòi hỏi sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị. Nhưng Tổng thư ký NATO nhấn mạnh rằng, trong tương lai, sự hiện diện của khối ở phía đông châu Âu sẽ trở nên "rõ ràng hơn".
Nội bộ bất đồng sâu sắc
Do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic từng thuộc Liên Xô cũ là Lithuania, Estonia và Latvia, vốn lo ngại về mối đe dọa từ Nga, đã yêu cầu NATO tăng cường hiện diện trong khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề thiết lập các căn cứ của NATO ở phía đông châu Âu không nhận được sự ủng hộ nhất quán trong liên minh. Pháp, Ý, và Tây Ban Nha phản đối sáng kiến này, trong khi Mỹ và Anh ủng hộ đề xuất tăng cường quân đội ở phía đông châu Âu.
Đức cũng phản đối việc triển khai các căn cứ mới tại châu Âu. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhiều lần nói rằng Hiệp ước Nga-NATO ký kết năm 1997 vẫn còn hiệu lực.
Hiệp ước đã chính thức kết thúc sự thù địch giữa Nga và NATO. Với thỏa thuận đó, Mátxcơva khẳng định rằng phương Tây đã cam kết không thiết lập bất kỳ căn cứ quân sự nào tại các quốc gia thuộc khối Đông Âu, vốn gia nhập NATO sau khi Liên Xô sụp đổ.
Các nguồn tin cho hay hội nghị thượng đỉnh NATO tại Cardiff, Anh sẽ tránh sử dụng từ "thường trực" để miêu tả các căn cứ mới, nhưng sự hiện diện ở phía đông châu Âu nhiều sẽ năng sẽ sớm bắt đầu. Thành phố cảng Szczecin của Ba Lan có thể sẽ là nơi đặt trụ sở cho các căn cứ mới.
Hỗ trợ quân đội Ukraine
NATO dường như là đã lơ là trước các hành động được chuẩn bị kỹ lưỡng của Nga tại Ukraine kể từ tháng 2 và đang khẩn trương đưa ra các chiến lược cho một thời kỳ mới, trong đó NATO nói rằng Nga đã chuyển từ một "đối tác chiến lược" của liên minh thành một "nhân tố thù địch".
"Chúng ta phải đối mặt với một thực tế rằng Nga không coi NATO là một đối tác. Nga là quốc gia đầu tiên kể từ Thế chiến II giành đất bằng vũ lực. Rõ ràng chúng ta phải thích nghi với điều đó", ông Rasmussen nói.
Trong một động thái nữa chắc chắn sẽ "chọc giận" Nga, NATO dự kiến sẽ đẩy mạnh viện trợ và hợp tác với quân đội Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko dự kiến sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh tại Cardiff và trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một nước không phải là thành viên NATO sẽ đàm phán với các lãnh đạo liên minh.
Dự kiến, 4 quỹ ủy thác dự kiến cũng được thành lập để hỗ trợ tài chính cho quân đội Ukraine.
An Bình
Tổng hợp
Theo dantri
Nga: "Đoàn xe cứu trợ trở về không mang theo gì cả" Phía Nga khẳng định, đoàn xe cứu trợ của họ từ Ukraine trở về với những chiếc thùng trống rỗng, bác bỏ những cáo buộc trước đó của Kiev. "Câu nói của họ (tức Kiev) quả thực khó hiểu bởi vì cả lính biên phòng và nhân viên hải quan Nga và Ukraine đều kiểm tra tất cả các xe tải chở hàng...