Nếu không muốn chơi Artifact, đây là 6 tựa game bài vô cùng hấp dẫn mà game thủ không nên bỏ lỡ
Tạm bỏ qua Artifact, bạn hoàn toàn có thể thử sức mình với những game bài sau.
Mặc dù siêu phẩm Artifact đã chính thức được Valve tung ra mắt, nhưng xem ra, sức hút của nó vẫn chưa quá lớn so với kỳ vọng của nhà phát hành này. Tuy được ủ hàng khá lâu cũng như giới thiệu và quảng cáo vô cùng cuốn hút, tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người ngần ngại thử sức với tựa game này.
Đầu tiên, Artifact không phải là một tựa game miễn phí. Tuy rằng giá thành của nó cũng không đắt như Call of Duty: Black Ops 4, thế nhưng đối với nhiều thị trường, điển hình như Việt Nam chẳng hạn, điều này sẽ hạn chế khá nhiều sự tiếp cận của các game thủ. Thêm vào đó, cơ chế chơi game có phần phức tạp cũng như việc Valve lộ rõ ý đồ hút máu các game thủ đang được được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các diễn đàn Artifact khiến cho tựa game này gặp phải khá nhiều vấn đề.
Và nếu là một người chơi ưa thích các tựa game bài, bỏ qua Artifact, bạn hoàn toàn có thể thử sức mình với những cái tên dưới đây.
Tất nhiên, thật khó có thể phủ nhận rằng Hearthstone, siêu phẩm của Blizzard đang đươc coi là vua của các trò chơi thẻ bài trực tuyến. Ra mắt từ năm 2014, Hearthstone mang tới một sự hồi sinh cho dòng game khá kén người chơi này.
Siêu phẩm nhà Blizzard vẫn đang là tựa game cực kỳ hút khách
Không quá khó hiểu khi nhiều người chơi Hearthstone cực kỳ háo hức với Artifact. Nhưng sau khi chơi thử vài lần, họ quyết định quay trở lại với tựa game của nhà Blizzard. Dễ hiểu, hấp dẫn, dễ kiếm thẻ bài hơn và nhất là có lượng người chơi đông đảo, Hearthstone vẫn đang chứng tỏ vị thế độc tôn của mình trong dòng game này.
Không giống các tựa game bài khác, trong Gwent, bạn không có điểm gốc cũng như các thẻ bài tấn công và phá hủy đối thủ. Thay vào đó, cơ chế hoạt động của nó khác hoàn toàn. Ở đây, chúng ta sử dụng các thẻ bài rồi sau đó đọ điểm, ai cao hơn 2/3 vòng sẽ là người thắng cuộc.
Gwent sở hữu cơ chế khác hoàn toàn với các game bài khác
Nói đơn giản là vậy thôi, chứ chơi Gwent cũng cực kỳ phải dùng nhiều não đấy. Đặc biệt, tựa game này thường xuyên thưởng cho người chơi những gói bài mới, khiến cho nó được coi là trò chơi phù hợp nhất với con nhà nghèo đấy.
Tương tự như Gwent, Duelyst cũng có cho mình một gameplay hoàn toàn khác biệt. Ý tưởng của nhà sản xuất Keith Lee – người tách ra từ Blizzard là tạo ra một tựa game chiến thuật ô đánh theo lượt kết hợp dạng thẻ bài, có thể gọi tắt là dòng game SRPG (Strategy RPG – nhập vai chiến thuật) và có phần khá giống với series Final Fantasy Tactics.
Trong Duelyst, bạn phải linh hoạt và tinh tế khi di chuyển các quái vật
Lối đánh trong Duelyst đi theo hướng dàn quân, đánh theo lượt trên bản đồ chia ô. Bạn có thể triệu hồi các quái vật của mình, di chuyển nó và áp dụng các chiến thuật khác nhau để tìm kiếm chiến thắng.
Magic: The Gathering Arena
Nếu bạn là fan của các tựa game bài trực tuyến, sẽ chẳng có lý do gì mà không thử Magic: The Gathering Arena cả. Thực tế đây là một phiên bản mới hết sức ấn tượng của Magic: The Gathering – trò chơi thẻ bài ma thuật vô cùng nổi tiếng đã ra mắt từ lâu và sở hữu một thế giới ảo rất có chiều sâu với nhiều sự kiện cùng cả loạt các chủng tộc độc đáo.
Magic: The Gathering Arena – tựa game bài vô cùng nhức não
Có đồ họa tương đối đẹp, cốt truyện cuốn hút và gameplay cũng hấp dẫn cực kỳ, thế nhưng bạn sẽ phải vô cùng nhức não trước các loại chiến thuật khác nhau trong Magic: The Gathering Arena đấy.
Eternal
Nếu nhìn qua, Eternal có khá nhiều nét tương đồng với Hearthstone, tuy nhiên, nó vẫn tồn tại cho mình những bản sắc riêng.
Nhìn qua thì Eternal có nhiều nét khá giông với Hearthstone
Thậm chí, nhiều người cho rằng Eternal xứng đáng được coi là siêu phẩm, là sự kết hợp hoàn hảo giữa Hearthstone và Magic: The Gathering Arena khi bạn vẫn có thể kích hoạt bài trong lượt của đối thủ, lựa chọn người bảo vệ của mình… Tuy không quá nổi tiếng, nhưng chắc chắn đây là tựa game bài vô cùng đáng chơi.
The Elder Scrolls: Legends
The Elder Scrolls: Legends có đặc điểm là chia đôi lane trong mỗi trận đấu. Bạn sẽ bắt đầu với 1 Magica (Mana), và dùng nó để triệu hồi những lá bài quái vật với lượng Magica mỗi turn lại tăng lên 1 điểm. Những con quái vật cũng có nhiều chiêu thức quen thuộc như Guard (Taunt đối phương), Ward (lá chắn) và Charge (tấn công)…Mỗi đường sẽ chỉ có thể tấn công lẫn nhau hoặc game thủ điều khiển đối địch, chứ không thể đá sang đường còn lại.
The Elder Scrolls: Legends có tới hai chiến trường
Thậm chí nhiều người cho rằng, Artifact cũng đú đởn và học theo The Elder Scrolls: Legends trong cách chia lane tương đối thú vị này. Đây cũng là tựa game cực kỳ hấp dẫn ở thời điểm hiện tại đấy.
Theo GameK
Đánh giá Thronebreaker: The Witcher Tales: Khi Gwent kết hợp với Heroes III
Mặc dù không lấy bối cảnh vào thời của seri chính, nhưng Thronebreaker: The Witcher Tales vẫn là một trò chơi có sự đầu tư lớn của CD Projekt.
Không phải là một game ARPG như seri chính, Thronebreaker: The Witcher Tales kết hợp giữa game phiêu lưu và card game (gần giống như Gwent). Nhân vật chính của game là Meve - nữ hoàng vương quốc Lyria và Rivia, các sự kiện trong game diễn ra khi lãnh địa của Meve bị quân Nilfgaardian xâm chiếm, khiến cô phải trực tiếp ra tiền tuyến chiến đấu.
Là một game "con" của Gwent nên không có gì lạ khi lối chơi của Thronebreaker: The Witcher Tales chủ yếu xoay quanh thể loại card game. Chiến trường của game chia làm 2 bên đối diện nhau, nhiệm vụ của mỗi phe là làm sao có thể đánh bại đối thủ 2 trên 3 lượt để giành chiến thắng cuối cùng. Một bộ bài trong Thronebreaker: The Witcher Tales có tối đa 25 lá, nhưng khác với các thể loại card game khác, sẽ không có chuyện rút bài sau mỗi lượt mà người chơi sẽ được lựa chọn những lá bài mình muốn từ đầu.
Điều này để giảm thiểu tối đa vấn đề hên xui của thể loại card game, mỗi ván bài được chia làm 3 phase chính, mỗi phase như vậy hai bên sau khi lựa chọn xong số bài của mình sẽ bắt đầu đẩy chúng lên chiến trường theo lượt tuần tự. Mỗi lá bài sẽ không có chỉ số công/thủ thông thường, mà chúng sở hữu điểm (máu) tương ứng, nếu như kết thúc một phase mà bên nào có tổng điểm cao hơn sẽ là người chiến thắng phase đó, bên nào giành được 2 phase trước sẽ là người chiến thắng cuối cùng.
Lối chơi của Thronebreaker: The Witcher Tales đòi hỏi một sự tính toán cực lớn, vì mỗi lượt người chơi chỉ có thể ra đúng một lá bài mà thôi. Game chia ra làm 2 lane trên và dưới - tương ứng cho lính cận chiến và bắn xa, tuy các lá bài không thể tấn công nhưng chúng có những kỹ năng riêng để làm hạ số tổng điểm của đối thủ. Gần như tất cả bài trong Thronebreaker: The Witcher Tales đều có thể kết hợp với nhau, một điểm nữa là số lượng slot trên bàn đấu có giới hạn và cứ không phải chỉ cần quăng bừa bài lên cho nhiều điểm là sẽ thắng.
Trong Thronebreaker: The Witcher Tales cũng có hero, cụ thể Meve cũng sẽ tham gia trận chiến bằng việc buff cho quân lính dưới quyền. Ngoài ra cũng tồn tại một số lá bài đặc biệt theo dạng tướng quân, chúng có các tuyệt chiêu mạnh vô đối như copy các quân lính cạnh bên, reset lại toàn bộ kỹ năng của đồng đội hoặc nhân số tổng điểm tùy theo số lính trực thuộc. Các tướng quân này có thể thu được trong quá trình chơi, do đó Thronebreaker: The Witcher Tales vừa giống như game RPG lại vừa pha một chút Heroes III.
Một điểm hay của Thronebreaker: The Witcher Tales là nó kết hợp việc di chuyển trên bản đồ, nhặt tiền và nâng cấp thành rất giống với seri Heroes of Might and Magic. Thay vì là những thành phố thì Meve sẽ xây dựng doanh trại của mình, bạn có thể mở nó ra bất kỳ lúc nào miễn là đủ tài nguyên. Như đã nói các lá bài cũng chính là quân đội của Meve, người chơi cần phải craft ra chúng trước tại doanh trại rồi mới có thể sử dụng.
Ngoài những tài nguyên quen thuộc như gỗ và vàng, thì Thronebreaker: The Witcher Tales giới thiệu thêm một loại nữa là Tân binh (recruit) - tượng trưng bằng dấu hiệu sắt ở thanh dự trữ. Đây có thể xem như đám lính dự bị trước khi biến thành các lá bài chính thức trên chiến trường, mỗi lá bài sẽ tốn một lượng lính nhất định, càng lên cấp cao thì chúng càng tốt hơn.
Tân binh là loại tài nguyên có số lượng cực kỳ giới hạn, ngoài công việc chính là để biến thành các bài thì chúng còn dùng trong những nhiệm vụ phụ - thí dụ như Meve phải để lại một số Tân binh để xây dựng lại giữ các thị trấn bị tàn phá, hoặc bảo vệ người dân của mình. Thronebreaker: The Witcher Tales khá giới hạn số lượng lính mà người chơi có, nên việc test thử chiến thuật trong phần chơi chiến dịch bị giới hạn.
Có 2 dạng trận đánh chính trong Thronebreaker: The Witcher Tales là đánh thưởng - người chơi sử dụng bộ bài của mình để chiến đấu theo luật mặc định, cái còn lại là giải đố trong một nước - lúc này game sẽ giới hạn một số lá bài cho sẵn, bạn phải làm sao đó để hoàn thành tất cả các yêu cầu nó đề ra. Cả 2 thứ này đều cực khó, vì đấu thường thì đối thủ luôn mạnh hơn, còn giải đố thì bạn sẽ phải làm hàng chục lần cho đến khi ra được kết quả chính xác.
Thronebreaker: The Witcher Tales không có chế độ save giữa trận đồng nghĩa nếu đánh thua là cứ chịu khó làm lại từ đầu nhé, tài nguyên trong game có giới hạn nên ngay từ đầu bạn phải xác định mình sẽ nâng cấp cái gì và dùng lá bài nào. Ngoài ra thì Thronebreaker: The Witcher Tales cũng không phải chỉ là một card game thông thường, người chơi sẽ phải đưa ra các lựa chọn trên cương vị của Meve là nữ hoàng của hai vương quốc Lyria và Rivia.
Trong Thronebreaker: The Witcher Tales, bạn có thể lựa chọn làm một người trị vì tốt nhưng mềm lòng, hoặc sắt đá nhưng tàn nhẫn. Tùy theo các lựa chọn này mà cốt truyện sẽ thay đổi, kéo theo đám quân lính dưới quyền rẽ nhánh sang nhiều loại kỹ năng tương ứng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới việc bạn sẽ trải nghiệm game ra sao, thành ra Thronebreaker: The Witcher Tales có giá trị chơi lại rất lớn.
Đồ họa trong Thronebreaker: The Witcher Tales làm theo kiểu vẽ tay 2D truyền thống, đặc biệt các lá bài được thiết kế cực kỳ sống động, nhất là bọn quái vật máu me vô cùng ấn tượng. Toàn bộ các nhân vật trong game đều được lồng tiếng, cho thấy sự đầu tư tuyệt vời của CD Projekt, mặc dù ban đầu Thronebreaker: The Witcher Tales chỉ là dự án phụ của Gwent.
Hiện tại thì Thronebreaker: The Witcher Tales đang được các trang tin đánh giá ở mức 9/10, cho thấy chất lượng của nó không thua kém bất kỳ tựa game RPG nào trên thị trường. Nếu là một fan của dòng The Witcher thì đây chắc chắn là thứ mà bạn cần phải chơi đấy.
Theo motgame
Sau bao năm chờ đợi, cuối cùng chân tướng của Diablo 4 sắp lộ diện Tại Blizzcon 2018, tương lai của dòng game Diablo sẽ chính thức được tiết lộ Blizzard hiện tại đã ra thông báo về lịch trình cho BlizzCon 2018, điều này dường như đã hé lộ rằng sẽ có thêm những tin tức về tương lai của loạt Diablo. Sau lễ khai mạc của BlizzCon 2018, bảng điều khiển đầu tiên mà Blizzard đã...