“Nếu không hợp tác với Nga, phương Tây khó giải quyết vấn đề Syria”
Theo Henry Kissinger, Phương Tây cần phải hợp tác với Nga nếu không sẽ không thể đạt được bất cứ sự đồng thuận nào về vấn đề Syria.
Báo chí Nga đưa tin cho biết, nói trên báo Đức Handelsblatt ngày 29/12, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger cho biết, giới lãnh đạo Mỹ từng muốn dạy cho Nga một bài học trước khi khởi động thương lượng trong bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ông Henry Kissinger.
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger nói rằng, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đóng vai trò trung tâm và quyết định trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ có vẻ như đã có ý định muốn dạy choTổng thống Nga Vladimir Putin một bài học trước khi có thể bắt đầu đàm phán.
Video đang HOT
Theo Henry Kissinger, Phương Tây cần phải hợp tác với Nga nếu không sẽ không thể đạt được bất cứ sự đồng thuận nào về vấn đề Syria.
Trước đó, vào tháng 11/2014, Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng đưa ra bình luận cho rằng cách tiếp cận của phương Tây với cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ucraine này là một sai lầm chết người.
Ông Henry Kissinger khi đó đã đưa ra một dự báo ảm đạm về tình hình địa chính trị mới đang hình thành trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine diễn ra khi đó và dự đoán của ông cũng tương đối phản ánh đúng tình hình chính trị và ổn định ở Ucraine hiện nay.
Theo nhận định của nhà cựu ngoại giao 92 tuổi, phương Tây từng đang đứng trên bờ vực của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới và cho rằng cách tiếp cận của phương Tây với cuộc khủng hoảng này là một sai lầm chết người.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ cho rằng nguy cơ xảy ra Chiến tranh Lạnh mới là có thật và “chúng ta không thể bỏ qua nó” vì mối nguy hiểm này có thể dẫn tới một thảm kịch.
Với cuộc khủng hoảng ở Ucraine, ông Kissinger cũng từng nhận định rằng phản ứng của Nga đối với vấn đề Ukraine cũng không tương xứng dù thừa nhận rằng Ukraine luôn luôn có một ý nghĩa đặc biệt đối với Nga.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Lãnh đạo châu Âu họp khẩn về vấn đề người di cư
Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) diễn ra vào hôm nay, 23/9, được dự báo khó mang lại kết quả tích cực trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng người di cư.
Vấn đề người di cư tiếp tục đặt ra những thách thức mới cho châu Âu. Ảnh: AP
Trước đó một ngày, cũng tại Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Nội vụ các nước thành viên EU nhất trí phân bổ 120.000 người di cư trên khắp châu lục.
Kết quả bỏ phiếu với đa số phiếu tán thành, người di cư sẽ được chuyển từ Ý, Hy Lạp và Hungary sang các nước khác thuộc EU. Tuy nhiên, việc Romania, CH Czech, Slovakia và Hungary bỏ phiếu không chấp nhận hạn ngạch bắt buộc này đã dự báo những khó khăn sẽ diễn ra tại cuộc họp thượng đỉnh EU vào hôm nay 23/9.
Theo kế hoạch, tại hội nghị thượng đỉnh, lãnh đạo các quốc gia thuộc EU dành phần lớn thời gian thảo luận về cuộc khủng hoảng di cư từ Trung Đông và châu Phi sang EU; tìm kiếm giải pháp thúc đẩy viện trợ cho những người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các nước Trung Đông khác; thắt chặt kiểm soát biên giới để ngăn chặn dòng người tị nạn vì nghèo đói và chiến tranh.
Theo giới quan sát, căn cứ theo sự phức tạp của tình hình cũng như kết quả tại hội nghị Bộ trưởng Nội vụ hôm 22/9, hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của EU được dự báo sẽ khó có thể đưa ra những quyết sách mang tính đột phá về vấn đề người di cư vốn đòi hỏi sự đồng thuận của các quốc gia thành viên.
Trước khi diễn ra các cuộc họp này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi lãnh đạo 28 nước thành viên EU thể hiện "vai trò lãnh đạo và lòng trắc ẩn" của mình trong bối cảnh cả châu Âu đang phải "oằn mình" đối phó với dòng người di cư khổng lồ, hầu hết đến từ các quốc gia xung đột như Syria, Iraq.
Ông Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ngày càng xấu đi, khi mà nhiều nước châu Âu dựng hàng rào, đóng cửa biên giới, thiếu các cơ cơ sở tiếp nhận những người di cư và đặc biệt nhiều nước có những hành động đối xử khắc nghiệt đối với những người di cư khốn khổ.
TheoTPO
Theo_Giáo dục thời đại
Cuộc gặp Bộ trưởng Nội vụ EU sẽ đưa ra được quyết định mới về vấn đề người tị nạn? Liên hiệp châu Âu (EU) rối bời trước dòng người tị nạn đang ồ ạt tràn tới. Trong bối cảnh ấy, các nhà chức trách EU vẫn chưa tìm ra được những điểm chung cho toàn khối để giải quyết tận gốc vấn đề. Liệu Bộ trưởng Nội vụ các nước EU có đưa ra được những quyết định quan trọng trong việc...