Nếu muốn tự giữ xe vi phạm giao thông có thể đặt tiền bảo lãnh
Theo thông tin từ Thanh Niên, một số quy định pháp luật mới sẽ được thi hành vào tháng 5/2020. Trong đó, Nghị định 31/2020 của Chính phủ bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2013 về việc bảo quản, xử lý phương tiện hành chính khi bị tịch thu.
Cụ thể, nếu vi phạm khi tham gia giao thông, mọi người có thể đặt tiền bảo lãnh để được giữ xe của mình.
Mọi người có thể nộp tiền bảo lãnh để được giữ phương tiện của mình. (Ảnh: Thanh Niên)
Được đặt tiền bảo lãnh để tự giữ xe vi phạm giao thông
Theo điều 14 của Nghị định 31/2020, phương tiện giao thông thuộc trường hợp tạm giữ khi vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức có thể được tự bảo quản, giữ phương tiện của mình. Tuy nhiên việc bảo quản này phải có sự quản lý của cơ quan chức năng và thỏa mãn một trong số những điều kiện dưới đây:
Cá nhân vi phạm có giấy xác nhận về nơi công tác hoặc địa chỉ đăng ký tạm trú thường trú còn thời hạn. Địa chỉ hoạt động của tổ chức vi phạm phải cụ thể, rõ ràng.
Tổ chức, cá nhân khi vi phạm có thể được xem xét bảo quản, giữ phương tiện cá nhân nếu như có khả năng đặt tiền bảo lãnh.
Ngoài ra, khi vi phạm giao thông để được phép bảo quản và giữ phương tiện của mình thì tổ chức, cá nhân đó phải làm đơn đề nghị được bảo quản, giữ phương tiện.
Ngoài việc nộp tiền bảo lãnh người vi phạm còn phải làm đơn để được tự bảo quản phương tiện. (Ảnh: Thanh Niên)
Cộng đồng mạng: Việc này sẽ thuận lợi hơn cho người tham gia giao thông
Việc người tham gia giao thông khi vi phạm có thể tự giữ phương tiện của mình sau khi đặt tiền bảo lãnh đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Mọi người đều cho rằng điều này sẽ thuận lợi hơn trong di chuyển nhất là đối với những trường hợp có việc gấp. Bởi lẽ sau khi vi phạm giao thông, có nhiều người gặp khó khăn không biết nên làm thế nào để hoàn thành tiếp việc gấp hay những ngày sau sẽ đi lại bằng phương tiện gì trong khi xe đã bị giữ.
Video đang HOT
Ngoài ra cộng đồng mạng cũng nhận định thêm, việc này sẽ giúp CSGT bớt việc đi bởi không cần phải trông giữ xe thay người vi phạm. Ngoài ra họ cũng không phải mất thời gian, công sức để đưa xe vi phạm về kho cất giữ.
Cộng đồng mạng đồng tình vì phương án này giúp giảm bớt công sức cũng như thời gian. (Ảnh: Chụp màn hình)
Khuyến khích mọi người quay video vi phạm giao thông gửi CSGT xử lý
Khoản 11, Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cho phép người có thẩm quyền sử dụng những hình ảnh hay thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp từ thiết bị ghi hình, ghi âm để làm căn cứ xác minh từ đó điều tra làm rõ phát hiện hành vi vi phạm.
CSGT sẽ tiếp nhận hình ảnh, video từ mọi người để điều tra và xử lý vi phạm. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Theo đó, không chỉ những hình ảnh được lực lượng chức năng ghi lại từ hệ thống giám sát mà những video, hình ảnh do mọi người ghi lại cũng sẽ được dùng làm căn cứ để xác minh vụ việc và xử lý phù hợp. Chính vì vậy, nếu khi tham gia giao thông phát hiện trường hợp vi phạm mọi người có thể quay hoặc chụp hình rồi gửi lại cho lực lượng CSGT để xác minh người vi phạm, phương tiện, địa điểm, thời gian vi phạm…
Mọi người có thể chụp hình các trường hợp vi phạm rồi gửi lại cho CSGT. (Ảnh: Tiền Phong)
Việc nộp tiền bảo lãnh để có thể bảo quản, tự giữ xe vi phạm giao thông vẫn đang nhận về nhiều ý kiến, tranh luận từ cộng đồng mạng. Còn bạn nghĩ gì về việc này, hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.
Nhiều quy định chi tiết về xử phạt giao thông qua hình ảnh Facebook
Để có thể đảm bảo việc trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc, các cơ quan chức năng cũng như Bộ Công an đã đưa ra khá nhiều biện pháp để hạn chế một số trường hợp vi phạm của người điều khiển phương tiện trên đường.
Mới đây, dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được công bố rộng rãi trên toàn quốc.
CSGT tiến hành xử lý những trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ. (Ảnh: VTC)
Bộ Công an đề xuất cần phải có các quy định chi tiết về việc xử phạt giao thông
Theo như dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông vừa được công bố, có đề xuất của Bộ Công an về việc tiếp nhận, xác minh những thông tin - hình ảnh phản ánh các vi phạm trật tự an toàn giao thông mà cá nhân hay tổ chức cung cấp. Bên cạnh đó, những chứng cứ tố cáo hành vi vi phạm giao thông cũng có thể được đăng tải trên các phương tiện đại chúng, mạng xã hội như Facebook.
Cụ thể, dự thảo này nêu rõ người có thẩm quyền xử phạt sẽ được thoải mái sử dụng những hình ảnh thu được từ thiết bị ghi hình (của cá nhân hay tổ chức). Dựa vào những bằng chứng này sẽ lấy làm căn cứ quan trọng để xác minh hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, các thông tin - hình ảnh sai phạm được tổ chức, cá nhân cung cấp cần phải đảm bảo đủ 2 điều kiện:
Việc xử phạt sẽ có những quy định chi tiết hơn nếu đề xuất của Bộ Công an được thông qua. (Ảnh: Xã Luận)
- Phản ánh khách quan rõ về địa điểm, không gian, thời gian, đối tượng và hành vi vi phạm.
- Còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật khi xử lý vi phạm hành chính.
Điều quan trọng hơn nữa đó chính là những cá nhân hay tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm pháp luật trước những thông tin - hình ảnh được họ cung cấp.
Cảnh sát giao thông (CSGT): Lực lượng tiếp nhận thông tin - hình ảnh được đăng trên MXH
Được biết lực lượng CSGT sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận những thông tin - hình ảnh được đăng tải trên các trang mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng. Lực lượng này sẽ phải xem xét, phân loại và tiến hành xử lý theo đúng trình tự được quy định.
CSGT sẽ tiến hành tiếp nhận các thông tin - hình ảnh vi phạm giao thông qua các trang MXH như Facebook. (Ảnh: Hà Nội Mới)
Thêm vào đó, dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng cho biết thêm, CSGT sẽ được quyền sử dụng, vận hành những trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tối tân nhất (theo quy định của pháp luật). Theo đó, lực lượng CSGT có thể kịp thời phát hiện và ghi thu hình toàn bộ quá trình vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông.
Những chứng cứ được ghi thu bằng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, bản ảnh, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện đều sẽ được thống kê và tiến hành lập danh sách in thành bản ghi - thu hoặc bản ảnh về hành vi vi phạm an toàn giao thông. Sau đó, những chứng cứ này sẽ được lưu giữ trong phần hồ sơ vụ việc và vi phạm hành chính theo đúng quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ.
Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thu thập và xác minh những thông tin - hình ảnh và sau đó xử lý theo đúng quy trình. (Ảnh: Bộ Giao Thông Vận Tải)
CĐM: "Phen này thì các 'racing boy' đừng hòng thoát tội"
Sau khi dự thảo về Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông được chia sẻ rộng rãi trên các trang MXH, rất nhanh đã nhận về khá nhiều sự đồng tình từ cộng đồng mạng. Đa số mọi người đều cùng chung quan điểm, nếu Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông được chính thức đưa vào thực hiện thì an toàn giao thông trên mọi tỉnh thành đều có thể được an toàn. Những vụ tai nạn có thể sẽ được giảm ở mức thấp nhất.
"Ôi chao, luật này mà chính thức được thông qua thì "racing boy" đừng có mong đến việc đua xe nữa nhé."
"Đồng ý với cái luật mới này, mong rằng sẽ nhanh chóng đưa vào áp dụng."
"Có như vậy mới giảm thiểu được các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam."
Một số bình luận từ cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Như vậy, theo như ý kiến của khá nhiều cư dân mạng thì nếu như Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông được chính thức thông qua và áp dụng trong xã hội, có thể sẽ hạn chế được tình trạng vi phạm an toàn giao thông. Thêm vào đó có thể đảm bảo được số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam sẽ được giảm thiểu đi khá nhiều vào mỗi năm.
Bạn nghĩ như thế nào về dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông này? Chia sẻ cho chúng mình cùng biết tại YAN Netizen với nha.
P.B
CLIP: "Nóng mắt" vì đèn tự chế của xe đằng trước, tài xế cầm kéo xử ngay trên đường Tranh thủ lúc các xe ùn tắc, người đàn ông cắt dây dẫn điện đến 2 chiếc đèn tự chế trên xe container. Ảnh minh họa Đoạn clip ghi lại diễn biến vụ việc đang thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Chói mắt vì đèn tự chế của xe container đằng trước, nam tài xế quyết định dùng kéo xử...