Nếu muốn bảo toàn phúc đức, tuyệt đối đừng nói lời này
Cổ nhân dạy: ‘Trời cuồng ắt có mưa, người ngông ắt gặp họa’. Vốn dĩ xưa nay, người ngông cuồng không bao giờ có được kết cục tốt đẹp.
Lời ngông cuồng
Cổ nhân dạy: “Trời cuồng ắt có mưa, người ngông ắt gặp họa”. Vốn dĩ xưa nay, người ngông cuồng không bao giờ có được kết cục tốt đẹp. Vậy nên, người càng thông tuệ, càng tránh xa hai chữ “ kiêu căng”.
Núi cao có núi cao hơn, người tài còn có người giỏi hơn. Dù bạn đang đứng ở vị trí cao đến đâu, cũng hãy luôn giữ cho mình sự khiêm tốn, biết điều. Bằng không, càng tự cao tự đại sẽ chỉ tự đẩy mình vào bước đường cùng mà thôi.
Những người luôn giữ hòa khí với người khác thường là người được người khác tôn trọng. còn người ngông cuồng, dù vinh quang được chốc lát, nhưng sau lưng lại có khối người ghét bỏ.
Lời ngông cuồng đừng nên nó. Con người một khi đã mở miệng thốt ra những lời ngông ngạo, trong mắt người khác, bạn lập tức sẽ thành kẻ tự phụ, và tự mình đánh mất những mối tơ duyên tốt đẹp.
Thấ bại lớn nhất đời người chính là tự cao tự đại
Video đang HOT
1. Người tự cao là người luôn khinh thường người khác vì nghĩ mình giỏi hơn người. Từ đó dẫn đến chủ quan mà quyết định sai lầm, tự mình đưa mình vào thế khó.
2. Người khiêm tốn không tự kiêu, luôn ý thức được về bản thân mình, luôn biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác, từ đó hoàn thiện bản thân, nâng cao kiến thức.
3. Người khiêm tốn biết cách kiểm soát bản thân, từ lời nói, cho đến hành động đều phải chuẩn mực. Từ đó rất được mọi người yêu mến, ít người đối địch, sống thong dong tự tại.
4. Họa phúc của một người còn phải xem người đó khiêm tốn hay kiêu ngạo.
Họa phúc đều từ miệng mà ra
Lời ăn tiếng nói hàng ngày là phúc nhưng cũng có thể là họa. Vì thế, quản cho tốt cái miệng của mình cũng chính là giữ phúc đức cho bản thân vậy.
Miệng có thể tích phúc tăng phú quý, cũng có thể làm tổn hao phúc báo, dẫu phúc khí lớn hơn nữa cũng sẽ vì thế mà mất đi.
Đổ lỗi cho người khác
Trên đời này không có người nào hoàn hảo, ai cũng có khuyết điểm và mắc sai lầm. Nhưng trong nhiều trường hợp, khi đối mặt với lỗi lầm của người khác, chúng ta phải học cách khéo léo nói ra, thẳng thắn quá có thể làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương, không cho người khác một chút thể diện cũng sẽ khiến đối phương xấu hổ.
Tôi nhớ khi tôi mới vào công ty có một giám đốc kinh doanh, tuy anh rất giỏi nhưng lại là người khó tính, dù là ai thì cũng sẽ trách thẳng mặt cho dù mắc sai lầm gì. Trong một cuộc họp, cấp trên đã sơ suất một cách tình cờ. Anh giám đốc kia đã lập tức chỉ ra lỗi sai thậm chí mâu thuẫn với cấp trên. Cuối cùng anh đã bị sa thải.
Ảnh minh họa.
Trong cuộc sống, chúng ta phải ăn nói có chừng mực, khéo léo nói ra lỗi sai của người khác, chỉ khi bạn tôn trọng họ, họ mới sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của bạn hơn. Nhiều người nói năng không quản ngại, cho rằng lời nào mình nói ra cũng đúng nên sẽ tỏ ra kiêu căng. Đừng quá kiêu ngạo khi đối xử với người khác.
Để lộ bí mật
Những mối quan hệ thân thiết sẽ có nhiều chuyện riêng tư, nắm giữ của nhau nhiều bí mật. Nếu đối phương sẵn sàng nói cho bạn biết điều thầm kín trong lòng, điều đó thể hiện sự tin tưởng của họ dành cho bạn. Bạn không nên phản bội lòng tin của đối phương.
Giúp người khác giữ bí mật cũng là cách để tôn trọng họ. Học cách quản lý miệng của mình và tôn trọng đời tư của người khác cũng là một phẩm chất và sự tu dưỡng của bản thân, đừng đặt hạnh phúc của mình lên trên đau khổ của người khác.
Chỉ những người có thể kiểm soát được cái miệng của mình thì mới có được sự tin tưởng và ủng hộ từ những người xung quanh
Nói lời chế giễu
Đừng cười vào vết sẹo của người khác, đó chỉ là những tổn thương mà bạn chưa trải qua. Trong con mắt của người khác thì chúng ta cũng là kẻ có khuyết điểm đầy mình.
Trong đối nhân xử thế, chúng ta nên nhìn ra điểm mạnh của người khác, thay vì chỉ chăm chăm vào điểm yếu của họ. Học cách khen ngợi cũng là một cách tôn trọng bản thân và mọi người, đừng cười nhạo điểm yếu của bất kì ai vì điều đó cuối cùng sẽ chỉ làm tổn thương mình mà thôi.
Ảnh minh họa.
Nói quá thẳng
Đôi khi nói thẳng là điều tốt nhưng cũng có khi không, tâm lý chịu đựng của mỗi người sẽ khác nhau, vì vậy khi giao tiếp, chúng ta phải chú ý đến nghệ thuật ăn nói. Dừng làm tổn thương lòng người khác quá nhiều vì lời nói của mình
Học cách hiểu và tôn trọng đối phương cũng là nguyên tắc cơ bản nhất. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể chịu được câu này nhưng người kia không thể chấp nhận được, vì vậy bạn cũng nên chú ý bảo vệ lòng tự trọng của đối phương.
Phật dạy: "Búa để trong miệng, sở dĩ giết người, đều là do lời ác". Họa phúc đều từ miệng mà ra. Nếu không biết quản cho tốt cái miệng của mình, phúc đức tích được bao nhiêu, cũng sẽ hóa thành tro bụi. Có câu cổ ngữ rằng: "Bệnh theo miệng mà vào, họa theo miệng mà ra". Nói nhiều quá rất dễ gây chuyện thị phi. Nghệ thuật ăn nói cũng như học cách quản lý cái miệng của mình thực sự là một kỹ năng. Nếu làm tốt sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế.
Phụ nữ nên nhớ kiềm chế nóng giận, giữ tâm thanh tịnh, phúc lành sẽ đến Người phụ nữ có thể kiềm chế tính nóng nảy của mình thì đó chính là kiể phụ nữ có tâm hồn ộng lớn à khôn mẫ phi thường. Người có tính tình cáu gắt nóng nảy thường công việc khó đạt được như ý, biết thu mình lại có tâm trạng tốt và thái độ ổn định, phước lành khác nhau sẽ...