Nếu là người yêu thích nghệ thuật dân gian, nhất định bạn phải ghé thăm những địa điểm này
Một trong những điều mà mọi người thích nhất khi đi du lịch và trải nghiệm những nét văn hóa của các quốc gia trên thế giới chính là nghệ thuật dân gian.
Nghệ thuật dân gian đó là hình thức nghệ thuật được tạo ra bởi những người bản địa và đại diện cho văn hóa của vùng miền đó. Phần lớn đó là những tác phẩm nghệ thuật ẩn danh, nhưng các nghệ sĩ dân gian luôn được hoan nghênh, chào đón bởi tất cả mọi người.
Bảo tàng nghệ thuật dân gian Quảng Đông, Trung Quốc
Bảo tàng nghệ thuật dân gian Quảng Đông, Trung Quốc
Văn hóa nghệ thuật dân gian ở Trung Quốc rất đa dạng. Tuy nhiên, nơi tốt nhất để ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật này chính là Bảo tàng nghệ thuật dân gian Quảng Đông ở tỉnh Quảng Châu. Nơi đây thực sự là một học viện nghệ thuật và là một ngôi đền lớn. 19 cấu trúc của nó bao gồm các khu vực rộng lớn và các tòa nhà nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật dân gian và các tác phẩm trang trí khác. Tới đây trong hành trình du lịch Trung Quốc, du khách sẽ được tận mắt thưởng thức các món đồ gốm, thạch cao, tác phẩm chạm khắc trên gỗ, đá và gạch.
Oaxaca, Mexico
Nghệ thuật dân gian ở Mexico có một cái nhìn rất khác biệt. Nghề chạm khắc gỗ ở Oaxaca đã có truyền thống lâu đời và nó được truyền cảm hứng từ những giấc mơ của Pedro Linares, người thợ chạm khắc đã tạo nên những tác phẩm tuyệt vời và kỳ ảo trong màu sắc tươi sáng. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy các tác phẩm nghệ thuật dân gian ở mọi góc phố ở bang Oaxaca, và chủ yếu chúng đều được khắc trên gỗ.
Nawarla Gabarnmang, Úc
Bạn có thể xem nghệ thuật dân gian của thổ dân Úc trên khắp đất nước. Hầu hết các khu thị trấn đều sở hữu một phòng trưng bày hoặc bảo tàng nghệ thuật thổ dân nhưng phần lớn chúng đều là các tác phẩm hiện đại và được tạo ra như một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là đến từ tập tục văn hóa cổ xưa. Những nơi tốt nhất để xem nghệ thuật thổ dân chắc chắn là những địa điểm ngoài trời – các địa điểm nghệ thuật và tranh đá cổ xưa. Các địa điểm này rất phong phú, nằm trên khắp nước Úc nhưng nếu bạn muốn thấy một thứ gì đó hoàn toàn lạ thường, thì bạn nên ngắm nhìn những bức tranh hang động của Nawarla Gabarbmang ở phía Bắc. Đây là tác phẩm cổ nhất, có niên đại từ khoảng 28.000 năm trước. Hãy ghé thăm địa danh này khi đi du lịch Úc nhé.
Chiếc muỗng tình yêu, Wales
Video đang HOT
Không ai thực sự biết nguồn gốc của Chiếc muống tình yêu xứ Wales nhưng người ta biết chắc chắn rằng chúng được trình bày như là dấu hiệu của tình cảm. Được chạm khắc từ một mảnh gỗ duy nhất, chiếc muỗng tình yêu được thiết kế vô cùng phức tạp. Người ta cho rằng những chiếc muỗng cho thấy tình yêu của những người tạo ra nó. Chiếc muỗng tình yêu được tạo nên vào thế kỷ 16 và nghề thủ công vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Những chiếc muỗng tình yêu hiện thường được tặng vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ rửa tội, ngày kỷ niệm, và tất nhiên là cả đám cưới nữa. Bộ sưu tập lớn nhất của Chiếc muỗng tình yêu xứ Wales được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia xứ Wales ở Cardiff. Nếu có cơ hội đi du lịch Anh thì bạn nên ghé thăm viện bảo tàng này nhé.
Bức Tranh Madhubani, Ấn Độ
Có nhiều món đồ thủ công cổ ở Ấn Độ và một trong những thứ dễ nhận biết nhất là tranh Madhubani. Nó còn được gọi là bức tranh Mithila vì nó có nguồn gốc và chủ yếu được vẽ ở vùng Mithila của bang Bihar. Đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật này là các mô hình hình học bắt mắt. Các bức tranh được làm từ thuốc nhuộm tự nhiên và các sắc tố được áp dụng với mọi thứ, bao gồm cọ, ngón tay, cành cây, bút ngòi, bút lông và que diêm. Những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp này được tạo ra vào tất cả các dịp lễ hội và bạn có thể nhìn thấy chúng ở thị trấn Madhubani và nhiều ngôi làng trong những vùng xung quanh.
Nghệ thuật của bộ tộc Swahili, Kenya
Nghệ thuật của bộ tộc Swahili, Kenya
Phần lớn nghệ thuật của Châu Phi là những tác phẩm nguyên thủy, ngây thơ hoặc từ những bộ lạc. Sự khác biệt của các tác phẩm nghệ thuật của các bộ lạc khổng lồ thể hiện ở màu sắc, hoa văn và vật liệu như đồ gốm, dệt may và đồ nội thất. Nhiều bộ lạc cũng chạm khắc gỗ với các hình thức riêng biệt cũng như mặt nạ gỗ. Bạn có thể xem nghệ thuật dân gian ở khắp nơi trên châu Phi, nhưng Kenya là nơi bạn có thể dễ đến du lịch nhất.
Bảo tàng Heard, Mỹ
Bảo tàng này là một phần của Viện Smithsonian, là nơi trưng bày các tác phẩm văn hóa và cuộc sống của người dân bản địa Mỹ. Nếu bạn muốn ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật của người Mỹ bản địa, hãy đến Bảo tàng Heard ở Phoenix, Arizona. Với các bộ sưu tập phong phú trải rộng trên hai địa điểm riêng biệt trong thành phố, Heard chủ yếu tập trung vào các bộ lạc người Mỹ da đỏ ở Tây Nam và trưng bày các triển lãm đồ gốm, chạm khắc và tranh. Nếu là người yêu thích các tác phẩm tuyệt vời này, bạn nên đến đây trong chuyến du lịch Mỹ sắp tới.
Dân gian truyền thống kết hợp tân thời để chinh phục trái tim du khách
Khi khai thác các tài nguyên di sản văn hóa phi vật thể phục vụ du lịch, ngoài việc giữ gìn tính nguyên bản, cần khai thác khía cạnh tân thời của nghệ thuật truyền thống để thu hút du khách.
TP.HCM có nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý báu vẫn còn được bảo tồn và phát triển đến hôm nay.
TS. Mai Mỹ Duyên, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nam Bộ tại TP.HCM cho rằng, việc giữ gìn tính nguyên bản của di sản là cần thiết, nhưng cũng cần cho phép nó được phát triển để phù hợp với thị hiếu thời đại.
TP.HCM nói riêng hay Nam Bộ nói chung luôn là vùng đất tiếp thu rất nhanh những điều mới mẻ. Vì vậy, khi khai thác các tài nguyên di sản văn hóa phi vật thể phục vụ du lịch, ngoài việc giữ gìn tính nguyên bản, thành phố cũng cần khai thác khía cạnh tân thời của nghệ thuật truyền thống để du khách có nhiều sự lựa chọn.
TS. Mai Mỹ Duyên lấy ví dụ À Ố Show - một chương trình nghệ thuật dân gian gây tiếng vang trong nước và thế giới, chính là điển hình cho việc nghệ thuật dân gian truyền thống kết hợp đổi mới để chinh phục trái tim du khách.
Thưởng thức bữa tối trên du thuyền tại bến Bạch Đằng (TP.HCM), du khách sẽ được chiêu đãi thêm các tiết mục biểu diễn đờn ca tài tử.
Việc gìn giữ và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật truyền thống luôn được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt chú trọng. Ngoài các lễ hội dân gian cấp quốc gia như Lễ hội Nghinh Ông tại Cần Giờ, Tết Nguyên tiêu của người Hoa quận 5, hay Lễ hội Khai Hạ - Cầu An tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (Lăng Ông), TP.HCM còn có nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thời gian qua, thành phố đã ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đến năm 2025. Qua đó, những điệu "xàng xê liêu cống" từng bước đi vào tiềm thức của người dân thành phố và cũng là món ăn tinh thần đặc sắc dành cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.
Đờn ca tài tử đang dần chinh phục ngày càng nhiều trái tim của công chúng yêu nghệ thuật tại thành phố.
Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú và các nghệ sĩ đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa là những viên ngọc quý, đang từng ngày xây dựng bộ mặt văn hóa thành phố và gìn giữ nghệ thuật dân gian truyền thống của cha ông. Thời gian tới, TP.HCM sẽ xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ thường xuyên cho đội ngũ này.
Trong chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời" số tháng 10/2022, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM cho biết, thời gian qua, các cấp lãnh đạo thành phố cũng như các sở ban ngành đã có những hành động thiết thực để đội ngũ nghệ nhân tiếp tục phát huy trí tuệ, tài năng của mình.
Cụ thể, thành phố đã tiến hành khảo sát lấy thông tin liên quan đến các mặt tuổi tác, nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và thành tích nghệ thuật của đội ngũ nghệ nhân. Qua đó, hệ thống hóa tất cả cơ sở dữ liệu về các nghệ nhân đang sinh sống và làm nghệ thuật tại TP.HCM. Thời gian tới, thành phố cũng sẽ quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng những cơ chế chính sách đãi ngộ cho đội ngũ này.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM cho biết, thành phố sẽ quyết liệt xây dựng những cơ chế chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nghệ nhân.
TS. Mai Mỹ Duyên chia sẻ trong chương trình rằng, không giống như các đối tượng của di sản văn hóa vật thể như đình, chùa cổ... khi có hư hỏng thì có thể tiến hành trùng tu, tôn tạo để tiếp tục công cuộc giữ gìn và bảo tồn các di sản ấy, các nghệ nhân là một thực thể sống, mang trong mình tinh túy của nghệ thuật di sản văn hóa phi vật thể, khi mất đi thì không cách nào giữ lại được. Chính vì vậy, phải nhanh chóng có những chính sách đãi ngộ cho họ lúc còn sống vì đó là một việc làm cấp thiết.
TS. Mai Mỹ Duyên phát biểu trong chương trình.
Nói riêng về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao cũng cho biết, suốt nhiều năm nay, TP.HCM luôn có nhiều chính sách cụ thể đi đôi với giải pháp trọng tâm, trọng điểm để góp phần giữ gìn và bảo tồn loại hình nghệ thuật dân gian này.
Được sự cho phép của các cấp chính quyền, nhiều nghệ nhân đã tổ chức các lớp truyền dạy về đờn ca tài tử tại các trung tâm văn hóa quận, huyện, góp phần lan tỏa loại hình nghệ thuật di sản trong quần chúng. Mặt khác, một số địa phương cũng phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao thành phố tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ nghệ nhân chủ chốt. Trên cơ sở đó, đờn ca tài tử đã lan tỏa mạnh mẽ đến từng xóm, ấp, khu phố, làm cho phong trào đờn ca tài tử ngày càng thấm sâu trong đời sống văn hóa người dân thành phố.
Bên cạnh đó, với chương trình sân khấu học đường, TP.HCM đã có kế hoạch liên tịch giữa Sở Văn hóa - Thể thao và Sở Giáo dục - Đào tạo trong việc giới thiệu cũng như phổ biến kiến thức loại hình nghệ thuật dân gian đờn ca tài tử đến với các cấp học như tiểu học, THCS và một số trường đại học trên địa bàn khá hiệu quả trong suốt thời gian qua.
Sở Văn hóa - Thể thao cũng thường xuyên tổ chức các liên hoan biểu diễn đờn ca tài tử và xem đây như một sân chơi hiệu quả để giữ gìn các loại hình nghệ thuật này. Đài truyền hình TP.HCM và đài tiếng nói nhân dân TP.HCM cũng có nhiều hoạt động như cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" hay "Bông lúa vàng". Mở rộng hơn, còn có cuộc thi tài năng "Diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang" được nâng tầm cấp quốc gia.
Cuộc thi tài năng "Diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang" năm 2020. Ảnh: Báo Người Lao Động.
Không những thế, Hội đồng Nhân dân Thành phố cũng đã thông qua 19 sự kiện lễ hội tiêu biểu của thành phố, trong đó có lễ hội "Trên bến dưới thuyền" và nghệ thuật đờn ca tài tử là chất liệu chính trong lễ hội, góp phần lan tỏa loại hình nghệ thuật này một cách rất hiệu quả đến du khách.
Những hoạt động nói trên đã góp phần giữ tính gốc rễ của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Bên cạnh đó, còn phản ánh được đời sống xã hội hiện đại và nhu cầu của nhân dân thành phố trong việc thưởng thức loại hình nghệ thuật này.
Ngày Việt Nam ở nước ngoài năm 2022 có gì thú vị? Ngày Việt Nam ở nước ngoài năm 2022 có các hoạt động như giới thiệu trà Việt, nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ, biểu diễn tranh sơn mài, nhạc cụ dân tộc... Ngày Việt Nam ở nước ngoài năm 2022 sẽ diễn ra tại Áo, Ấn Độ, Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt...