Nếu không muốn ly hôn thì đừng phạm phải những sai lầm này
Bất kì ai cũng mong muốn một cuộc sống gia đình thuận hòa, hạnh phúc. Nhưng cùng với sự phát triển xã hội, tỷ lệ đổ vỡ của các gia đình ngày càng nhiều với rất nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến không ít người tỏ ra lo ngại và e dè khi về chung một mái nhà.
Dưới đây là những sai lầm nhiều gia đình mắc phải dẫn tới ly hôn:
Nói 2 từ “ly dị” như cơm bữa
Khi chúng ta giận dữ, chúng ta thường mất kiểm soát trong lời nói. Và rồi những gì chúng ta phát đi trong cơn tức tối ấy sẽ khiến ta phải hối hận.
Thật đáng buồn rằng, “Ly dị đi”, là cụm từ mà nhiều cặp vợ chồng nói với nhau mỗi khi xảy ra tranh cãi. Mặc dù ngay cả bản thân người nói cũng không hề muốn điều đó xảy ra nhưng ngay tại thời điểm mất bình tĩnh, họ nói điều đó như một sự khiêu khích đối phương, để chứng tỏ một điều rằng: “Tôi không cần cô/anh”.
Dù chỉ là một câu nói nhưng nó có thể làm tổn thương sâu sắc đến người bạn đời. Bạn có thể nghĩ rằng nói xong là thôi, nhưng nó đã chứng minh cho một nửa của bạn thấy rằng, với bạn, hôn nhân là thứ lúc nào cũng có thể mang ra để dọa dẫm và sẵn sàng vứt bỏ. Một số người thậm chí còn dùng hai từ này như cách để đe dọa đối phương.
Nên nhớ, chỉ nói điều đó khi bạn bình tĩnh nhất, khi bạn đã cân nhắc đủ mọi thứ và cảm thấy không thể cứu vãn. Hai từ “Ly dị” không phải là thứ nói ra một cách dễ dàng như thế vì chắc chắn sẽ có ngày nó thành sự thật khi bạn không tôn trọng hôn nhân của mình.
Thoải mái cãi nhau trước mặt người ngoài
Dân gian có câu: “Bát đũa còn có lúc xô”. Trong cuộc sống hôn nhân đôi khi khó tránh khỏi những va chạm xô xát, vì vậy, một điều cần hết sức chú ý là vợ chồng không nên cãi nhau trước mặt người ngoài. Có nhiều vấn đề không thể giải quyết, nếu tranh cãi sẽ càng thêm dầu vào lửa làm sự việc phức tạp hơn. Con người ai cũng có lòng tự trọng, không ai muốn mất thể diện ở những nơi đông người. Khi tranh cãi trước mặt người lạ, chắc chắn không ai muốn mình bị yếu thế nên từ đó càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Bởi vậy, để xây dựng hạnh phúc gia đình, bạn nên giữ thể diện cho nửa kia của mình. Hãy luôn ghi nhớ: “Một điều nhịn chín điều lành”. Thái độ của bạn dành cho anh ấy (cô ấy) sẽ quyết định mức độ tôn trọng của người khác đối với người bạn đời của bạn. Nếu bạn coi thường bạn đời của mình, người khác cũng sẽ coi thường họ. Tục ngữ có câu: “Một bàn tay không thể tạo thành tiếng”. Vì vậy để làm được điều này, khi mâu thuẫn xảy ra cả vợ và chồng đều nên hướng nội xem bản thân sai sót ở đâu để nhận lỗi và khoan dung cho nhau.
Một số cặp vợ chồng vừa bất hòa xô xát liền mang cái chết ra để uy hiếp đối phương, như: “Tôi không muốn sống nữa”, “Tôi chết cho anh xem”… Đây là cách làm ngu ngốc nhất, vì vậy ngay cả trong lúc tức giận nhất cũng đừng nên thốt ra những lời kiểu này.
Đay nghiến mãi về sai lầm trong quá khứ của bạn đời
Ai cũng sẽ phạm sai lầm. Sai lầm đó có thể lớn, có thể nhỏ, có thể đã từng khiến bạn tổn thương rất nhiều… Nhưng nếu bạn đã quyết định bỏ qua, chung sống với họ thì phải chấp nhận để nó lùi vào dĩ vãng. Đừng lợi dụng sai lầm của bạn đời, biến nó thành thứ vũ khí chiến đấu của mình mỗi khi hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh luận.
Video đang HOT
Sai lầm của nhiều cặp vợ chồng là mang chuyện quá khứ ra để nói không ngừng, để chê bai, đay nghiến, dày vò người bạn đời của mình. Quá khứ tội lỗi đó sẽ ám ảnh họ và khiến họ cảm thấy khốn khổ. Sau cùng, khi không được khoan dung và đón nhận, họ sẽ có xu hướng tìm cách thoát ra khỏi sự bế tắc đó. Và ly dị là điều không có gì khó hiểu.
Vợ chồng cãi nhau không nên đập vỡ đồ đạc
Khi cãi nhau không nên đập vỡ đồ đạc, bởi khi hai vợ chồng bất hòa xô xát, họ vốn dĩ đã lớn tiếng cãi cọ. Nếu cộng thêm tiếng đồ đạc bị đập vỡ sẽ giống như màn kịch sân khấu, không chỉ làm kinh động tới hàng xóm mà còn làm con trẻ sợ hãi. Hơn nữa đồ đạc trong nhà đều là tài sản, chỉ trong một phút nóng giận tự đập rồi lại tự phải đi dọn, điều ấy có đáng hay không? Vợ chồng không nên ganh đua cao thấp hay tìm cách thắng bại, bởi lùi một bước biển rộng trời cao.
Đổ lỗi cho đối phương
“Anh chẳng bao giờ chịu giúp tôi việc gì cả, vì thế nên tôi mới quá bận và làm hỏng việc đấy”, “Tại anh mà hôm nay tôi mới…”
Những câu nói này nghe có vẻ quen? Thực tế là nhiều cặp vợ chồng đã đối xử với nhau theo cách này. Trước những sai lầm của mình, họ không ngừng tìm lí do bao biện, thậm chí quay ngoắt sang đổ lỗi cho đối phương, cho rằng vì đối phương là nguyên nhân nên mình mới làm ra hậu quả này.
Hành động ích kỉ, thiếu tính cầu thị này rất khó chấp nhận. Sai là sai và hãy thừa nhận cái sai của mình. Bằng cách đó bạn sẽ nhận được sự cảm thông. Đừng đổ lỗi cho người khác vì bạn chỉ đang khiến chồng/vợ có cảm giác xấu hơn về bạn.
Kể lể với người khác về chuyện gia đình
Mỗi khi hai vợ chồng giận nhau, có mâu thuẫn, bạn không ngừng kể với mẹ, với bạn bè, đồng nghiệp của mình về chuyện đó? Đấy thực sự là một sai lầm mà nhiều người mắc phải.
Cho dù bạn có nhận ra hay không thì việc kể lể với người khác về “chiến tranh lạnh” giữa hai vợ chồng, nói xấu người bạn đời sau lưng cũng gây nên tổn thương và những vết sẹo cho hôn nhân. Niềm tin sẽ bị ảnh hưởng và mối quan hệ vợ chồng vì thế mà xấu đi. Thậm chí, nếu người nhà biết được bạn đi “bêu rếu” chồng/vợ của mình với người khác, chắc chắn mối quan hệ cũng không thể nào tốt đẹp được.
Kì vọng thiếu thực tế
Bất kì ai cũng có những ước mơ, kì vọng vào người bạn đời của mình, tuy nhiên, những mong đợi đó cần phải đúng với thực tế và phù hợp với hoàn cảnh.
Vợ chồng sống bên nhau nhưng nếu như một người luôn đặt ra những yêu cầu quá cao và không phù hợp sẽ khiến người còn lại chán nản và mệt mỏi. Lâu dần, họ muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó để tìm người khác hiểu con người mình hơn.
Vì thế, hãy đặt ra những tiêu chí và mong đợi dựa trên những đặc điểm riêng của chồng/vợ mình, bạn không thể bắt anh ấy trở thành “soái ca” cũng không thể ép vợ phải thành “nữ thần”. Xét cho cùng, chúng ta từng yêu và lựa chọn lấy người đó bởi vì họ là chính họ, vậy tại sao lại phải uốn họ thành một người như bạn mong đợi?
Theo Một Thế Giới
Mua tặng bố mẹ tivi xem World Cup, mẹ chồng cay cú sang tận nơi nói đểu thông gia
Nhìn cái tivi đã cũ mèm, mỗi lần muốn xem lại phải vỗ vỗ, đập đập, màn hình thì bé tí... vợ chồng tôi quyết định mua tặng ông bà ngoại cái tivi. Chỉ có thế thôi mà cả gia đình tôi lâm vào cảnh khốn đốn.
Tôi lấy chồng đã hơn 5 năm. Cuộc sống hôn nhân của tôi nhìn chung là tạm ổn. Chồng tôi tốt, hiền lành và yêu thương vợ con. Chỉ có một điều đó là mẹ chồng tôi hơi khó tính, khắt khe.
Nhiều khi tôi cũng bực lắm nhưng nghĩ dù sao bà cũng là người sinh ra chồng mình, là bậc sinh thành nên tôi không dám cãi mà chỉ cố gắng chiều theo ý bà. Biết thái độ của tôi như vậy nên chồng càng thương, càng trân trọng tôi hơn.
Nhà chồng tôi chỉ cách nhà ngoại chưa đầy 1 cây số. Thực ra ngày xưa tôi cũng yêu một anh khác, nhưng bố mẹ tôi không đồng ý vì sợ con gái lấy chồng xa sẽ khổ, không được gần bố mẹ.
Thế nên khi có người quen mai mối với chồng tôi bây giờ thì bố mẹ tôi thích lắm. Duyên phận đưa đẩy, tôi quyết định cưới anh dù tôi biết mẹ anh không ưa tôi cho lắm.
Duyên phận đưa đẩy, tôi quyết định cưới anh dù tôi biết mẹ anh không thích tôi cho lắm. (Ảnh minh họa)
Lí do khiến mẹ chồng không ưng tôi là vì bà chê nhà tôi nghèo. Bà muốn con trai lấy cô gái xã bên, con nhà có điều kiện hơn. Nhưng chồng tôi lại một mực chỉ yêu tôi nên đã cãi lời mẹ để cưới. Bởi vậy mà từ khi về làm dâu tôi lúc nào cũng như cái gái trong mắt mẹ chồng.
Cưới nhau về tôi đẻ khá dày. Hai đứa con lần lượt chào đời nên khoảng 3 năm đầu hầu như tôi không đi làm được. Con nhỏ hay ốm, mẹ chồng lại không giúp đỡ gì nên tôi buộc phải nghỉ làm để chăm con. Cũng may nhà ngoại gần nên mẹ tôi vẫn thường sang hỗ trợ.
Mỗi lần mẹ tôi sang trông cháu hộ là mẹ chồng lại để ý từng ly một. Bà chỉ sợ thông gia tắt mắt lấy trộm cái gì hoặc sợ tôi lén lút đưa tiền bạc cho mẹ. Mẹ tôi cũng hiểu nên chỉ sang giúp tôi, tuyệt nhiên không bao giờ ở lại ăn cơm hay ngủ lại qua đêm để tránh phiền phức.
3 năm đầu tôi chưa thể đi làm vì đẻ dày, mọi gánh nặng kinh tế đều dồn lên vai chồng (Ảnh minh họa)
Sau 3 năm, tôi đi làm trở lại. Tôi là người có năng lực, trình độ nên công việc khá thuận lợi. Tiền tôi kiếm được nhiều gấp đôi chồng. Hai vợ chồng cùng nhau san sẻ gánh nặng kinh tế nên chồng tôi cũng nhẹ đầu hơn.
Vợ chồng tôi sửa nhà, mua sắm đồ đạc, sau một thời gian ngôi nhà khang trang lên trông thấy. Tuy nhiên, mẹ chồng lại không nghĩ đó là công sức của tôi mà luôn miệng cho rằng phận đàn bà như tôi thì biết gì, tất cả đều do con trai bà làm hết.
Tôi vẫn nhịn vì nghĩ đến chồng mình. Dù sao giờ anh cũng chỉ còn mình mẹ. Nhưng tới hôm nghe thấy mẹ chồng kéo chồng tôi vào nói nhỏ: "Con phải kiểm soát tiền nong đấy, không rồi vợ nó mang về cho bố mẹ đẻ thì chết", tôi giận sôi máu. Nếu không vì chồng tôi luôn yêu thương vợ, chắc tôi đã làm to chuyện từ lâu rồi.
Thế nhưng sức chịu đựng của con người có hạn. Sự việc đi đến đỉnh điểm khi mà vợ chồng tôi mua tặng bên ngoại chiếc tivi. Chỉ có vài triệu bạc mà mẹ chồng tôi phát điên lên, sỉ nhục thông gia không ra gì.
Hơn 5 năm đi lấy chồng, cảnh con mọn, túng bấn tôi chưa giúp gì được gia đình mình. Lấy chồng gần, nhìn cuộc sống của bố mẹ về già cô quạnh, lại chẳng khá giả gì khiến tôi xót xa lắm. Giờ tôi đi làm được, kinh tế cũng khá hơn nên tôi muốn báo hiếu bố mẹ cũng là điều đương nhiên.
Mua biếu bố mẹ đẻ cái tivi, mẹ chồng cay cú đay nghiến mãi (Ảnh minh họa)
Nhà tôi hiện chỉ có cái tivi đã quá cũ, nó bé, nhiễu... nhìn chung là nát quá rồi. Bố tôi là người mê bóng đá, thế nên mùa World Cuup này trận nào ông cũng xem. Mỗi tối sang chơi nhìn cảnh bố ngồi sát vào cái tivi để nhìn cho rõ, tôi lại thương bố quá. Chính chồng tôi đã chủ động đề nghị mua tặng bố chiếc tivi to hơn để ông bà xem cho đỡ khổ.
Ngày hôm sau, nhân viên chở chiếc tivi màn hình phẳng đến ngõ nhà tôi. Nhìn cảnh bố mẹ mặt mày rạng rỡ, lao ra đỡ lấy cái tivi, tay thì sờ sờ cảm nhận, miệng không ngừng xuýt xoa khen đẹp khiến tôi suýt khóc.
Nhưng chuyện đó lại trở thành thứ không thể chấp nhận được với mẹ chồng tôi. Bà lồng lộn lên khi thấy bên ngoại được mua cho cái tivi to. Bà nói ra nói vào ở nhà đã đành, đã vậy còn mò sang nhà tôi để nói đểu thông gia.
Tối đó tôi dẫn hai con sang bên ngoại chơi, vừa tới cổng, tôi nghe thấy tiếng mẹ chồng ra rả trong nhà: "Tôi chẳng hiểu ông bà nghĩ gì nữa. Tôi nói thật, mình già rồi, đã không làm ra tiền thì phải biết thương con, thương cháu. Ham hố làm gì mấy cái trò này.
Như tôi đây này, tuy con trai tôi làm ra tiền nhưng tôi chẳng bao giờ đòi hỏi mua cái nọ, cái kia. Đồ đạc ở nhà là vợ chồng nó thích thì sắm. Đằng này ông bà lại muốn cả cái tivi to đùng như thế này không thấy ngại à?"...
Tôi không thể chịu đựng thêm mẹ chồng được nữa, tôi đề nghị ra ngoài sống riêng và chờ quyết định của chồng (Ảnh minh họa)
Nghe thấy vậy tôi giận sôi máu. Mẹ tôi thì giọng sắp khóc, cố giải thích rằng không phải ông bà đòi mua mà là vợ chồng tôi tặng nhưng mẹ chồng tôi vẫn cứ đay nghiến:
"Gớm, thì chắc mỗi lần vợ chồng nó sang chơi, ông bà lại than khổ than sở thì nó phải mua thôi. Nó có ý mua nhưng ông bà không nhận thì nó bắt chắc. Ông bà cũng thích quá nên nó phải làm thôi".
Tôi lao vào lớn tiếng nói lại mẹ chồng. Bao năm qua tôi nhịn nhưng giờ tôi không nhịn được nữa. Bà thấy tôi cãi lại, liền chửi mắng tôi là loại con dâu mất dạy. Nhưng tôi không sợ, cũng không muốn nể nữa.
Ngay tối hôm đó, tôi nói rõ ràng với chồng mọi chuyện. Tôi yêu cầu ra ở riêng, còn không thì ly hôn chứ không thể chịu đựng cảnh này thêm được nữa. Sau đó tôi đưa hai con về bên ngoại, chờ đợi quyết định của chồng. Tôi không muốn nhân nhượng thêm nữa. Tôi đã quá mệt mỏi rồi...
Theo Eva
Đánh vợ vì chăm sóc... con riêng của chồng chưa tận tình, chu đáo Cháu thực sự chán, học hành sút kém, lúc nào trong đầu cũng thương mẹ, thắc mắc tại sao mẹ cứ nhẫn nhục chịu đựng, không giải phóng cho mình? Có lần, cháu đề nghị mẹ ly hôn nhưng mẹ lại khuyên cháu cố gắng chịu đựng, bao giờ cháu xây dựng gia đình mẹ sẽ thực hiện, bây giờ ly hôn rồi...