Nếu không phải vì khuyết điểm “nhỏ xíu” này, Quan Vũ đã trở thành vị tướng hoàn hảo bậc nhất trong lịch sử
Trong mắt người đời, Quan Vũ luôn là bậc danh tướng vũ dũng, nghĩa khí. Thế nhưng, qua cái nhìn của nhiều sử gia, câu chuyện về ông lại khác biệt đi rất nhiều.
Quan Vũ (tự Vân Trường) là một trong những vị mãnh tướng nổi tiếng nhất thời Tam Quốc. Ông góp công lớn trong công cuộc giúp Lưu Bị lập ra nhà Thục Hán. Với các chiến tích kinh điển của mình, Quan Vũ được xếp vào hàng Ngũ Hổ Tướng nhà Thục, vang danh thiên hạ.
Dưới ảnh hưởng của Tam Quốc Diễn Nghĩa, dân gian xem hình ảnh Quan Vân Trường cưỡi Xích Thố, tay cầm Thanh Long đao là biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa, trung thành. Tuy nhiên, nhiều sử gia khẳng định ông có một khiếm khuyết khó sửa – thứ đã gây ra cái chết đáng tiếc cho vị tướng hùng mạnh này.
Quan Vũ không “oai hùng” như bạn đã tưởng?
Cụ thể, Quan Vũ có thói xấu là quá kiêu ngạo, cậy tài. Các nhà sử học đánh giá ông là tướng tài nhưng lại không chịu thua kém người khác, dẫn đến bất hòa nội bộ, phá hỏng liên minh.
Năm 214, khi Mã Siêu chính thức về dưới chướng Lưu Bị, Quan Vũ từng ganh tị và viết thư cho Gia Cát Lượng rằng: “Nhân phẩm, tài năng của Mã Siêu có thể sánh với ai?”. May thay, Khổng Minh quá đủ khéo léo để không làm phật lòng vị tướng này: “Mã Siêu chỉ có thể sánh ngang với Trương Phi, không thể siêu phàm tuyệt luân như ngài!”.
Đến năm 219, Lưu Bị lên ngôi, phong Quan Vũ làm Tiền Tướng Quân và Hoàng Trung làm Hậu Tướng Quân, nhận thấy mình chỉ được xếp ngang hàng với “tướng già”, Quan Vũ cũng tỏ ra không bằng lòng, quyết không nhận ấn tín. Dù sau này, ông có tỉnh ngộ và thụ phong nhưng hành động trên đã là một minh chứng rõ ràng cho tính cách kiêu ngạo khó đổi.
Quan Vũ có thói xấu là quá kiêu ngạo, cậy tài
Đỉnh điểm sai lầm của Quan Vũ chính là việc không tuân theo sách lược Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền. Nhiều ý kiến còn khẳng định, trong thế Tam Quốc, thành tại Khổng Minh, bại tại Quan Vũ.
Dù đã biết là không được phá vỡ quan hệ với Tôn Quyền nhưng Quan Vũ lại vừa cự tuyệt sứ giả cầu hôn, vừa lớn tiếng nhục mạ Đông Ngô. Câu nói “nòi hổ không thể gả cho giống chó” đã phá vỡ chủ trương sách lược của Gia Cát Lượng.
Thành tại Khổng Minh, bại tại Quan Vũ
Tác giả Tam Quốc Chí – Trần Thọ từng nhận xét về Quan Vũ như sau: “Quan Vũ sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào Công, có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ, lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy”. Đây là những lời lẽ khá công bằng, mặc dù vẫn gặp phải nhiều tranh cãi từ người đọc nhưng suy cho cùng, chúng ta không thể phủ nhận được sai lầm của Quan Vũ đã quá rõ ràng.
Video đang HOT
Vũ cương và tự phụ, lấy sở đoản chuốc lấy thất bại
Dù sao, Quan Vũ lại rất may mắn khi được lột tả qua ngòi bút của La Quán Trung. Những khiếm khuyết của ông bỗng được gạt đi hết, thay vào đó, độc giả chỉ thấy được hình tượng vị chiến tướng oai dũng, vô song, tung hoành chiến trường khiến kẻ địch nhiếp sợ.
Quả thật, sự ảnh hưởng của Tam Quốc Diễn Nghĩa vẫn lớn hơn hết thảy các bộ truyện khác về thời kỳ này. Đến nỗi mà cả khu vực Châu Á đều gần như chỉ biết tới nhà Thục, bỏ qua 2 nước Ngô và Ngụy. Chẳng nói đâu xa, cứ ở Việt Nam này, rất nhiều bạn trẻ chỉ biết Quan Vũ mạnh tới mức nào chứ chắc gì đã biết ông từng bại dưới tay ai?
Sự ảnh hưởng của Tam Quốc Diễn Nghĩa vẫn lớn hơn hết thảy các bộ truyện khác
Vì lẽ này, nhiều tác phẩm phim ảnh, truyện tranh hay cả game online khai thác đề tài Tam Quốc luôn có chút gì đó “thần thánh hóa” Quan Vũ. Chẳng có tựa game nào thiết kế cho ông làm một viên tướng xanh “cùi bắp” cả, điều này người viết có thể khẳng định với bạn đọc 100%. Thậm chí, có những giai thoại của Quan Vũ còn được dựng thành phim dài tập hoặc là có hẳn một hoạt động to đùng trong game.
Quan Vũ được khắc họa trong Hoàng Đao Kim Giáp
Ngay cả một số tựa game “Made in Vietnam” cũng không thể rời xa được quy tắc này. Quan Vũ vẫn là một trong những vị tướng mạnh nhất game mà ai ai cũng khao khát sở hữu. Như trong Hoàng Đao Kim Giáp – gMO thẻ tướng Tam Quốc đầu tiên do người Việt phát triển, trong đợt Alpha Test lần 1 vừa rồi, có rất nhiều người chơi bỏ hết số KNB được tặng để quay bằng được chỉ để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn skill của vị tướng này.
Có rất nhiều người chơi bỏ hết số KNB được tặng để quay bằng được chỉ để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn skill của vị tướng này
Dù sao, cho đến giờ, những ý kiến của các sử học gia vẫn chỉ là dựa trên những cơ sở nào đó chứ không hoàn toàn mang tính xác thực. Thế nhưng, câu chuyện về Quan Vũ và tính kiêu ngạo cũng là bài học cho mỗi game thủ chúng ta. Hãy biết tự nhìn nhận sự việc và bản thân sao cho đúng, hợp lý nhất.
Theo GameK
Top 10 mãnh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc, Quan Vũ chỉ xếp thứ 2
Một cuộc thăm dò ý kiến trong cộng đồng Hội Quán Hoàng Đao Kim Giáp đã cho thấy, dưới con mắt người Việt, xếp hạng sức mạnh của các chiến tướng Tam Quốc vẫn còn bị ảnh hưởng khá nhiều từ ngòi bút của La Quán Trung.
Trong thời gian chờ đợi lần Alpha Test tiếp theo, trong cộng đồng Hoàng Đao Kim Giáp đang bàn luận rất sôi nổi về xếp hạng sức mạnh của những chiến tướng uy dũng thời Tam Quốc. Dạo qua một số ý kiến nhất định, dễ thấy, người Việt nói riêng và cả toàn Châu Á nói chung vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều từ ngòi bút của La Quán Trung. Bằng chứng là cả Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục đều góp mặt trong danh sách này, trong khi hai nước Ngô và Ngụy lại chỉ có rất ít những cái tên nổi bật. Hãy cùng xem liệu bảng xếp hạng này có đúng với những gì bạn đã dự đoán không nhé.
10. Tôn Sách (Nước Ngô)
Vào năm ông 16 tuổi, cha ông là Tôn Kiên đã qua đời sau một trận đánh với Lưu Biểu. Bị đuổi cùng giết tận, Tôn Sách cùng em là Tôn Quyền, lúc đó mới 10 tuổi, và các bộ tướng cũ của cha đầu hàng Viên Thuật, người đã sai Lưu Biểu giết cha mình để tiến về vùng Giang Nam nhằm xây dựng cơ sở quyền lực của mình tại đây. Với tài binh lược xuất thần, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô. Sau khi Tôn Quyền lên ngôi, đã truy phong cho anh trai mình làm Trường Sa Hoàn Vương.
9. Điển Vi (Nước Ngụy)
Nhắc đến Điển Vi là nhiều người sẽ nhớ ngay tới điển tích kinh điển, một mình một ngựa xông vào thành địch để cứu chủ. Lần đó, do Tào Tháo mắc bẫy Lữ Bố, may nhờ có Điển Vi đột phá vòng vây giải cứu không thì quả là đại họa. Đáng tiếc là ông lại mất khá sớm nên không được góp mặt vào "Ngũ Lương Tướng" của nhà Ngụy, chứ xét về sức mạnh thì nhiều ý kiến cho rằng, Điển Vi cũng chẳng thua kém Hứa Chử hoặc Trương Liêu là mấy.
8. Hứa Chử (Nước Ngụy)
Từng đánh nhau ngang cơ với Điển Vi, Hứa Chử từ một nhân vật vô danh rồi sau này lại trở thành một trong những hộ vệ dũng mãnh nhất của Tào Tháo. Vị tướng này từng có lần quyết chiến "sống mái" với Mã Siêu nhà Thục. Hai người đánh nhau tới cả trăm hiệp mà vẫn không phân thắng bại, phải đến khi quân của hai nước lao lên mới lôi được họ ra. Cũng từ trận đánh này, Hứa Chử còn được biết đến với cái tên "Hổ Hầu".
7. Hoàng Trung (Nước Thục)
Nếu có ai coi thường các lão tướng trên chiến trận thì chắc chắn sẽ khóc hận khi gặp Hoàng Trung. Tuy đã lớn tuổi nhưng vị tướng này vẫn có thể giương được cây cung 2 tạ, bắn bách phát bách trúng. Thậm chí, khi so đao với Quan Vũ, Hoàng Trung cũng không hề tỏ ra kém cạnh và chỉ bị ngã ngựa khi Quan Vũ dùng mưu. Sau này, ông đã góp công lớn trong chiến dịch đánh Tào Tháo chiếm Hán Trung, thống nhất hai đất Xuyên - Thục...
6. Mã Siêu (Nước Thục)
Là người từng khiến Tào Tháo phải cắt râu bỏ chạy, Mã Siêu là một vị tướng cực kỳ thiện chiến. Trước khi về với Lưu Bị, ông từng có thời đầu quân cho Lưu Chương. Nhờ đó mới có trận đánh "giao hữu" giữa Mã Siêu và Trương Phi mà người ta vẫn nhắc tới tận bây giờ. Cả hai người họ đánh từ sáng đến tối vẫn còn hăng, quân sĩ phải đốt đuốc cho sáng để còn đánh tiếp. Sau này, nhờ kế của Khổng Minh, Mã Siêu mới dứt ra khỏi thế lực của Lưu Chương để về với Lưu Bị.
5. Trương Phi (Nước Thục)
Ngay từ những ngày đầu khởi binh, Trương Phi cùng Lưu Bị và Quan Vũ đã đánh thắng giặc khăn vàng. Quan Vũ từng bảo Trương Phi là người một mình đâm vào giữa quân địch, lấy đầu tướng dễ như lấy vật gì trong túi. Có lần bị Tào Tháo truy đuổi, Lưu Bị chống không nổi phải bỏ chạy tan tác, Trương Phi đã hiên ngang đứng trên cầu Trường Bản, miệng quát tháo, tay cầm xà mâu, mắt trợn ngược. Tiếng thét như sấm của ông khiến Hạ Hầu Kiệt sợ vỡ mật mà chết...
4. Trương Liêu (Nhà Ngụy)
Được coi là vị tướng văn võ song toàn nhất của Tào Tháo, Trương Liêu từng lập ra bao công trạng hiển hách. Trong số đó, ông góp công không nhỏ trong chiến dịch đánh Viên Thuật, Viên Thiệu, bình định Trung Nguyên. Ở trận Quan Độ nổi tiếng, Trương Liêu cũng là người dẫn đầu đi đốt kho lương rồi sau đó còn truy sát tàn dư Viên Thiệu. Tiếp đó, ở Hợp Phì, Trương Liêu cũng từng cầm 800 quân cảm tử đánh cho 10 vạn quân của Tôn Quyền phải tháo chạy. Sau trận đánh này, người Giang Đông ai cũng khiếp, trẻ con nghe thấy tên Trương Liêu là khóc thét.
3. Triệu Vân (Nước Thục)
Công trạng của Triệu Vân thì có nhiều, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến việc một mình phá vòng vây quân Tào, giải cứu chúa công A Đẩu. Vợ con Lưu Bị là Cam phu nhân và A Đẩu bị lạc trong chiến loạn, Triệu Vân một mình phi ngựa vào quân Tào, buộc A Đẩu vào bụng, phá vòng vây mà thoát ra. Tào Tháo ở trên núi nhìn xuống, thấy Triệu Vân đi tới đâu thì quân lính ngả ra tới đấy, đem bụng kính phục hạ lệnh không ai được bắn lén mà phải bắt sống Triệu Vân, nhờ thế Triệu Vân đã thoát, cứu được ấu chúa cho Lưu Bị.
2. Quan Vũ (Nước Thục)
"Hàng Hán chứ không hàng Tào" là câu nói để đời của Quan Vũ. Mặc cho thân ở trong địch nhưng tâm vẫn hướng về với Lưu Bị. Để trả ơn Tào Tháo tha chết, Quan Vũ một mình phi vào đại quân Viên Thiệu, chém chết cả Nhan Lương, Văn Xú. Sau này, khi có được tin Lưu Bị ở Hà Bắc, Quan Vũ quyết rời Tào mà đi. Câu chuyện "qua 5 ải, chém 6 tướng" của ông cũng từ đây mà vang danh đến muôn đời sau.
1. Lữ Bố (Đông Hán)
Về vị tướng này, chắc chẳng phải miêu tả gì nhiều nữa. Rất nhiều sử sách cho thấy sức mạnh của Lữ Bố xứng đáng với vị trí mạnh nhất thời Tam Quốc. Trận đánh "Tam Anh chiến Lữ Bố" chỉ là một trong các chiến tích nổi tiếng của ông. Thậm chí, ngay cả Tào Tháo cũng nhiều lần suýt chết vì bị tập kích bởi quân Lữ Bố. Trên chiến trường thời ấy, hình ảnh vị tướng cầm Phương Thiên Họa Kích, cưỡi Xích Thố tả xung hữu đột giữa vòng vây quân thù, muôn người không địch nổi đã in sâu vào tâm trí của nhiều binh lính.
Theo GameK
Tào Tháo "mất chân", Quan Vũ "yêu màu hồng", vậy mới thấy đội ngũ phát triển game Việt táo bạo như thế nào Chắc chẳng có một nơi nào làm game Tam Quốc mà dám "hủy hoại" hình tượng các nhân vật nổi tiếng theo một cách thú vị như vậy. Sau đợt Alpha Test thứ nhất của Hoàng Đao Kim Giáp - tựa game Việt đầu tiên lấy đề tài Tam Quốc, người chơi đã có cái nhìn tổng quan và có thể đánh giá...