Nếu làm tốt, người dân sẽ chọn xe buýt
Nhiều bạn đọc cho rằng nếu xe buýt văn minh, lịch sự, sạch sẽ, tài xế, tiếp viên đàng hoàng quy củ, giá cả hợp lý… thì người dân sẽ không bao giờ quay lưng.
Như Thanh Niên thông tin, Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các sở, cơ quan ban ngành, UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức hỗ trợ phối hợp tổ chức tuyên truyền phát động công chức, viên chức, người lao động đi xe buýt. Theo đó, sở này đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế, địa bàn quản lý của địa phương đơn vị hỗ trợ phối hợp triển khai thực hiện tuyên truyền cho công chức, viên chức, người lao động tham gia giao thông bằng xe buýt và sử dụng ứng dụng Go!Bus.
Cần nâng cao chất lượng phục vụ nhằm tạo sự an tâm, hài lòng cho người dân khi sử dụng xe buýt. Ảnh HỒNG HẠNH
Theo số liệu tổng hợp từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, số lượng người dân tham gia xe buýt có chiều hướng tăng dần, đặc biệt trong bối cảnh giá nhiên liệu chưa dứt đà tăng. Giá xăng tăng đã gây không ít khó khăn cho một bộ phận không nhỏ người dân trong việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Xe buýt đang trở thành một trong những phương tiện đi lại được nhiều người lựa chọn nhờ tính tiết kiệm. Các tuyến xe buýt có trợ giá, giá vé chỉ từ 5.000 – 7.000 đồng/lượt, riêng học sinh – sinh viên giá vé 3.000 đồng/lượt.
Làm thực chất, không cần hình thức
Phản hồi thông tin trên nhiều bạn đọc (BĐ) Thanh Niên hoan nghênh chủ trương này. “Rất hay, tôi hoàn toàn ủng hộ. Nếu có giao chỉ tiêu, cam kết càng tốt. Sử dụng xe buýt thay thế phương tiện cá nhân là hành động tích cực góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường”, BĐ Đức Thọ ý kiến.
Video đang HOT
“Một sáng kiến hay, tôi ủng hộ. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả thiết thực và nêu gương thì lãnh đạo TP, lãnh đạo và cán bộ Sở GTVT nên thực hiện trước tiên trong việc sử dụng xe buýt làm phương tiện di chuyển, có thể từ 1 – 2 ngày trong tuần. Qua đó vừa làm gương vừa có thể phát hiện những bất cập trong quá trình di chuyển thực tế để có thể điều chỉnh kịp thời, chứ không phải phát động cho có, theo phong trào”, BĐ Phương Mai đề nghị.
BĐ Tuấn Can viết: “Một tuần tôi vẫn dành 3 ngày để di chuyển bằng xe buýt từ nhà đến chỗ làm. Tuy nhiên, dù rất ủng hộ nhưng phải nói thẳng phương tiện công cộng này còn tồn tại rất nhiều vấn đề như xe cũ thiếu an toàn, thái độ phục vụ kém, tài xế không văn minh, luồng tuyến bố trí chưa khoa học, ý thức của nhiều người đi xe chưa cao…”.
“Các định kiến về xe buýt từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người, muốn thay đổi một sớm một chiều không phải dễ. Tuy nhiên, khó chứ không phải không có cách. Quyết tâm sẽ thực hiện được. Phương tiện công cộng phải phát triển tốt, văn minh, lịch sự thì dân sẽ tự khắc lựa chọn”, BĐ Thúy Anh ý kiến.
Dân không quay lưng nếu làm tốt
Nhiều BĐ cho rằng không phải họ ác cảm với xe buýt mà rất muốn thành phố cũng như đất nước phát triển phương tiện công cộng này nhiều hơn nữa. “Nhưng phải phát triển theo hướng văn minh, an toàn, tiện lợi, không vi phạm pháp luật…”, BĐ Mua Thu thẳng thắn.
Cần khuyến khích tư nhân tham gia phát triển hệ thống xe buýt. Khi có sự cạnh tranh sòng phẳng thì chất lượng sẽ được nâng lên. Đăng Khoa
Chấn chỉnh thái độ phục vụ, nâng cao ý thức lái xe, bố trí các tuyến hợp lý, giá cả phải chăng, phương tiện an toàn… Chỉ cần như vậy thì người dân sẽ chọn xe buýt. Lan Nguyễn
Vẫn có rất nhiều người thích và chọn xe buýt di chuyển hằng ngày, đặc biệt trong tình hình giá xăng tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất cập tồn tại cần thay đổi. Mong cơ quan chức năng sớm xử lý, chấn chỉnh để vừa thu hút người mới đi xe buýt cũng như giữ chân những người cũ. Triều An
“Hiện nay nhắc đến xe buýt là nhiều người sợ. Vì vậy, muốn người dân đổi thói quen dùng phương tiện công cộng, ở đây là xe buýt, thì trước tiên cơ quan quản lý, những người liên quan phải thay đổi. Đầu tiên là thái độ phục vụ của nhân viên, tài xế xe buýt phải thay đổi theo hướng tích cực, không phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn; loại bỏ các xe buýt quá cũ; giá vé điều chỉnh phù hợp cho mọi đối tượng trong xã hội; bố trí luồng tuyến hợp lý… Chỉ cần làm tốt thì người dân sẽ tự khắc lựa chọn hình thức di chuyển này, không cần phải phát động cho có hay theo phong trào rồi đâu lại vào đấy”, BĐ Kiên Nguyễn góp ý.
“Phải thay đổi toàn diện, từ trên xuống dưới, nếu muốn xe buýt trở thành xương sống của hệ thống giao thông công cộng và được người dân ưu tiên chọn làm phương tiện di chuyển. Phải tạo sự an tâm, an toàn, hài lòng cho người dân khi sử dụng xe buýt với những giải pháp thiết thực quyết liệt, khi đó họ sẽ lựa chọn xe buýt cho sinh hoạt cuộc sống hằng ngày”, BĐ Như Hiếu nêu quan điểm.
11 tuyến buýt có thể vào sảnh bến xe Miền Đông mới
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, kết nối trực tiếp nhiều nơi với bến xe Miền Đông mới, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết có thể nâng tổng số xe buýt vào bến này từ 4 lên 11 tuyến.
Xe buýt đậu tại bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức) - Ảnh: CHÂU TUẤN
Dù đã gần 2 năm đi vào hoạt động (tháng 10-2020), bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức, TP.HCM) vẫn đìu hiu. Lượng khách đến đây mỗi ngày chỉ có vài chục lượt.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được nhiều người nhận định do việc kết nối giao thông còn chậm, sự liên kết giữa metro, các tuyến liên tỉnh và đặc biệt các tuyến buýt kết nối trực tiếp từ các nơi tới đây còn ít.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Ngọc Hải - trưởng phòng quản lý vận tải đường bộ, Sở Giao thông vận tải - cho biết hiện nay có 6 tuyến buýt đến bến xe Miền Đông cũ (quận Bình Thạnh), trước đó có 8 tuyến nhưng đã tạm ngưng 2 tuyến do dịch COVID-19.
Còn tại bến xe Miền Đông mới, có 4 tuyến buýt đã được kết nối trực tiếp vào sảnh, như tuyến 55, 56, 93, 76.
Theo kế hoạch phát triển trong thời gian tới, ngoài 4 tuyến trên, Sở Giao thông vận tải TP sẽ xem xét nhu cầu của hành khách, sau đó tính toán việc cho 4 tuyến 150, 601, 602, 604 vào trong khu vực bến xe Miền Đông mới (hiện nay các tuyến này đang chạy ngang bến).
Sở Giao thông vận tải TP cũng có kế hoạch đưa xe buýt điện kết nối với bến xe Miền Đông mới - Ảnh: CHÂU TUẤN
"Sở cũng sẽ đẩy nhanh việc mở tuyến kết nối trực tiếp giữa bến xe Miền Đông mới và cũ để phục vụ hành khách có nhu cầu trong trường hợp đông khách. Tuyến này chúng tôi đang xem xét đề xuất kinh phí triển khai. Như vậy, ở bến xe Miền Đông cũ có 8 tuyến, nhưng ở bến mới có thể lên đến 11 tuyến, tùy theo nhu cầu sẽ tiếp tục bổ sung", ông Hải cho hay.
Ông Hải cho biết thêm, các dự án tăng cường tiếp cận cho đường sắt đô thị số 1 có khoảng 13 - 16 tuyến xe buýt gom chạy dọc tuyến. Sau này, các tuyến đó cũng có thể liên kết trực tiếp với khu vực bến xe Miền Đông mới.
Bến xe lớn nhất nước mỗi ngày chỉ có vài chục khách Đã gần 2 năm đi vào hoạt động (tháng 10-2020) nhưng bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức, TP.HCM) vẫn đìu hiu. Lượng khách đến đây mỗi ngày chỉ có vài chục lượt. Đã gần 2 năm đi vào hoạt động nhưng bến xe Miền Đông mới vẫn vắng hoe - Ảnh: CHÂU TUẤN Nhiều người dân thắc mắc vì sao có...