Nếu năm nay bạn chỉ có đủ thời gian đọc một cuốn sách nuôi dạy con, hãy đọc cuốn sách này!
Cuốn sách sẽ từng bước mổ xẻ, vạch trần cội rễ của những “căn bệnh” thời hiện đại này ở con trẻ mà phần lớn đều do bố mẹ và cách giáo dục con tại gia đình.
Nếu nhìn vào số lượng các cuốn sách hướng dẫn cách nuôi dạy con, từ việc cho trẻ ăn dặm như thế nào, luyện cho chúng tự ngủ ra sao, cho đến việc phát triển các kĩ năng đầu đời, giáo dục sớm, dạy chúng kĩ năng tự lập và nuôi dưỡng cảm xúc… thì dễ đồng ý với nhau rằng, chúng ta đang có đầy đủ các điều kiện tốt nhất để có thể nuôi dưỡng và giáo dục con cái dễ dàng, hiệu quả, thành công hơn.
Vậy nhưng, tỉ lệ thuận với số lượng các bản in khổng lồ của các cuốn sách làm cha mẹ hay các khóa học và khóa huấn luyện dành riêng cho các bậc cha mẹ đang bước vào thời kỳ nở rộ, thì các khó khăn và những thất bại mà cha mẹ ngày nay đang phải đối mặt cũng ngày một chồng chất cao hơn.
Làm cha mẹ thời hiện đại chưa bao giờ trở nên khó khăn đến thế. Tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì ngày một gia tăng; trẻ dậy thì sớm một cách đáng kinh ngạc. Trẻ lười biếng, mệt mỏi, uể oải và thiếu kiên nhẫn; chán học, học kém và ít bạn bè hơn. Và đặc biệt là trẻ đang gặp phải vô số các vấn đề tâm lý khiến chúng trở nên mong manh dễ vỡ hơn nhiều so với các thế hệ trước.
“Có lẽ đã đến lúc các bố mẹ cần thật bình tâm, soi rọi rõ ngọn nguồn của những “căn bệnh” mà lũ trẻ thời nay đang phải hứng chịu. Để từ đó, chúng ta có thể tìm ra được những neo đậu, định hướng cho các nghề làm cha mẹ nhiều cung bậc và đầy ngã rẽ này.”, TS Nguyễn Chí Hiếu, dịch giả cuốn sách “Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ”. (Ảnh: HM)
Tiến sĩ, Bác sĩ Leonard Sax là một bác sĩ lâm sàng và nhà tâm lý học, với những kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn nhiều năm với các cha mẹ và trẻ em, đã viết cuốn sách “Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ” để chỉ ra cho cha mẹ hiện đại thấy chúng ta đang làm hư con trẻ ra sao?
Đây là một cuốn sách mà mới nghe tên chúng ta dễ cảm thấy áp lực và nặng nề. Thế nhưng, bằng toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm quý giá của mình, cộng với một lối viết mạch lạc, chặt chẽ, giản dị, dễ hiểu, tiến sĩ Sax không quy chụp, đổ tội và khiến cho độc giả tuyệt vọng, mà tập trung vào giải thích vấn đề, gợi ý cách giải quyết. Đây thực sự là một cuốn sách nuôi dạy con thẳng thắn, quyết liệt và cũng đầy bao dung, thấu hiểu.
Cuốn sách bắt đầu từ những vấn đề được tổng hợp từ những quan sát và nghiên cứu thực tiễn trong suốt ba thập kỷ của tác giả. Ông chỉ ra một vấn đề nổi cộm là việc cha mẹ đã đánh mất uy quyền của mình trong gia đình và đặt quyền lực vào con cái với phương châm “để con tự quyết định”. Theo ông, “thay đổi với dụng ý tốt đẹp này thực sự đã làm hại con trẻ” và khiến cha mẹ ngày nay bị “mắc bệnh” hoang mang về vai trò.
Video đang HOT
Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy những bố mẹ bất lực và những đứa trẻ “muốn gì được nấy” ngày nay. Trẻ được đáp ứng ngay lập tức những gì chúng muốn và bố mẹ thì thường xuyên phát điên với những “quy tắc của trẻ”.
Chuyên gia trị liệu người Canada Victoria Prooday khi bàn về chủ đề này cũng cho rằng: “Chúng ta làm những điều trẻ muốn dù biết rằng nó không tốt cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, tình trạng thiếu ngủ khiến trẻ đến trường trong bực bội, lo lắng và thiếu tập trung.
Thêm vào đó, chúng ta gửi đến trẻ một thông điệp sai. Trẻ hiểu rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì mình muốn và không phải làm điều mà chúng không muốn. Chúng sẽ không có khái niệm “cần phải làm”.
Trong cuốn sách của mình, TS Sax cũng đưa ra những vấn đề cụ thể sát sườn như việc trẻ ăn gì, làm gì, ngủ được bao nhiêu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng tâm lý của trẻ như thế nào? Hay những vấn đề cha mẹ còn chưa nhận thức đầy đủ như chứng rối loạn lưỡng cực ở trẻ và cả sự mong manh nhạy cảm thái quá của trẻ.
Tất cả những điều đó đều có mối liên hệ sâu xa với việc đánh mất uy quyền trong gia đình của cha mẹ.
“Khi những đứa trẻ đánh giá cao ý kiến của bạn bè hoặc nhận thức của bản thân hơn so với ý kiến của cha mẹ, chúng sẽ không còn sẵn sàng để thất bại. Chúng trở nên mong manh”
TS Sax
Nuôi dạy con nên người và thành đạt theo chiều sâu và bền vững lâu dài, theo TS Sax là một thử thách không dễ, nhưng có thể làm được. Sau khi đưa ra các vấn đề ở phần 1, trong phần 2 của cuốn sách, TS Sax đã đưa ra các giải pháp được phân tích kĩ càng dựa trên nền tảng của các nghiên cứu khoa học và tâm lý học uy tín được gói gọn trong 3 điều phải làm để dạy con trưởng thành. Đó là: Dạy khiêm nhường, Tận hưởng và Ý nghĩa cuộc sống.
Ông viết: “Tôi đã gặp nhiều người căng kéo thời gian cho công việc, tình nguyện và các hoạt động khác, còn lại quá ít thời gian để có những bữa ăn thoải mái ở nhà với con. Có quá nhiều phụ huynh muốn nói rằng: “Hãy nhìn tôi này: Tôi là một người thành đạt, một phụ huynh tuyệt vời và blah blah blah”. Mẹ nào con nấy. Cha nào con nấy”.
Đó là câu chuyện đang diễn ra ở nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới, theo Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc điều hành Học viện IEG, đồng thời là một trong hai dịch giả của cuốn sách này: “Nếu chúng ta không dè chừng, biết đâu có ngày chuyện xứ người sẽ được bê nguyên sì si thành phiên bản Việt. Để rồi từ đó, nhiều đứa trẻ sẽ học hành thất bát, nói chuyện xấc láo, cơ thể ì ạch, và cả tinh thần, tâm lý có khi cũng ì ạch không kém. Chúng lớn lên đói văn hóa, thiếu giá trị và vô cùng mong manh, dễ vỡ trước cuộc sống vốn dĩ nhiều bão tố”.
Tôi nghĩ, sau khi chậm rãi đọc và ngẫm nghĩ từng thông tin trong “Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ” của Leonard Sax, bạn cũng sẽ như tôi, cảm thấy không có gì là khó hiểu hay ngạc nhiên. Khi rất nhiều trong số các lời khen tặng của các cá nhân, tổ chức uy tín dành cho cuốn sách đều khuyên rằng “nếu bạn chỉ định đọc một cuốn sách nuôi dạy con trong năm nay, hãy chọn cuốn Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ“.
Theo Helino
Dạy con trong gia đình 3 thế hệ thật đau đầu!
'Tôi vừa yêu cầu con ngồi vào bàn học thì bà nội bảo bắt con học làm gì nhiều để mắt bị cận. Có lần bị ông nội đánh, tôi rất bất bình nhưng không làm thế nào để góp ý được'.
Nhiều bậc cha mẹ cho biết dạy con trong gia đình có 3 thế hệ rất khó - Shutterstock
Đó là lời tâm sự của chị Lương Thị Hồng, đang sống tại lô B, chung cư Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, khi kể về những mâu thuẫn trong phương pháp dạy con của gia đình mình.
Có ông bà "bảo kê", con không sợ bố mẹ
Chị Hồng kể: "Vợ chồng tôi sống với ba mẹ chồng từ sau khi cưới. Sinh con đến nay đã được 13 năm, thì trong suốt 13 năm này, con tôi phải chịu "áp lực" từ 2 phía là ông bà và cha mẹ. Vợ chồng tôi muốn dạy con theo kiểu hiện đại, làm bạn với con nhưng không chiều chuộng, dùng lý lẽ nhẹ nhàng phân tích để giúp con nhận thức mọi chuyện chứ không chọn cách la mắng, đánh đập. Thế nhưng ông bà thì ngược lại. Có những chuyện ông bà rất nuông chiều, nhưng khi con mà có phản ứng gì trái ngược là ông la mắng, đánh đòn chứ không cần tìm hiểu nguyên nhân, không cần thấu hiểu tâm lý con đang ở tuổi mới lớn. Nhiều lúc tôi ức chế chỉ muốn bỏ nhà đi đâu một thời gian".
Theo chị Hồng, con gái chị 13 tuổi nhưng vẫn được ông bà nuông chiều, không cho đụng vào việc nấu cơm, rửa chén. Nhưng khi con chị xem điện thoại nhiều, ông bà lại la mắng, ném bỏ điện thoại của con. Khi con chị phản ứng "sao ông ném điện thoại con, sao ông lại quá đáng vậy", thì lập tức bị ông tát cho một cái như trời giáng. "Cháu ôm mặt khóc và bỏ chạy xuống đường, khiến tôi phải đuổi theo, dỗ dành mãi mới đưa con trở lại nhà được. Trong khi đó, những lúc vợ chồng tôi nghiêm khắc với con, yêu cầu con phải giữ vệ sinh sạch sẽ, học bài làm bài nghiêm túc, không được ngủ trễ... thì ông bà lại nói ngay trước mặt con là 'ba mẹ con Na không cần phải nghiêm khắc như thế, cho con nó thoải mái một chút có sao đâu'. Được ông bà 'bật đèn xanh', con gái tôi tiếp tục coi phim đến khuya. Nhà có 3 thế hệ, việc dạy con thật đau đầu vậy đó!", chị Hồng cho biết.
Hậu quả là đến giờ, con gái chị Hồng không sợ ông bà, cũng không sợ ba mẹ, vì khi ba mẹ la đã có ông bà là "đồng minh", và khi bị ông bà la hay đánh, đã có mẹ an ủi.
Chia sẻ về vấn đề này, anh Dương Quang Hùng, (đang làm việc tại Công ty thang máy Hyundai Thành Công), nhìn nhận: "Bản thân gia đình tôi cũng đang sống 3 thế hệ, tôi biết có những tình huống mâu thuẫn trong việc dạy con khiến cả nhà giận nhau. Ông bà thường có cách nghĩ truyền thống, không cần biết xã hội ngày nay đã rất khác rồi, trẻ em cũng khác xưa rồi, không thể dạy theo cách áp đặt và dùng cảm tính. Đó là chưa kể ông bà thương xót cháu theo kiểu chiều chuộng thái quá, hay phản ứng mỗi khi vợ chồng tôi dạy con, khiến con không nghe lời vì đã có ông bà "che chở". Có lần giận quá tôi nói "con của con bố mẹ hãy để con dạy, đừng can thiệp mà cháu thành hư", thế là mẹ tôi giận bỏ về quê cả tháng trời".
Cần bàn bạc, thống nhất để tránh "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phan, Trưởng bộ môn Tâm lý giáo dục, khoa Giáo dục, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhận định: "Ngày nay, không hiếm những gia đình sống quây quần 3 thế hệ một nhà, nhất là ở các vùng quê. Thành phố cũng có. Chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn về các giá trị trong phương pháp dạy con. Ông bà sẽ hướng đến một giá trị khác, truyền thống hơn, và cách dạy cũng thiên về cảm xúc hơn, trong khi cha mẹ lại có một mục tiêu khác. Thông thường cha mẹ hiện đại sẽ muốn dạy con nghiêm khắc theo kiểu "lý", dùng lý lẽ để dạy con chứ không nuông chiều thái quá hoặc nghiêm khắc theo kiểu bạo lực. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới trẻ".
Theo tiến sĩ Phan, trong một môi trường như vậy, trẻ sẽ bị rối loạn về nhận thức, không hiểu cái nào đúng, cái nào sai và nên theo cha mẹ hay ông bà. Từ đó dẫn đến thái độ và hành vi bị mâu thuẫn nhau. Đối với trẻ có thần kinh yếu thì dẫn đến tự ti, trẻ cá tính thì dễ nổi loạn và tự theo một cách riêng của mình.
"Theo tôi, nếu gia đình 3 thế hệ thì ông bà, cha mẹ cần ngồi lại trao đổi với nhau để cùng thống nhất phương pháp dạy con, cháu. Không nên để xảy ra tình huống 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược' như cha mẹ nghiêm khắc dạy dỗ nhưng trẻ lại được ông bà 'bảo kê', dặn dò những điều ngược lại, thì trẻ sẽ cứ làm theo những điều mà chúng được khuyến khích, trong khi những điều đó có thể không tốt cho trẻ. Hai thế hệ cha mẹ - ông bà cần thống nhất mục đích, giá trị mà cả nhà hướng tới, nhưng giá trị này phải tương quan, phù hợp với xã hội", tiến sĩ Phan đưa ra lời khuyên.
Theo thanhnien
Stress vì con khóc từ viện về nhà, mẹ trẻ luyện con tự ngủ trong "một nốt nhạc", cai ti đêm từ 12 tuần "Hành trình luyện con tự ngủ, tự chơi rồi cai ti đêm cho con trải qua cũng kha khá nước mắt. Từ một em bé cáu kỉnh khóc to váng nhà, khóc xuyên không gian và thời gian trong viện nay đã có chút quả ngọt", bà mẹ Bình Dương hạnh phúc chia sẻ. Mẹ canh con 24/24 vì bé cáu gắt, khó...