Nếu không muốn sớm nắm tay nhau ra tòa các cặp vợ chồng cần đọc bài này ngay!
Hôn nhân là chuyện của hai người, đòi hỏi phải có sự chung sức xây dựng, tuy nhiên áp lực cuộc sống và cái tôi quá lớn khiến đời sống , vợ chồng của bạn ngày càng mỏi mệt, thậm chí có nguy cơ ‘chết yểu’.
Nền tảng của hôn nhân là dựa trên lòng tin và sự chân thật. Tuy nhiên, nên nhớ lòng tin không phải là yếu tố đến một cách tự nhiên, mà cần phải có sự xây đắp của cả hai người. Hãy cho một nửa kia của bạn biết, không một ai có thể thay thế được vị trí của họ trong lòng bạn. Chỉ khi tạo dựng được lòng tin của nhau, bạn mới cảm thấy thoải trong mối quan hệ vợ chồng.
Dưới đây là những nguyên do dẫn đến hôn nhân tan vỡ:
Kỳ vọng quá lớn rằng hôn nhân sẽ thay đổi mọi thứ
Casey, phóng viên mảng du lịch, 35 tuổi, người sáng lập của GirlsGetawayGuide đã phạm phải sai lầm này vì nghĩ rằng hôn nhân là phương pháp… thần thông cho mọi chuyện. “Tôi và chồng cũ kết hôn năm tôi 24 tuổi. Khi đó, tôi nghĩ cuộc sống hôn nhân sẽ khiến chồng tôi hạnh phúc hơn, yên tâm làm một công việc ổn định”. Tuy nhiên, mọi việc xảy ra ngược lại và họ đã chia tay nhau, bởi theo Casey, chồng cũ của cô là một người “chưa trưởng thành và không an toàn”.
Hôn nhân là một bước tiến quan trọng trong mối quan hệ của hai người. Nó chỉ nên được thực hiện khi hai người cảm thấy hòa hợp và mong muốn được ở bên cạnh nhau. Mọi khúc mắc, không hài lòng nên được giải quyết hết trước khi kết hôn.
Thiếu sự giao tiếp và tìm hiểu nhau
Nếu kết hôn chỉ sau một thời gian ngắn tìm hiểu thì cuộc sống lứa đôi của bạn có thể sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng trong giao tiếp sau này. Cả hai nên cần nhiều thời gian tìm hiểu nhau để có thể hiểu tính cách và tình cảm của đối phương. Bởi vậy, hãy bắt đầu từ chi tiết nhỏ nhất như cởi mở hơn về bản thân sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của hai vợ chồng.
Thái độ ‘phó thác’
Video đang HOT
Một người nếu như đem hết trách nhiệm chăm sóc cho chính bạn và cả gia đình ‘phó thác’ hết cho đối phương thì sẽ khiến mối quan hệ hôn nhân trở nên vô cùng khập khiễng. Một bên quá phụ thuộc vào người kia, trong khi đối phương luôn phải sống trong áp lực nặng nề, không tìm thấy sự sẻ chia và chung vai gánh vác gia đình. Lâu ngày, tình cảm vợ chồng chuyển sang thứ tình cảm ‘hy sinh – hưởng thụ’, dễ sinh ra tâm lý bất mãn và nặng nề cho cả hai người.
Không muốn chia sẻ ‘ cảm giác nội tâm’
Tâm trạng tiêu cực thường dẫn đến các cuộc cãi vã trong đời sống hôn nhân, nguy hiểm hơn là không ai chịu nói ra những bất mãn và mong muốn của mình. Con người dù có yêu thương, gắn bó đến đâu cũng không thể nào hoàn toàn nắm bắt được hết cảm xúc và nguyện vọng của đối phương. Vì vậy, cả hai cần duy trì thói quen chia sẻ tâm tư và tìm tiếng nói chung trong mọi vấn đề mới có thể giữ vững hạnh phúc gia đình.
Duy trì ’sự bình yên bề nổi’
Không ít những cặp vợ chồng vì con cái hoặc vì sĩ diện mà gồng mình lên duy trì một hình mẫu gia đình ấm êm, hạnh phúc, trong khi thực tế mâu thuẫn đang dần tích tụ mà không được đối mặt và giải quyết triệt để. Sống với bầu không khí gượng ép này, cả hai đều ngày càng mệt mỏi và xa cách, nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ có lúc bùng nổ và khó cứu vãn.
Không biết nghệ thuật ‘ xử lý xung đột’
Chúng ta thường được dạy phải biết nhường nhịn mà ít khi được dạy cách đối mặt với cảm xúc tiêu cực và cách giải quyết vấn đề. Nhiều cặp vợ chồng sau khi cãi nhau thường chiến tranh lạnh như một cách trừng phạt đối phương, điều này hết sức nguy hiểm. Nếu bạn không kịp thời điều chỉnh tâm trạng của mình để cùng người kia nhìn nhận và tìm ra vấn đề cần xử lý, thái độ lạnh nhạt có thể khiến các mâu thuẫn tồi tệ hơn và ngày càng khó giải quyết triệt để.
Kết hôn khi tuổi còn quá trẻ, hôn nhân thiếu chính chắn. Bởi ngoài sự đam mê đối phương, các cặp vợ chồng trẻ này không ý thức được ý nghĩa về mặt xã hội của hôn nhân cũng như trách nhiệm của họ trong hôn nhân. Vì thế việc ly hôn thường là kết cục của sự không “chuẩn bị” kỹ càng. Và điều này sẽ khiến bạn dễ rơi vào trạng thái cô đơn cùng với sự tổn thương sâu sắc hơn bao giờ hết.
Ám ảnh bởi sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân trước
Nếu đã từng trải qua sự đổ vỡ trong hôn nhân thì khả năng bạn chỉ muốn hẹn hò, chứ không muốn tiến xa hơn. Mối quan hệ như vậy giúp bạn giữ khoảng cách với đối phương, để tránh nảy sinh những tình cảm sâu sắc. Nguyên nhân chính là sự ám ảnh bởi những tổn thương và nỗi sợ hãi đã từng trải qua. Tuy nhiên, hôn nhân đồng nghĩa với sự nổ lực gắn kết cùng người mình yêu trọn đời. Hãy giải thích cho người ấy hiểu những điều bạn sợ hãi cũng như dành thời gian gần gũi nhau nhiều hơn.
Những kỳ vọng không thực tế
Đặt quá nhiều kỳ vọng vào người ấy sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn. Bạn không nên yêu một người chỉ vì mong đợi điều gì đó quá mức từ đối phương. Hãy giữ cho bạn một tư tưởng rõ ràng và độc lập.
Kết luận: Cảm giác bất an có thể làm bạn luôn băn khoăn, nhưng không thể ngăn bạn kết hôn với người mình yêu. Bạn cần phải tự hỏi bản thân, cần khéo léo giải quyết các vấn đề để có thể duy trì hạnh phúc gia đình. Hãy nhớ đến động lực ban đầu khiến bạn có ý định kết hôn và nếu tình yêu còn đủ lớn, thì những gì bạn cần phải làm là nỗ lực để bảo vệ cuộc hôn nhân của bạn khỏi tan vỡ.
Theo Motthegioi
Yêu nhau 7 năm rồi mới cưới, nào ngờ chỉ sau 3 tháng đã quyết định ly hôn
Có lẽ người ta nói, lấy nhau rồi mới dành thời gian tìm hiểu nhau dần dần, cuộc sống vợ chồng sẽ thi vị hơn cũng không hề sai.
Tôi đã luôn do dự và cứ chần chờ không muốn kết hôn. Tôi đã cho rằng cứ để yêu nhau, tìm hiểu nhau thật kĩ, thậm chí sống thử với nhau hơn 3 năm trời rồi mới nên quyết định cưới. Thế nhưng, khi cả hai ổn định, chẳng còn gì để phải lo lắng, cũng chẳng còn gì phải lăn tăn về nhau, cuộc sống lại trở nên nhàm chán.
Anh nói với tôi đi công tác với bạn, và anh đi biệt tích, thậm chí cả tuần trời chỉ gọi về một cuộc điện thoại với câu hỏi thăm sức khỏe mà không hề có ngọt ngào, lãng mạn. Tôi nói nhớ anh, anh cũng bảo vớ vẩn, thời đại nào rồi còn nhớ với nhung.
Vợ chồng sống thử 3 năm, tổng thời gian yêu là 7 năm nên đã quá hiểu nhau rồi. Chúng tôi không còn gì để bàn luận với nhau nữa. (Ảnh minh họa)
Có lúc, muốn hai vợ chồng có không gian riêng, tổ chức đi chơi với nhau nhưng lúc nào anh cũng phải kè kè bên cạnh mấy anh bạn nhâu. Anh không hài lòng về bất cứ việc gì tôi nói với mẹ anh. Có vẻ như, mẹ chồng cũng chính là nguyên nhân khiến mối quan hệ của chúng tôi về sau trở nên căng thẳng.
Vợ chồng sống thử 3 năm, tổng thời gian yêu là 7 năm nên đã quá hiểu nhau rồi. Chúng tôi không còn gì để bàn luận với nhau nữa. Có những chuyện tôi nói, anh đã đoán trước được ý đồ, rồi bảo &'cứ nói toẹt ra đi, nói bóng gió làm gì, mệt người'. 7 năm gắn bó nên có lẽ tình cảm nhạt nhòa dần. Cưới nhau khi cả hai cảm thấy tình yêu không còn nhiều nhưng vì trách nhiệm, và vì thói quen, vì không thể lấy người khác, vì chưa có ai hơn, vì người bên cạnh chân tình... Tất cả những lý do đó làm nên cuộc hôn nhân không vì tình yêu.
Tôi dần cảm thấy chán nản khi mỗi ngày đều ở chung với bố mẹ chồng, chẳng thấy chồng bên cạnh. Tôi sống trong nhà anh như cái bóng vô hồn. Con dâu mới về, muốn được cùng chồng vui vẻ, hạnh phúc, ai ngờ. Chồng cứ đi tối ngày, bỏ mặc vợ ở nhà và luôn miệng bảo &'em phải gần gũi bố mẹ thêm chút nữa, đừng lúc nào cũng khư khư ở trong phòng như thế, chán lắm'. Anh chẳng cho tôi ra ngoài chơi với bạn, bắt tôi ở nhà bầu bạn với mẹ anh. Đúng là vô lý quá trời.
Chính mẹ chồng là nguyên nhân khiến cho tôi chán cảnh gia đình chồng (Ảnh minh họa)
Tôi nói gì anh cũng bảo &'thôi đi, anh còn không hiểu tính em nữa thì ai hiểu, em đừng có diễn kịch trước mặt anh'. Đúng, vì quá hiểu nhau nên cảm giác sống bên nhau không còn gì vui vẻ nữa, chỉ là sự cảnh giác và đoán ý. Không ai nói người kia cũng phải tự hiểu. Cuộc sống cảm thấy nhàm chán vô cùng. Người ta bảo, nên cưới nhau rồi trong quá trình chung sống sẽ tự tìm hiểu nhau. Nhưng chúng tôi đã có 7 năm yêu và sống thử nên chẳng còn cần phải tìm hay hiểu gì nữa.
Hơn 3 tháng, anh bỏ tôi ở nhà bơ vơ, tôi dự cảm chẳng lành. Chán, tôi đã về nhà mẹ đẻ chơi một tuần. Nhưng không ngờ trong vòng 1 tuần đó, mọi chuyện đã thay đổi. Mẹ chồng tôi bảo tôi vô phép, mới lấy chồng đã về nhà mẹ chơi lâu thế, không thể nào chấp nhận được. Anh gọi cho tôi bảo tôi phải về. Tôi nói bị ốm, anh cũng kiên quyết bắt về. Bảo anh đón tôi vì mệt không tự đi xe được, anh bảo có chân đi thì có chân về.
Câu nói đó của anh làm tôi điên tiết, cộng với nhiều thứ bất bình suốt 3 tháng sống chung khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Sau lần ấy, nếu như thái độ của mẹ và anh vui vẻ thì không sao, nhưng mẹ nói bóng gió, chửi bới tôi còn anh thì nghe lời mẹ răm rắp. Tôi nhất quyết ly hôn.
Tôi đưa cho anh đơn ly hôn khiến anh choáng váng nặng. Anh không dám tin, tình yêu 7 năm của chúng tôi lại tan như bọt bèo sau khi kết hôn 3 tháng. Nhưng tôi thật sự không chịu được nữa. Tôi đã chán ngấy anh rồi. Tôi phải giải thoát vì không muốn càng để lâu, mọi thứ càng trở nên tồi tệ. Có con rồi còn khó bỏ hơn. Tôi muốn tìm lại cảm giác yên mình, tìm về cuộc sống trước đây, vô tư, tự do, không bị ai mắng chửi, ràng buộc. Giá như cứ yêu, đừng cưới thì tốt biết nhường nào.
Theo Khám phá
Ai cũng từng có lúc sợ yêu Tình yêu là một điều đẹp đẽ nhưng không phải ai cũng dám dũng cảm để đón nhận yêu thương. Những lý do sau khiến con người chần chừ trước khi quyết định đến với một người nào đó. Ảnh minh họa Kì vọng không thực tế Xã hội hiện đại đã khiến nhiều người trở nên mơ mộng về một nửa kia...