Nếu không muốn lộ dữ liệu nhạy cảm, hãy bật ngay tính năng này trên iPhone
Sau 10 lần thử mật mã không thành công, dữ liệu trong iPhone sẽ bị mất đi, giúp người dùng bảo mật thông tin.
Đối với nhiều người, việc thiết lập iPhone ở chế độ tự xóa dữ liệu sau khi quá nhiều lần thử mật khẩu không thành công thực sự rất đáng sợ. Tuy nhiên, bạn cần được hiểu tại sao Apple tích hợp chúng vào iPhone và tính bức thiết của nó như thế nào.
Cụ thể, bên trong cài đặt của iPhone là tùy chọn xóa tất cả dữ liệu trên điện thoại của bạn sau 10 lần thử mật mã không chính xác. Tùy chọn này vẫn có thể bị tắt đi. Điều này được lý giải là nếu người lạ cố tình mở khóa điện thoại của bạn và thất bại quá nhiều lần, bạn có nguy cơ mất mọi dữ liệu.
Độ bảo mật trên iPhone là rất cao.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo John Gruber – blogger chuyên theo dõi từng đường đi nước bước của Apple, việc xóa dữ liệu trong iPhone không hề đơn giản. Người đàn ông này giải thích như sau: “Sau lần thử thứ 5 thất bại, iOS yêu cầu người mở khóa đợi hết thời gian chờ 1 phút trước khi thử lại lần tiếp theo. Sau lần thử thứ 6, bạn sẽ có thời gian chờ tăng lên 5 phút. Sau lần thứ 7, thời gian là 15 phút. Do đó, tới lần mở khóa thứ 10, tổng thời gian chờ sẽ lên tới hơn 3 tiếng đồng hồ.”
Vì vậy, việc một đứa trẻ hay bạn bè của bạn vô tình xóa dữ liệu khi nhập sai mật khẩu 10 lần rất khó có thể xảy ra. Mặt khác, việc bật tính năng này có thể bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong điện thoại không rơi vào tay kẻ xấu nếu bị mất hoặc bị đánh cắp.
Để bật tính năng này, người dùng cần vào mục Cài đặt (Setting), chọn Touch ID & Mật mã (Touch ID & Passcode). Người dùng sẽ được nhắc nhở nhập mật mã, sau đó lướt xuống dưới cùng để bật “Xóa dữ liệu” – Erase Data.
Theo Danviet.vn
Google, Facebook bị kiện gần 8 tỉ USD vì vi phạm luật GDPR
Hai doanh nghiệp hàng đầu trên internet bị người dùng cáo buộc vi phạm các quy định mới về bảo mật và dữ liệu tại châu Âu.
Người dùng kiện Google và đòi bồi thường 3,7 tỉ USD ẢNH: AFP
Trong những ngày đầu luật chung về bảo mật dữ liệu (GDPR) có hiệu lực, hàng loạt công ty kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực internet đã phải thay đổi chính sách riêng tư và thu thập dữ liệu nhằm phù hợp với các quy định mới.
Tuy nhiên vẫn có tranh cãi cho rằng những gì Google đang làm là chưa đủ.
Theo Android Authority, một nhà hoạt động về quyền riêng tư có tên Max Schrems đã lên tiếng chỉ trích hoạt động thu thập dữ liệu của Google. Công dân Áo này đã đâm đơn kiện "gã khổng lồ tìm kiếm" với khoản yêu cầu bồi thường 3,7 tỉ USD.
Schrmes cũng kiện Facebook cùng hai công ty con của thương hiệu này là Instagram và WhatsApp. Đơn kiện Facebook đòi số tiền tới 3,9 tỉ USD.
Dù Google, Facebook hay Instagram, WhatsApp đều thay đổi chính sách về quyền riêng tư, Schrems cho rằng các doanh nghiệp này đã vi phạm luật GDPR.
Một phần trong GDPR nêu rõ người dùng có thể chọn tham gia hoặc không đối với các chính sách cụ thể khi nói đến quyền riêng tư và thu thập dữ liệu, không có quy định chấp nhận mọi thứ hoặc bị cấm sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên theo ông Schrems, các hãng nêu trên đã phạm đạo luật này bằng cách yêu cầu người dùng chấp nhận hoặc từ chối những thay đổi đối với chính sách quyền riêng tư của họ. Nếu từ chối các thay đổi, họ không thể sử dụng dịch vụ.
Google cho biết hãng xây dựng chính sách riêng tư và bảo mật cho sản phẩm từ những ngày đầu tiên và khẳng định "tuân thủ mọi quy định trong GDPR của EU". Trong khi đó, phát ngôn viên Facebook tuyên bố hãng không sai phạm và đơn vị đã phải "chuẩn bị trong 18 tháng qua để chắc chắn đáp ứng đủ yêu cầu của GDPR".
Anh Quân
Theo Thanhnien
Google sở hữu dữ liệu người dùng nhiều hơn cả Facebook Google sở hữu dữ liệu của hàng tỷ người dùng qua nhiều nển tảng từ tìm kiếm, trình duyệt web, Youtube, hệ điều hành Android... Bê bối của Facebook gần đây gây ra nhiều lo ngại với ngành công nghiệp quảng cáo trực tuyến đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, theo The Wall Street Journal,...