Nếu lính Mỹ thật sự rút đi, Philippines sẽ cầm cự được bao lâu trước Trung Quốc?

Theo dõi VGT trên

Việc ông Duterte dọa “đuổi” quân đội Mỹ khỏi Philippines sẽ khiến Manila bất lực trước nguy cơ xâm lấn tiềm tàng của Trung Quốc, theo nhận định của nhà báo Nyshka Chandran trên CNBC.

Nếu lính Mỹ thật sự rút đi, Philippines sẽ cầm cự được bao lâu trước Trung Quốc? - Hình 1

Nếu Mỹ rút, Philippines có nguy cơ bị Trung Quốc xâm lấn

Hoa Kỳ và Philippines từng là kẻ thù trong cuộc chiến Mỹ-Phi năm 1899-1902 và Washington chỉ trao trả độc lập hoàn toàn cho Manila vào năm 1946.

Đến năm 1951, hai nước ký kết một hiệp ước song phương, cho phép các bên trợ giúp nhau trong trường hợp bị xâm lược. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã duy trì sự hiện diện quân sự cả trong và ngoài lãnh thổ Philippines từ nhiều thập kỷ nay.

Thế nhưng, Chủ Nhật 02/10, tổng thống Duterte dọa chấm dứt Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Mỹ-Philippines (Philippines-US Enhanced Defense Cooperation Agreement, EDCA) do người t.iền nhiệm Benigno Aquino ký vào năm 2014.

Chỉ có hiệu lực từ tháng 01/2016, hiệp định này cho phép quân đội Hoa Kỳ, lần đầu tiên, được trở lại các căn cứ quân sự ở Philippines sau khi bị trục xuất vào năm 1991.

Theo phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter vào tháng Năm, khoảng 300 quân nhân Mỹ thường xuyên thay phiên hiện diện ở trong và ngoài lãnh thổ Philippines. Ngoài ra, còn có khoảng 107 quân nhân thường trực tại tỉnh Mindanao, miền nam Philippines.

Trong thời gian gần đây, tổng thống Duterte ngày càng có nhiều lời phát biểu giận dữ chống Mỹ, sau khi Washinton, Liên Hiệp Châu Âu và một số nước trong cộng đồng quốc tế đã lên án chính phủ tiến hành các vụ s.át h.ại mà không qua xét xử trong chiến dịch bài trừ tội phạm buôn bán m.a t.úy.

Ngày 04/10, cựu thị trưởng thành phố Davao tuyên bố: “Thay vì giúp đỡ chúng tôi (trong cuộc chiến chống m.a t.úy), đối tượng đầu tiên phải tấn công là bộ Ngoại Giao Mỹ. Vì thế, hãy xuống địa ngục đi, ông Obama, hãy xuống địa ngục đi (you can go to hell)”. Ông Duterte nói thêm Washington đã từ chối bán vũ khí cho chính quyền Manila.

Theo thông tin ngày 05/10 của hãng Reuters, Nhà Trắng nhận định những phát biểu của ông Duterte “đi ngược” với mối quan hệ đồng minh song phương được xây dựng từ lâu. Hơn nữa, Manila vẫn chưa thông báo bất kỳ thay đổi nào trong quan hệ với Mỹ.

Hậu quả đáng ngại

Video đang HOT

Phát biểu với đài CNBC ngày 04/10, ông Ernest Bower, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành văn phòng cố vấn rủi ro chính trị BowerGroupAsia (BGA), nhận xét: Lật lại lịch sử sẽ thấy hậu quả tai hại tiềm tàng nếu Manila trục xuất lực lượng quân sự Mỹ.

Sau khi Philippies đóng cửa các căn cứ của Mỹ ở vịnh Subic và Clart vào năm 1991, Trung Quốc bắt đầu xác quyết các yêu sách chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, một vùng đất ở Biển Đông mà cả Bắc Kinh và Manila đòi chủ quyền.

Yêu sách này của Bắc Kinh đạt được kết quả vào năm 2012 khi Trung Quốc cấm mọi tầu cá của Philippines hoạt động trong khu vực Scarborough và các hành động thực thi pháp luật tại bãi cạn. Điều này buộc Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye.

Ông Richard Bush, một thành viên cao cấp tại Viện Brookings, cảnh báo vào tuần trước: Rất khó đoán được liệu Bắc Kinh có tận dụng bối cảnh Hoa Kỳ vắng mặt tại khu vực để tăng cường hiện diện tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp. Hành động hiếu chiến ngày càng leo thang của Trung Quốc trong bối cảnh địa chính trị vốn đã căng thẳng chắc chắn là trường hợp xấu nhất.

Bắc Kinh có thể bành trướng mở rộng lãnh thổ và sự hiện diện quân sự trong vùng. Tuy nhiên, theo ông Richard Bush, nguy cơ xung đột sẽ giảm đi nếu các chính phủ Đông Á duy trì một liên minh mạnh mẽ với Hoa Kỳ.

Việc Mỹ rút quân cũng có thể tác động đến tình hình k.hủng b.ố tại Philippines. Mindanao là một vùng đất mầu mỡ cho tổ chức Hồi Giáo cực đoan Abu Sayyaf. Một cơ quan truyền thông địa phương nhận định, quân nhân Mỹ có mặt tại đây để hỗ trợ lực lượng địa phương với nhiều hoạt động chống k.hủng b.ố, như giám sát, tập huấn và chia sẻ thông tin.

Thế nhưng, tháng 09/2016, tổng thống Duterte lại kêu gọi quân nhân Mỹ rời khỏi vùng này vì cho rằng họ là mục tiêu của Abu Sayyaf. Sau đó, chính bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana lại phải lên tiếng cải chính, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lực lượng Mỹ.

Ngày 15/09, ông phát biểu: “Chúng tôi vẫn cần đến họ vì họ có những khả năng giám sát mà quân đội của chúng tôi không có”.

Cuối cùng, tổng thống Duterte có thể gây tổn hại cho mức độ tín nhiệm rất cao của chính mình, nếu ông đẩy lực lượng quân sự Hoa Kỳ ra khỏi Philippines.

Ông Ernest Bower nhận định: “Người dân Philippines không bầu ông Duterte để giải quyết chính sách đối ngoại. Những luận điệu chống Mỹ là quan điểm chính trị hay ở Philippines nhưng nếu ông đuổi quân Mỹ ra khỏi đất nước và mở cửa cho Trung Quốc, thì người Philippines sẽ chống lại (ông Duterte) và nếu điều đó xảy ra, ông ấy sẽ gặp rắc rối”.

Rốt cuộc, các chiến lược gia không chắc về việc liệu nhà lãnh đạo Philippines có thực hiện những lời đe dọa của mình hay không. Ngày 30/09, các nhà phân tích thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) đưa ra nhận định :

“Còn quá sớm để nói liệu Washington chấp nhận quan điểm mới về chính sách đối ngoại của Manila hay không. Không nghi ngờ là ông Duterte đang theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập hơn, ít nhất là khi đề cập đến vấn đề an ninh khu vực, nhưng còn phải xem liệu ông ấy có quyết định xét lại một số lĩnh vực khác trong hợp tác song phương Mỹ-Philippines hay không”.

Về phần mình, ông Boywer không tin là tổng thống Duterte sẽ hành động và cho rằng những phát biểu hùng hổ của ông chỉ là ác khẩu hơn là dã tâm: “Liên minh Mỹ-Philippines sẽ vượt qua cơn bão tố”.

Theo Soha News

Muốn quân Mỹ rút khỏi Mindanao, Duterte ngầm ám chỉ điều gì?

Phát ngôn viên của ông Duterte tiết lộ một điều bất ngờ dù Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng trấn an dư luận, đặc biệt là đồng minh Mỹ.

Hôm nay, 13/9, quân đội Philippines cho biết, lực lượng này sẽ chờ đợi "chỉ đạo cụ thể" từ Tổng thống Philippines sau khi ông này tỏ ý muốn rút binh lính Mỹ khỏi Mindanao.

Giới quân đội coi lời nói của Tổng thống là biểu hiện của sự lo lắng. Họ cho rằng ông Duterte đang lo ngại cho sự an toàn của binh lính Mỹ ở Mindanao và muốn người Mỹ tránh được các mối nguy hại. Thông tin này được Đại tá Edgard Arevalo, chủ nhiệm văn phòng phụ trách các vấn đề công chúng của quân đội đưa ra trong một thông cáo.

"Chúng tôi có chú ý tới tuyên bố mà Tổng Tư lệnh - Tổng thống Rodrigo Duterte đưa ra, bày tỏ sự lo ngại của ông đối với vấn đề an toàn của lực lượng Mỹ ở Mindanao", ông Arevalo cho hay, "Cũng trong tuyên bố này, ông ấy đã bày tỏ mong muốn các cộng sự Mỹ tránh được hiểm nguy".

Chính sách không thay đổi?

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Jr cũng đã phải lên tiếng trấn an dư luận về phát ngôn của ông Duterte. Ông Yasay cho biết, tuyên bố của ông Duterte không đồng nghĩa với việc Philippines sẽ chuyển hướng trong chính sách với Mỹ.

Ông Arevalo cho biết thêm, khi đề cập tới "binh lính Mỹ", Tổng thống Philippines muốn nói tới "một số lượng nhỏ quân nhân Mỹ đang bị giới hạn tại thành phố Zamboanga".

"Họ có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện binh lính Philippines chiến đấu chống k.hủng b.ố. Số lượng quân nhân vốn đã bị cắt giảm rất nhiều sau khi Lực lượng tác chiến đặc biệt liên quân Philippines (JSOTF-P) bị ngừng hoạt động cách đây vài năm".

Theo ông Arevalo, quân đội Philippines vẫn chưa nhận được chỉ thị cụ thể của Tổng thống. Vấn đề này đang được các cơ quan quốc phòng và ngoại giao bàn bạc.

Nền tảng của chính sách

Tuy nhiên, sau khi ông Yasay trả lời phỏng vấn được vài giờ, Phát ngôn viên Tổng thống Ernesto Abella lại nói rằng, những lời ông Duterte nói có thể là "nền tảng của chính sách".

Trong cuộc họp báo ở Malacanang, ông Abella cho hay: "Tuyên bố không tự động trở thành chính sách nhưng đó có thể là nền tảng của chính sách".

Trước câu hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra với các cuộc tập trận chung và Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) giữa 2 nước", ông Abella trả lời: "Trong giai đoạn này, những tuyên bố ấy chưa trở thành chính sách thực sự. Nhưng đó là cơ sở cho các hoạt động tiềm năng trong tương lai".

"Tôi nghĩ Tổng thống đã bắt đầu tỏ rõ rằng, chính sách ngoại giao mà chúng tôi theo đuổi là một chính sách độc lập, không phụ thuộc vào một hay hai quốc gia lớn hơn mà chúng tôi dựa vào".

"Những hành động, những tuyên bố mà Tổng thống đang đưa ra là để cho tất cả mọi người biết rằng chúng tôi đã sẵn sàng vẽ ra lộ trình và tìm kiếm những đồng minh cho riêng mình", ông Abella cho hay.

Các phát ngôn trên được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi ông Duterte tuyên bố rằng, ông muốn lực lượng Đặc nhiệm Mỹ rút khỏi Mindanao: "Các binh lính đặc nhiệm ấy, họ phải đi. Họ cần phải đi. Tại Mindanao, có quá nhiều người da trắng".

Muốn quân Mỹ rút khỏi Mindanao, Duterte ngầm ám chỉ điều gì? - Hình 1

Quân nhân Mỹ trong một cuộc tập trận chung với Philippines năm 2013. Ảnh: Reuters

Ông Duterte cho rằng sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Mindanao khiến họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của nhóm phiến quân Abu Sayyaf: "Tình hình sẽ trở nên căng thẳng hơn. Nếu họ nhìn thấy người Mỹ, chắc chắn họ sẽ ra tay. Họ sẽ đòi t.iền chuộc, họ sẽ g.iết n.gười, dù da đen hay da trắng, chỉ cần là người Mỹ (thì anh sẽ trở thành mục tiêu)".

Hiện nay, một số quân nhân Mỹ hỗ trợ chiến đấu và tình báo được lựa chọn để phục vụ tại miền Tây Mindanao như một phần trong quan hệ đối tác lâu dài giữa 2 đồng minh. Tuy nhiên, số lượng này đã được cắt giảm rất nhiều.

Theo nguồn tin của Rappler, bất cứ thời điểm nào cũng có gần 100 binh sĩ Mỹ hiện diện tại khu vực này. Ngoài ra, có khoảng vài trăm binh sĩ Mỹ hoạt động dưới dạng luân phiên để tham gia các cuộc tập trận Balikatan thường niên.

Theo Soha News

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Đức ước tính thiệt hại kinh tế của Nga mỗi ngày do xung đột với Ukraine
18:09:00 17/09/2024
Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"
06:20:29 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Bầu cử Mỹ: Bà Harris chưa đẩy lùi được lợi thế về điều hành kinh tế của ông Trump
08:01:37 18/09/2024

Tin đang nóng

Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước
12:58:30 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
HOT: 1 nữ diễn viên Vbiz và đại gia sắp đón con đầu lòng
14:05:05 19/09/2024
Đăng tải clip "Quả báo Làng Nủ" khiến dư luận phẫn nộ, Sunrise Media chính thức lên tiếng
11:54:02 19/09/2024

Tin mới nhất

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi thông qua Hiệp ước Tương lai để giải quyết thách thức toàn cầu

15:32:45 19/09/2024
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/9, ông Guterres nhấn mạnh các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên sẽ là một bi kịch .

Fed xoay trục chính sách và tác động tới kinh tế toàn cầu

15:32:07 19/09/2024
Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm tín dụng cũng như giá trị của t.iền mặt, trái phiếu và cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc Fed kết thúc chu kỳ thắt chặt kinh tế được dự báo sẽ có tác động lan tỏa trên toàn cầu.

Tổng thống Nga thông qua việc ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Iran

15:31:24 19/09/2024
Trong cuộc gặp với Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergey Shoigu tại thủ đô Tehran (Iran) vào ngày 17/9 vừa qua, Tổng thống Pezeshkian nhận định việc tăng cường hợp tác giữa Iran và Nga sẽ giúp giảm bớt áp lực các lệnh trừng phạt đối với ha...

Cộng đồng người Việt tại Cuba hướng về Tổ quốc

14:26:25 19/09/2024
Người Việt Nam ở mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào ở nước ngoài những ngày này đều đau đáu hướng về quê hương.

Vụ nổ máy bộ đàm ở Liban: Số lượng ít nhưng có tính sát thương lớn hơn

14:24:14 19/09/2024
Một quan chức Mỹ nói với tờ Axios rằng Mossad đã lên kế hoạch cho nổ tung các máy nhắn tin trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực với Hezbollah, nhưng quyết định cho nổ chúng sớm đề phòng Hezbollah phát hiện ra chất nổ.

Quốc hội Pháp chấp nhận khởi động thủ tục luận tội Tổng thống

10:59:49 19/09/2024
Theo truyền thông Pháp, nếu nghị quyết này được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử nền Cộng hòa thứ năm, Quốc hội thảo luận về việc bãi nhiệm nguyên thủ quốc gia.

Tuyên bố tấn công đáp trả Israel, Hezbollah sở hữu những loại vũ khí gì?

10:55:38 19/09/2024
Ngoài ra, Hezbollah được cho là đã sở hữu các loại rocket do Iran cung cấp như Raad (Thần sấm), Fajr (Bình minh) và Zilzal (Động đất) với sức công phá và tầm b.ắn mạnh hơn rocket Katyusha.

Ấn Độ sẽ tổ chức đồng thời cuộc bầu cử Hội đồng bang và Quốc hội

10:41:48 19/09/2024
Hội đồng này cũng cho biết mức tăng trưởng GDP thực tế cao hơn khi các cuộc bỏ phiếu được tổ chức đồng thời. Khuyến nghị sẽ cần được Quốc hội Ấn Độ thông qua.

Jordan: Chính phủ của Thủ tướng Jafar Hassan tuyên thệ nhậm chức

10:37:00 19/09/2024
Theo các quan chức và chính trị gia Jordan, chính phủ mới do Thủ tướng Jafar Hassan đứng đầu có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình cải cách do Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) hậu thuẫn và thông qua các kế hoạch hiện đại hóa chính trị và kinh tế.

Máy nhắn tin là gì và bị kích nổ hàng loạt ở Lebanon như thế nào?

10:32:03 19/09/2024
Vụ nổ máy nhắn tin xảy ra vào thời điểm gia tăng lo ngại về căng thẳng giữa Israel và Hezbollah, hai bên đã tham gia vào cuộc chiến tranh xuyên biên giới kể từ khi xung đột ở Gaza nổ ra vào tháng 10 năm ngoái.

Phần Lan kêu gọi mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

10:29:49 19/09/2024
Tổng thống Stubb cho biết ông muốn góp thêm tiếng nói vào việc kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an trong phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vào tuần tới.

Ukraine sửa đổi ngân sách để tăng chi tiêu quốc phòng

10:27:09 19/09/2024
Các quan chức cho biết, những thay đổi về thuế dự kiến sẽ mang lại khoảng 58 tỷ hryvnia cho ngân sách trong năm nay và khoảng 137 tỷ vào năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Showbiz 19/9: Lương Thùy Linh bảo trợ 2 bé mồ côi, Đạt G sắp cưới Cindy Lư?

Sao việt

17:27:54 19/09/2024
Hoa hậu Lương Thuỳ Linh về quê hương Cao Bằng làm thiện nguyện, Đạt G và Cindy Lư vướng nghi vấn sắp tổ chức lễ cưới.

Thứ 5, 6, 7 (ngày 19-21/9), chúc mừng 3 con giáp hóa Rồng hóa Phượng, đổi đời chóng mặt

Trắc nghiệm

17:18:39 19/09/2024
Theo tử vi 12 con giáp, 3 t.uổi sau được dự đoán vận trình thăng hoa, phú quý ít ai sánh bằng.Thần Tài trợ mệnh, t.uổi Mùi dễ làm ăn khấm khá nhờ những công việc tay trái. Bạn cố gắng không ngừng nghỉ để cải thiện đời sống

Phim chiếu rạp của nghệ sĩ Hoài Linh cán mốc doanh thu 120 tỷ

Hậu trường phim

17:14:05 19/09/2024
Bộ phim Làm giàu với ma của đạo diễn Nguyễn Nhật Trung chính thức vượt qua Hai Muối, đạt mức doanh thu 120 tỷ đồng.

Triệu Lộ Tư nhận ý kiến trái chiều sau khi trailer 'Rèm Ngọc Châu Sa' được tung ra

Phim châu á

17:07:36 19/09/2024
Nữ chính phim Rèm Ngọc Châu Sa - Triệu Lộ Tư nhận về phản ứng trái chiều về đài từ và nhan sắc sau khi phát sóng trailer.

Phản ứng chưa từng thấy của Jennie (BLACKPINK)

Sao châu á

16:52:46 19/09/2024
Bức ảnh Jennie và BamBam cùng đi ăn ở Los Angeles, Mỹ đã làm dậy sóng mạng xã hội. Tuy nhiên phía Jennie đã nhanh chóng phủ nhận tin đồn hẹn hò

4 lý do nhất định phải xem phim Việt hot nhất hiện tại: Trang phục đẹp miễn chê, dàn cast hay miễn bàn

Phim việt

16:32:01 19/09/2024
Trước ngày ra rạp, bộ phim kinh dị Cám đã tạo nên cơn sốt và nhận được sự mong đợi lớn từ khán giả trong nước bằng loạt hình ảnh đầy m.áu m.e, kinh dị.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon

Ẩm thực

16:19:57 19/09/2024
Thực đơn cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon. Bữa cơm nhà toàn các món đơn giản mà trôi cơm bất ngờ.

Chủ tịch Xuyên Việt Oil "qua mặt" hai Bộ để chiếm đoạt hơn 1.244 tỷ đồng

Pháp luật

16:11:01 19/09/2024
Trong vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil, Viện KSND tối cáo xác định, bị can Hạnh đã chiếm dụng quỹ BOG để sử dụng cho mục đích cá nhân và mang đi hối lộ nhiều người có chức vụ, quyền hạn.