“Nếu không vét triệt để F0 cũ, hết 15 ngày giãn cách dịch sẽ bùng trở lại”
Nếu không vét triệt để F0 thì khi hết giãn cách, dịch sẽ tiếp tục bùng phát trở lại – bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
Giãn cách không chỉ ngoài đường, phải đến được ngõ ngách, tổ, ấp
“Giãn cách xã hội cần phải được thực hiện triệt để theo đúng quy định, đặc biệt là ở những khu vực nguy cơ cao, khu vực đang phong tỏa. Hiện nay, tình trạng lây nhiễm SARS-CoV-2 trong các khu phong tỏa đã rất rõ ràng, người mang bệnh lây cho người lành, khiến ca nhiễm tăng thêm” – bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, đưa ra nhận định khi TPHCM bước vào 15 ngày giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16.
Theo bác sĩ Khanh, trước 0h ngày 9/7, thực tế lệnh phong tỏa với những khu vực có nguy cơ cao đã được triển khai thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 16, nhưng tình trạng lây nhiễm vẫn diễn ra, chứng tỏ việc phong tỏa chưa hiệu quả.
Theo bác sĩ Khanh, trước 0h ngày 9/7, thực tế lệnh phong tỏa với những khu vực có nguy cơ cao đã được triển khai thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 16, nhưng tình trạng lây nhiễm vẫn diễn ra, chứng tỏ việc phong tỏa chưa hiệu quả (Ảnh minh họa: Hải Long).
Để vượt qua dịch bệnh, bác sĩ cho rằng mọi người phải tuân thủ tuyệt đối Chỉ thị 16, các quy định ban hành phải đến được với từng ngõ ngách, tổ, ấp, khu phố. Người phải giãn cách với người, nhà phải giãn cách với nhà, để kiếm soát nguy cơ lây nhiễm.
Cộng đồng cần nâng cao ý thức, tuân thủ các quy định và phối hợp với cơ quan chức năng trong hoạt động phòng chống dịch, không nên lơ là, chủ quan xem quy định giãn cách xã hội chỉ thực hiện ở ngoài đường hay ngoài công viên.
Giải pháp kiểm soát dịch ít tốn kém nhưng vẫn hiệu quả
Để đạt được hiệu quả đẩy lùi dịch Covid-19, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trong 15 ngày tới ngành y tế và cơ quan chức năng phải có giải pháp tìm được tối thiểu 80-90% F0 cũ và F0 mới, sau đó cố gắng kiểm soát và truy tìm thêm để chờ vắc xin. Nếu không vét triệt để F0 thì khi hết giãn cách, dịch sẽ tiếp tục bùng phát trở lại”.
Giải pháp kiểm soát dịch hoàn toàn có thể thực hiện hiệu quả và ít tốn kém, ngành y tế cần chia vùng tầm soát nguy cơ, phối hợp giữa phương pháp test nhanh và xét nghiệm khẳng định PCR.
Theo chuyên gia, ngành y tế cần chia vùng tầm soát nguy cơ, phối hợp giữa phương pháp test nhanh và xét nghiệm khẳng định PCR (Ảnh minh họa: Hải Long).
Cụ thể, với những vùng có nguy cơ cao cần lấy mẫu test nhanh theo hình thức mẫu gộp của hộ gia đình. Khi phát hiện ca bệnh dương tính sẽ thực hiện PCR mẫu đơn của hộ nghi mắc Covid-19 để xác định ca bệnh.
Với những vùng không có nguy cơ cao, cần phải thực hiện test nhanh hoặc xét nghiệm theo phương án gộp các hộ gia đình ở gần nhau, không nên thực hiện thiếu kiểm soát, lấy mẫu xét nghiệm với bất kỳ ai như trước đây.
Video đang HOT
Khi mẫu gộp dương tính, cần phải dựa theo nồng độ virus trong mẫu xét nghiệm để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Nếu nồng độ virus cao, chứng tỏ nguy cơ lây nhiễm rất lớn, cần phải xử lý biện pháp chống dịch ngay lập tức bằng cách lấy mẫu xét nghiệm nhanh PCR đơn trong vòng 6 giờ. Nếu trong thời gian trên không thể trả kết quả xét nghiệm được, phải thực hiện test nhanh để xác định ca bệnh.
Nói thêm về giải pháp, phương án vừa nêu, ông Khanh chia làm 3 đợt triển khai.
Đợt 1: 5 ngày đầu tập trung “vớt” các ca F0 cũ;
Đợt 2: 5 ngày tiếp để phát hiện ca F0 trong thời gian ủ bệnh mới lộ diện;
Đợt 3: 5 ngày cuối để vét hết những trường hợp còn sót lại.
Trong quá trình lấy mẫu phải thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách xã hội, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo và sắp xếp một cách có trật tự, khoa học hơn, sử dụng đúng các chỉ tiêu về xét nghiệm PCR gộp, hay PCR đơn trong những trường hợp cụ thể.
Hàng nghìn người chen chúc test nhanh Covid-19 ở chợ đầu mối Bình Điền trưa 5/7 (Ảnh: Hải Long).
Tiêm chủng vắc xin Covid-19 phải chia nhóm ưu tiên
Vắc xin Covid-19 là giải pháp triệt để và hiệu quả nhất trong cuộc chiến với dịch Covid-19. Để phát huy được hiệu quả kiểm soát dịch, theo bác sĩ Khanh, thời gian tới việc tiêm vắc xin cần chia 2 nhóm ưu tiên.
Nhóm một đã chích mũi thứ nhất, đến hạn chích mũi tiếp theo
Nhóm hai là người có bệnh sẽ chuyển bệnh nặng nếu mắc Covid-19.
Cụ thể, cần xác định trong cộng đồng những trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nền, người trên 60 tuổi phải được ưu tiên tiêm sớm.
Không nên có tâm lý sợ số ca bệnh nhiều khiến người dân hoảng loạn, mất kiểm soát hoặc bệnh tấn công vào nhóm nguy cơ gây tử vong, mà cần chủ động thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát nguy cơ này – ông Khanh nêu quan điểm.
Theo bác sĩ Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện nay số ca nhiễm phát hiện ngày càng nhiều, nếu không phân loại hiệu quả để người bệnh dồn vào một điểm sẽ gây áp lực về mặt chuyên môn, khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Hiện thành phố đã chia các bệnh viện điều trị thành 3 tầng khác nhau theo hình tháp, trong đó ca bệnh nặng ở nhóm ít nhất. Bác sĩ Khanh cho rằng, thành phố cần phải mở rộng quy mô điều trị cho nhóm bệnh nặng để nhân sự y tế đủ sức đáp ứng điều trị, cứu sống những người này.
Xác định nhóm đối tượng cần bảo vệ
Còn theo phân tích của PGS.TS.BS Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TPHCM (trực thuộc Bộ Y tế), với tất cả các loại bệnh, cơ thể mỗi người đều có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau để bảo vệ chính bản thân.
Vi khuẩn lao gần như ai cũng có nhưng chỉ một số người mắc khi đã đủ hàm lượng nhất định. Với Covid-19, tải lượng phải đủ mới gây bệnh, diễn tiến nặng hoặc tử vong.
Theo bác sĩ Đồng, với tình hình dịch Covid-19 hiện nay, cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe giúp mọi người tự bảo vệ bản thân.
Với nhóm nguy cơ cao như người lớn tuổi, người có bệnh lý nền, TPHCM cần tăng cường tiêm chủng, hạn chế tiếp xúc. Các bệnh viện cần tăng cường giải pháp cấp cứu cho những ca bệnh nặng, hạn chế tử vong.
“Ngoài việc cách ly F1 tại nhà, thời gian tới chúng ta cần hướng đến giải pháp cách ly điều trị những trường hợp F0 không có triệu chứng tại nhà, như nhiều nước đã triển khai” – Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TPHCM nói.
Từ ngày 9/7, người dân ra vào TP.HCM thế nào?
Từ 0h ngày 9/7 TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân và người điều khiển phương tiện muốn ra vào TP trong 15 ngày tới cần làm gì?
Tối 8/7, UBND TP.HCM tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng tại TP.HCM và kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa diễn ra.
Muốn ra vào TP.HCM trong thời gian giãn cách phải làm gì?
Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm cho biết, theo quy định mới nhất và hướng dẫn của các cơ quan liên quan, từ 0h ngày 9/7, hoạt động vận tải công cộng và kinh doanh mô tô phải dừng hoàn toàn, kể cả xe liên tỉnh đến TP.HCM và quá cảnh qua TP.HCM. Chỉ trừ xe đưa rước công nhân, chuyên gia và 400 xe taxi đảm bảo đưa đón người dân đến cơ sở y tế mới được hoạt động.
Riêng xe tải vận chuyển hàng hóa, sản xuất kinh doanh vẫn hoạt động trên địa bàn TP nhưng theo quy định phải thực hiện phòng chống dịch.
Việc người dân đổ xô về quê khiến chân cầu Đồng Nai ùn ứ ở làn xe máy.
Sở Giao thông Vận tải sẽ cấp thông báo và cho dán mã PR Code lên phương tiện. TP.HCM đã có văn bản triển khai giữa các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Hiện sở đã cấp cho khoảng 700 xe và đảm bảo những xe đã đăng ký sẽ được ra vào thuận lợi. Người đi trên xe vẫn phải đảm bảo yêu cầu có giấy xét nghiệm COVID-19.
Từ mai, với xe tải vận chuyển hàng hóa sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP.HCM vẫn hoạt động. Thành phố không cấm xe chở hàng hóa hoạt động theo đúng quy định phòng, chống dịch theo điều kiện mới của thành phố.
Với xe liên tỉnh chở nhu yếu phẩm từ TP.HCM đi các tỉnh và các tỉnh đi TP.HCM, Sở GTVT cho biết sẽ chủ trì tiếp nhận danh sách phương tiện của xe chở nhu yếu phẩm, rau củ quả, hàng tươi sống; xe đưa rước công nhân, chuyên gia; xe chở hàng hóa ra vào cảng; xe quá cảnh (đi qua nhưng không dừng lại).
" Tài xế điều khiển các phương tiện thuộc nhóm ưu tiên nói trên phải có giấy xét nghiệm theo đúng quy định. Ngoài ra phải có thông báo (được hoạt động) của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và các giấy tờ cần thiết của người tài xế, đơn vị mới được các tỉnh cho hoạt động ", ông Lâm nói.
12 trạm chốt cửa ngõ kiểm soát người ra sao?
Về việc di chuyển ra vào thành phố, Phó Chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức cho biết khi áp dụng Chỉ thị 16 thì người dân chỉ được ra đường để giải quyết nhu cầu cấp thiết, giãn cách nhà với nhà, phường với phường.
" Nếu người dân không lý giải được việc di chuyển thì chắc chắn là không được phép. Và di chuyển từ TP.HCM sang tỉnh khác cũng có quy định đã nói rõ. Ví dụ người từ TP.HCM sang tỉnh khác sẽ bị cách ly 7 ngày ", ông Đức thông tin.
Về việc lập chốt trên địa bàn, Trung tá Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.HCM cho biết, Công an TP đã thành lập 12 chốt tại địa bàn giáp ranh Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
Trung tá Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.HCM. (Ảnh: Hoàng Thọ)
Cụ thể là các chốt trên QL50, QL1, QL22, QL13 (cầu Vĩnh Bình), QL1 (trước KCN Sóng Thần), QL1K, QL1 giáp ranh Đồng Nai, đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây...
Trao đổi về việc sẽ giám sát, xử phạt người dân ra đường khi không có nhu cầu chính đáng như thế nào, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.HCM cho biết lực lượng công an bằng các biện pháp nghiệp vụ sẽ tăng cường kiểm tra, xử phạt.
Công an phối hợp với cảnh sát giao thông, công an phường, cảnh sát cơ động, an toàn thực phẩm, cảnh sát quân sự. Tại các chốt, lực lượng chức năng sẽ đảm bảo kiểm soát người, kiểm soát dịch và kiểm soát phương tiện ra, vào thành phố.
Khánh Hòa giãn cách xã hội toàn tỉnh Từ 0h ngày 9/7, Khánh Hòa giãn cách xã hội toàn tỉnh. Trong đó, TP Nha Trang, huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa giãn cách theo Chỉ thị 16. Ngày 8/8, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân chủ trì cuộc họp về việc triển khai một số giải pháp cấp bách về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Từ...