Nếu muốn làm ‘Gạo nếp gạo tẻ’ phần hai, nhà sản xuất nên xem ngay bài viết này!
Vậy là hành trình của “Gạo nếp gạo tẻ” đã kết thúc sau hơn nửa năm đồng hành cùng các khán giả thân thương. Kết thúc bộ phim tuy còn gây nhiều tranh cãi trong lòng công chúng nhưng điều đó cũng có nghĩa bộ phim đã dần có vị trí nhất định trong lòng khán giả. Và nước đi kế tiếp của bộ phim là….
Phương án một – Tiền truyện:
Xuyên suốt quá trình Gạo nếp gạo tẻ phát sóng, những tình tiết của bộ phim hầu như chỉ xoay quanh giai đoạn ba chị em của Hương đã lớn. Những mâu thuẫn trong gia đình ông Vương cũng phát sinh mãnh liệt nhất vào giai đoạn này. Song, bất cứ một mâu thuẫn nào cũng phải đi từ một nguyên nhân cụ thể và những nguyên nhân cho mâu thuẫn ở nhà ông Vương lại được chôn vùi nhiều trong quá khứ.
Vì cớ sự gì mà bà Mai lại ghét Hương đến vậy? Trước đây, ba chị em Hương, Hân và Minh có tuổi thơ như thế nào? Bà Đào đã có những động thái nào đã dồn bà Mai từ cô con dâu hiền lành đến bước đường trở thành một bà nội trợ đanh đá? Bà Mai từng thay bà Đào chăm lo cho chú Quang ra sao? Tất cả những câu hỏi này tuy từng được bộ phim đề cập qua trong các tập phim nhưng khá mờ nhạt. Do đó một phần tiền truyện kể rõ đầu đuôi ngọn ngành câu chuyện nhà ông Vương sẽ khiến khán giả vô cùng thích thú. Với phần tiền truyện này, tuyến tình cảm mẹ chồng-nàng dâu, chị em gái, chị dâu-em chồng sẽ được khai thác triệt để, mang đến cho khán giả những góc nhìn mới lạ.
Phương án hai – Hậu truyện:
Như đã đề cập, cái kết của Gạo nếp gạo tẻ tuy viên mãn nhưng lại bỏ quên một vài nhân vật như Công, bà Bích (mẹ của Nhân), Khoa (con trai bà Mai và ông Vương). Vậy thì với những gì chưa thể thực hiện trong phần này, đội ngũ sản xuất nên cân nhắc đến một phần hậu truyện thật hấp dẫn. Tại đó, chúng ta sẽ được nhìn thấy chàng trai quay đầu là bờ Công sẽ tìm được bến đỗ ngọt ngào cho cuộc đời mình. Tuy bà Bích sau chuỗi ngày bài bạc bỏ bê gia đình cuối cùng cũng chịu buông tay, nhưng, khán giả mong chờ nhiều hơn ở nhân vật này những phân cảnh hoàn lương, chuyên tâm lo cho con và bốn đứa cháu ngoại kháu khỉnh
Bên cạnh đó, Khoa, cậu con trai đích tôn mà bà Mai phải ra sức tìm kiếm để thoả ý mẹ chồng là bà Đào cũng nên có thêm đất diễn nếu phần hậu truyện xảy ra. Chúng ta có thể đặt giả thuyết cậu bé sẽ dậy thì thành công và trở thành chàng tráng sĩ tươi xanh trong lòng biết bao thôn nữ. Vì sự đào hoa này, cậu và mẹ là bà Mai bá đạo sẽ có những trận đụng độ long trời lở đất do chọn vợ không hợp ý mẹ.
Ngoài tuyến nhân vật cũ, con của các nhân vật chính như Hương, Hân và Minh sang phần hậu truyện nếu được khai thác sẽ tạo được sự mới mẻ cho bộ phim. Chẳng hạn nhưng một phiên bản Gạo nếp gạo tẻ nhí?
Phương án ba – Ngoại truyện:
Xu hướng tạo nên một phần ngoại truyện cho một bộ phim truyền hình thành công là việc nhiều nhà sản xuất cân nhắc sử dụng. Thông thường, họ sẽ chọn một bộ phim khác do mình sản xuất rồi cho các nhân vật trong phim này bước sang bộ phim kia. Với trường hợp Gạo nếp gạo tẻ, người chị em cùng chung mái nhà – Cô Thắm về làng là lựa chọn hợp lí.
Nếu việc này xảy ra, còn gì hay ho hơn việc chứng kiến hai mẹ con Hân-Mai đi khắp làng trên xóm dưới gây gổ từ người này đến người kia trong vũ trụ Cô Thắm về làng. Chưa kể, chi tiết một bà lão quen với lối sống gia giáo chuẩn mực như bà Đào chắc chắn sẽ rất sốc khi bước chân vào thế giới của những người phóng khoáng, vô tư và chân chất của Cô Thắm. Cuộc chiến không biết thắng bại của các đối thủ lão thành như bà Mai-bà Đào với ông bà Năm sẽ giúp cho mùa Tết của khán giả Việt thêm phần rôm rả nhờ những tràng cười giòn tan.
Phương án bốn – Điện ảnh:
Đây là phương án dành cho những khán giả không có khả năng kiên nhẫn xem cả trăm tập phim. Thật thú vị khi cả gia đình ông Vương có cơ hội toả sáng trên màn ảnh rộng. Khi ánh đèn của phim điện ảnh chiếu đến, biết đâu bộ phim sẽ có cơ hội tạo ra nhiều tình huống kịch tính theo chất riêng? Chẳng hạn như gia đình bà Mai dọn vào một căn nhà bị ma ám, sau đó cả nhà sẽ cùng nhau làm bún đậu và tìm cách trừ tà. Hoặc là Hân tiếp tục bị một băng đảng xã hội đen Hong Kong bắt cóc. Lúc này, ông Vương và Hương mới tiết lộ mình là cao thủ Võ Việt đạo, kế đó hai người mang theo gánh bún đầu của gia đình lên đường giải cứu Hân.
Nếu những giả thuyết này chưa đủ mới lạ, sao chúng ta không thử nghĩ bộ phim sẽ quảng bá hẳn nghề làm bún đậu trên màn ảnh? Đừng bất ngờ vì Gái già lắm chiêu cả hai phần, Cô Ba Sài Gòn đã làm được điều đó, tại sao Gạo nếp gạo tẻ lại không? Bà Đào sẽ truyền nghề làm bún đậu lại cho các con, sau đó thì nghề thất truyền, các con trong dòng họ vì muốn báo hiếu tổ tiên mà lần theo một tấm bản đồ nào đó và tìm lại bí quyết.
Sau tất cả
Bộ phim quả thật đã trở thành một phần không thể thiếu trong tim khán giả. Minh chứng rõ ràng nhất là những giải Mai Vàng đã được trao cho đội ngũ thực hiện. Chính những yếu tố này sẽ trở thành động lực giúp đội ngũ sản xuất có can đảm sản xuất một phần Gạo nếp gạo tẻ mới có nhiều tình tiết bất ngờ hơn cả những gì chúng ta đã được xem. Tất của những phương án nêu trên chỉ là dự đoán mang tính tham khảo.
Theo saostar
Thật bất ngờ: Khán giả "Gạo nếp gạo tẻ" cầu phim nhanh hết để xem bộ phim thế sóng này
Trên fanpage của "Gạo nếp gạo tẻ", nhiều khán giả bày tỏ họ mong phim nhanh hết để xem "anh Cần".
Khi Gạo nếp gạo tẻ còn chưa phát sóng tập cuối, nhiều fan đã bất ngờ lên fanpage của nhà đài bày tỏ mong muốn rằng Gạo kết thúc thế nào cũng được, họ chỉ mong phim nhanh hết để được gặp... anh Cần. Cần chính là nhân vật nam chính trong bộ phim Cô Thắm về làng - tác phẩm truyền hình quen thuộc với khán giả, đặc biệt là khán giả Nam Bộ mỗi dịp Tết đến xuân sang.
Tối qua, tập đầu tiên của Cô Thắm về làng 4 đã lên sóng và mang đến nhiều bất ngờ với màn "đánh ghen" và vô số chuyện khó đỡ, hài hước liên tục xuất hiện...
Một số hình ảnh trong tập 1.
Mở đầu tập 1, chào đón khán giả là hình ảnh Thắm (Tường Vi) duyên dáng, mộc mạc trên đường làng quê. Trên đường đi chợ về, Thắm giúp tía nhận thư, nhờ đó mà Thắm biết được tía mình là chú Năm thời trẻ từng gắn bó với một đoàn cải lương nổi tiếng. Trong dịp giúp bà Tám (NSƯT Lê Thiện) tập dợt chuẩn bị thi hát, Thắm - Cần và cả làng đã được nghe giọng ca ngọt ngào của chú Năm (Hoàng Sơn).
Trở về nhà, chú Năm đã kể với Thắm rằng thời trẻ mình từng là kép chánh của một đoàn cải lương, nhưng vì phải lòng thím Năm mà bỏ nghiệp hát. Dịp này, Thắm nhắc nhở tía nên chuẩn bị 1 món quà bất ngờ cho má nhân kỷ niệm 30 năm ngày cưới. Thắm cũng đã bàn bạc với Cần (Nhan Phúc Vinh) và quyết định lên Sài Gòn để thăm tiệm bánh của Út Kiệm (Jun) - Út Đượm (Sam) và để tìm món quà bất ngờ cho tía má.
Không ngờ lên Sài Gòn, Thắm và Cần mới phát hiện Út Kiệm và Út Đượm sau một thời gian mở tiệm bánh đã buôn bán ế ẩm đến nỗi... dẹp tiệm. Cả hai không dám về quê nên đi làm diễn viên quần chúng để tự kiếm tiền trang trải. Thắm và Cần bắt Kiệm - Đượm về quê nhưng trước đó cả 2 phải cùng với anh chị đi tìm đoàn hát cải lương ngày xưa của chú Năm. Tuy tìm được tung tích của đoàn hát, nhưng các nghệ sĩ đã tản mác mỗi người một nơi, điều này đồng nghĩa với việc kế hoạch tái hiện lại trích đoạn yêu thích của chú thím Năm không thể thực hiện được...
Ở một diễn biến khác, tại làng Thắm, chú Năm bị nghi ngờ là có "mèo" khi hội đủ các yếu tố "không trong sạch". Theo lời tư vấn của bà Út - mẹ Cần và bà Tám, thím Năm đã theo dõi và phát hiện chú Năm đang bí mật hẹn hò cùng bà Sáu Hết Sảy (Thụy Mười). Chị em Thắm - Đượm trở về nhà thì thấy tía bị cho ra ngoài đường ở. Với sự giúp đỡ của Thắm - Đượm, cuối cùng thì chú Năm mới giải thích tất cả chỉ là hiểu lầm. Tuy chú Năm rửa sạch nỗi oan nhưng lại làm lộ kế hoạch định làm thím Năm bất ngờ trong dịp kỷ niệm ngày cưới. Ngoài ra, hiểu lầm tai hại này cũng khiến cho bà Sáu Hết Sảy bị "dính bẫy" ăn bột cay đến sưng môi.
Cô Thắm về làng 4 tập 1: Khi mẹ Thắm nổi cơn ghen
Sau chuyện của chú thím Năm, Toán (Long Đẹp Trai) và Út Kiệm bủn rủn tay chân khi nghe Lý (Puka) nói về những "tuyệt chiêu" dùng thuốc xổ, cắt tóc để trừng trị "người thứ 3". Nhưng cao tay nhất vẫn là Thắm. Theo Thắm, không cần đánh ghen để mất hình ảnh, mà quan trọng là phải làm "tê liệt tàn phế" người đàn ông đã ngoại tình... Nghe xong, 3 anh chàng Cần, Kiệm, Toán được 1 phen hết hồn!
Cô Thắm về làng 4 tập 1: Nhan Phúc Vinh, Jun "choáng" với "tuyệt chiêu" đánh ghen của Tường Vi và Sam
Chú Năm không biết nên tặng quà gì cho vợ nên giao hết cho chị em Thắm - Đượm phụ trách. Thắm đã lên kế hoạch cho một tiết mục bất ngờ tại quán Sáu Hết Sảy, trong đó chú Năm đã hát 1 ca khúc để bày tỏ tình cảm với thím Năm. Và thím Năm cũng đã song ca với chồng. Chứng kiến khoảnh khắc "tình bể bình" của chú thím Năm, hai cặp đôi Thắm - Cần, Út Kiệm - Út Đượm không khỏi ngưỡng mộ.
Cô Thắm về làng 4 tập 1: Bất ngờ với món quà "tình bể bình" kỷ niệm 30 năm ngày cưới của tía má Thắm
Sau chuyện "đánh ghen", chuyện gì nữa sẽ xảy đến với gia đình Thắm trong Tết này? Tập 2 Cô Thắm về làng 4 sẽ phát sóng trên kênh truyền hình HTV2-Vie Channel lúc 20h và Giải Trí TV lúc 21h thứ thứ Tư 16/01/2019.
Theo helino
Chí Phèo của màn ảnh Việt hóa ra lại là nhân vật này trong "Gạo nếp gạo tẻ" Sau "Gạo nếp gạo tẻ", Hoàng Anh tiếp tục tái ngộ khán giả với vai anh Chí trong bộ phim quen thuộc của ngày Tết - "Cô Thắm về làng". Đến hẹn lại lên, dịp Tết Nguyên đán năm nay, bộ phim Cô thắm về làng sẽ trở lại trong phần 4 với dàn diễn viên gồm cả những tên tuổi cũ lẫn...