Nếu mắt có dấu hiệu này bạn có nguy cơ cao bị mất thị lực
‘Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn’, nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến việc mắc các bệnh lý nguy hiểm gây suy giảm hoặc mất thị lực.
Trong đó, bệnh lý gây mất thị lực phổ biến nhất hiện nay là Glôcôm.
Các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh Glôcôm
Giai đoạn đầu của bệnh Glôcôm góc mở không có biểu hiện rõ ràng nên người bệnh thường không biết và không đi khám. Bệnh Glôcôm góc mở tiến triển âm thầm không triệu chứng và đến lúc có người bệnh bị giảm thị lực thì những những tổn thương này không có khả năng hồi phục và có thể gây mù lòa vĩnh viễn cho bệnh nhân. Ngược lại Glôcôm góc đóng ngay từ đầu đã những cơn glôcôm cấp gây triệu chứng rầm rộ:
- Đau nhức mắt đột ngột; nhức xung quanh hố mắt, đôi khi nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Đau mắt cũng có thể khởi phát một cách từ từ, âm ỉ
- Mắt đỏ
- Thị lực giảm nhiều, mắt nhìn mờ thoáng qua, cảm giác nhìn mờ như nhìn qua màn sương, nhìn thấy những quầng màu như hào quang, sợ ánh sáng
- Suy giảm tầm nhìn ngoại vi, lâu dần có thể xuất hiện triệu chứng “tầm nhìn đường hầm”, tức là như nhìn xuyên qua một đường hầm
- Dấu hiệu toàn thân có thể gặp: Buồn nôn hoặc nôn,…
Khi mắt có các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức là lúc bệnh Glôcôm diễn biến nghiêm trọng
Bệnh Glôcôm do đâu mà mắc phải?
Video đang HOT
Bên trong mắt chúng ta chứa một loại dung dịch trong suốt giống nước gọi là thủy dịch được tiết ra và thoát lưu liên tục. Thủy dịch giúp nuôi dưỡng mắt, duy trì hình dạng của cầu mắt cũng như tạo ra một áp lực tác động lên thành nhãn cầu được gọi là nhãn áp. Nhãn áp của người bình thường dao động từ 11 đến 21 mmHg và nếu nhãn áp cao hơn mức tiêu chuẩn này được gọi là “ tăng nhãn áp”.
Nhãn áp được xác định là mối đe dọa tiềm ẩn hàng đầu gây tổn hại tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác, gây mất thị lực. Những tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời sẽ không có khả năng hồi phục và gây mù lòa vĩnh viễn cho bệnh nhân Glôcôm.
Tăng nhãn áp là mối nguy hàng đầu gây tổn hại đến mắt
Cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?
Vì là một bệnh lý nguy hiểm không triệu chứng ở giai đoạn đầu, bệnh Glôcôm gây nhiều biến chứng cao hơn đối với những người sau 40 tuổi – độ tuổi cơ thể lão hóa nhanh, hàng rào miễn dịch và sức đề kháng không còn tốt như trước. Việc khám mắt chuyên khoa định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời tránh nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
- Người trước 40 tuổi nên đi khám mắt định kỳ 2-4 năm/lần
- Người từ 40-60 tuổi: mỗi 2 -3 năm/lần
- Người sau 60 tuổi:1-2 năm/lần
- Người sau 65 tuổi: khám mắt định kỳ 6-12 tháng/lần
- Người có tiền sử gia đình mắc Glôcôm: khám mắt định kỳ 6 tháng/lần
Cho đến nay, chưa có biện pháp nào có thể phòng bệnh Glôcôm. Vì vậy người dân 40 tuổi trở lên cần khám mắt định kỳ kết hợp theo dõi thường xuyên nhằm phòng ngừa, sớm phát hiện và điều trị thành công căn bệnh này.
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh Glôcôm lưu ý cần khám mắt 6 tháng một lần để tầm soát căn bệnh nguy hiểm này.
Cách chữa táo bón tại nhà
Khi bị táo bón, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung men vi sinh vào thực đơn.
Nếu trường hợp táo bón kéo dài, người bệnh cần tới cơ sở y tế vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở nhiều độ tuổi, đối tượng. Táo bón khiến người bệnh khó đi đại tiện, phân thường ở tình trạng khô, cứng, khi đi đại tiện cần dùng nhiều sức để rặn, thời gian đi đại tiện lâu và nhiều ngày mới đi một lần.
Vì sao bị táo bón?
Một số nguyên nhân thường gặp gây ra táo bón như:
- Ăn uống không đủ chất xơ
- Uống không đủ nước
- Nhịn đi đại tiện trong một thời gian dài lúc này đại tràng tái hấp thu lại nước cũng gây ra tình trạng táo bón.
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Song Thao hướng dẫn cách khắc phục táo bón tại nhà.
Đối với những trường hợp này, nếu điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc sử dụng các loại thuốc có tác dụng nhuận tràng nhẹ, bổ sung thêm chất xơ... sẽ khắc phục được tình trạng táo bón. Tuy nhiên, có một số trường hợp cảnh báo cần thăm khám sớm để không bỏ sót các triệu chứng nguy hiểm như:
- Táo bón kéo dài: khi người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc không có tác dụng. Hoặc trong trường hợp dùng thuốc bệnh có tiến triển, tuy nhiên khi dừng thuốc lại tái diễn tình trạng táo bón thì trong vòng 2-3 tuần người bệnh nên tới cơ sở y tế.
- Có các triệu chứng khác đi kèm như: Đi ngoài ra máu, gầy sút cân, sốt kéo dài...
Lúc này, người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế vì đó có thể là cảnh báo của một số bệnh lý như ung thư đại tràng.
Thông thường, đi ngoài táo bón đến khoảng 4-5 ngày không thể đi ngoài, người bệnh cảm thấy khó chịu và nên đến bệnh viện. Lúc này người bệnh sẽ được làm một số xét nghiệm như: nội soi đường tiêu hóa và một số thăm dò khác để chẩn đoán.
Việc táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm.
Cách chữa táo bón tại nhà
Để khắc phục tình trạng táo bón tại nhà, đầu tiên người bệnh nên cải thiện chế độ ăn uống. Nên bổ sung các loại rau xanh hoặc trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày.
Người bị táo bón nên ăn gì? Một số loại rau có tác dụng nhuận tràng tốt cho người bị táo bón như lá rau lang (rau khoai lang), bí đỏ, bắp cải...
Người bị táo bón không nên ăn gì? Trong một số loại rau xanh có thể gây tình trạng táo bón như rau ngót hoặc rau cải xanh. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống điều độ. Việc ăn ít quá cũng có thể gây táo bón vì thức ăn luân chuyển trong ruột quá lâu có thể gây ra tình trạng tái hấp thu lại nước.
Để cải thiện tình trạng táo bón người bệnh có thể bổ sung men vi sinh vào thực đơn hàng ngày.
Người bị táo bón có thể bổ sung men vi sinh trong thực đơn hàng ngày như sữa chua hoặc một số loại thuốc không kê đơn như forlax.
Trong những trường hợp táo bón quá không thể đi ngoài được, có bít tắc ở phía dưới thì người bệnh không nên uống nhuận tràng ngay mà cần xử lý để đường tiêu hóa thông. Ở các hiệu thuốc hiện có bán các loại thuốc thụt, người bệnh có thể mua về và tự thụt ở nhà.
Nếu trong trường hợp xử lý tại nhà không có hiệu quả thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Nấm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả Nấm phổi là một bệnh lý nguy hiểm ở đường hô hấp. Bệnh nấm phổi ít gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao, khoảng 50-70% nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi. Tỷ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi. Tuy nhiên khi bị nấm phổi nếu...