Nếu không còn yêu nhau
Vợ chồng em đã từng yêu nhau nhiều như thế, đã hạnh phúc nhiều như thế, đã hẹn thề bao lời yêu thương. Em nói em không quên, và em biết có lẽ chồng em còn nhớ. Chỉ là em vẫn hoang mang không hiểu tại sao mọi sự lại đến nông nỗi này.
Ảnh minh hoạ
Người ta nói, hôn nhân hoàn toàn khác với tình yêu. Bởi khi đã về chung một nhà, cũng có nghĩa là lột trần tính cách nhau ra để sống. Có nhiều người rất khó để thích nghi nhau, và hoảng hốt nhận ra người ta đang gọi là vợ là chồng không giống người ta đã từng yêu trước khi cưới. Chỉ có thể là chấp nhận và tập quen dần với cách sống của nhau. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nếu vượt qua được 5 năm đầu tiên, thì quãng thời gian tiếp theo hôn nhân sẽ rất dễ dàng. 5 năm để tập thích nghi nhau hẳn là không ngắn nhưng cũng không phải quá dài cho một cuộc hôn nhân bền vững.
Nhiều người khi đứng trước ngưỡng cửa của sự đổ vỡ vẫn không hiểu vì sao lại nên nông nỗi. Vì sao đã không còn có thể cùng nhau tỉ tê những dự định, những băn khoăn về tương lai? Vì sao càng ngày càng ít đi những cử chỉ yêu thương, những nhẹ nhàng trìu mến? Vì sao càng ngày càng cảm thấy không hiểu nhau, càng ngày càng ngại chia sẻ những nỗi niềm, lo lắng? Chồng tự đẩy vợ xa những lo lắng của chính mình. Vợ không để chồng đến gần những điều mình đang suy nghĩ. Chẳng có xung đột gì lớn lao, cũng chẳng hề cãi cọ, mọi thứ cứ thế, tẻ nhạt dần mà xa nhau.
Khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, chắc chắn sẽ có những nguyên nhân, có thể do một người, có thể do từ hai phía. Tôi đã chứng kiến nhiều gia đình vỡ tan trong nước mắt, trong dằn vặt, hận thù. Người ta tìm cách đổ lỗi cho nhau, tìm cách làm cho đối phương đau khổ. Một người đã từng là tất cả, nay bỗng thành không là gì cả, chấp nhận điều đó dĩ nhiên rất khó khăn. Nhưng do ai thì cuối cùng cũng vẫn là chia ly. Người muốn chối bỏ và người bị chối bỏ, chẳng có ai nhẹ nhàng. Cần gì phải ồn ào, cần gì phải ầm ĩ. Trách móc dằn vặt nhau để được gì và làm gì nữa.
Hôn nhân không phải là nơi con thuyền tình yêu cập bến. Hôn nhân chính là nơi hai người yêu nhau quyết định cùng giăng buồm ra khơi. Tình yêu lớn hay nhỏ, đậm sâu hay mong manh chỉ có thể tỏ tường khi trải qua những con sóng đời nghiêng ngả. Chẳng ai muốn tổn thương, mất mát nhưng nhờ nó mà người ta mới nhận ra mình thực sự trưởng thành, biết cách tiết chế những nỗi đau, biết buông bỏ những điều không thể giữ. Chẳng phải vì không biết đau, chẳng phải vì cao thượng, mà bởi vì đã yêu đủ nhiều, đau đủ nhiều để hiểu: Một khi tình yêu đã không còn thì níu kéo cách gì cũng trở nên vô nghĩa.
Vậy nên tôi bảo em, nếu thực sự tình cảm đã nhạt nhẽo đến mức không còn thiết tha muốn nêm gia vị để đổi thay, hãy chia tay bằng cách nhẹ nhàng nhất có thể. Khoảng trống trong tim do một người ra đi để lại, chắc chắn sẽ có một hình bóng khác lấp đầy. Thời gian sẽ giúp chúng ta bôi xóa những yêu thương từng có, và cả những nỗi đớn đau đang hiện hữu lúc này.
Video đang HOT
Người ta vẫn nói yêu là ích kỷ, nhưng tôi vẫn nghĩ yêu là bao dung, là mong cho người đó hạnh phúc, dù hạnh phúc đó không phải do mình mang đến. Ai làm cho ai hạnh phúc có quan trọng gì đâu .Quan trọng là nếu không còn yêu nhau thì cũng chẳng nên làm cho nhau buồn đau thêm nữa.
Theo Dân Trí
Tết - các nàng dâu sao cứ phải khốn khổ tìm cách làm hài lòng mẹ chồng, nhà chồng...?
Chẳng biết từ khi nào mà cứ Tết đến là các nàng dâu lại phải cố làm hài lòng bố mẹ chồng, chị chồng, anh chồng, em chồng thậm chí là cháu chồng? Tôi thấy buồn và bực bội lắm.
Đấy cứ cố đòi hỏi chúng ta rồi cũng phải có ngày các nàng dâu tức nước vỡ bờ chứ. (Ảnh minh họa)
Tết đến sau lưng rồi, bao nhiêu dồn nén những ngày qua xin được mượn "đất" của mục để tâm sự. Tôi thấy buồn và bực bội lắm. Lòng các nàng dâu đã đủ nặng rồi, tại sao lại phải nhồi nhét thêm vào, để rồi lại tuôn xả vào lúc không ai ngờ nhất?
Tết là thời gian để nghỉ ngơi, sum họp, đi thăm họ hàng, có phải để vất vả mệt mỏi đâu? Tôi thấy nhiều chị em kêu ca đủ chuyện về Tết, từ sắm Tết, tới biếu Tết rồi ăn Tết ở đâu cho hài lòng hai bên gia đình. Rồi cỗ bàn quần quật suốt mấy ngày Tết... Như vậy thì Tết biến thành những ngày khổ sai chứ có vui sướng gì đâu? Phải chăng cùng cảnh làm dâu, người sướng người khổ cũng đều ở hết nhà chồng?
Còn 2 tuần nữa Tết mới đến nhưng ở cơ quan tôi Tết đã về được cả tháng rồi. Các chị đừng nghĩ vội là chúng tôi được thưởng Tết sớm hay được tung tăng liên hoan. Mà là cả tháng nay đi làm các cô có chồng ai cũng than ngắn thở dài với các khoản chi tiêu mua sắm. Có khi cái khoản tiền mừng tuổi bố mẹ đẻ mình phải viết sau cùng. Đến lúc thâm hụt thì lại cắt xén luôn koản đó chứ đâu. Rồi mừng tuổi bố mẹ đẻ thì bèo bọt nhưng đố ai dám mừng tuổi bố mẹ chồng ít đấy.
Hơn 20 năm nuôi con gái, lo cho ăn học đàng hoàng. Vậy mà cưới chồng là coi như con của người ta luôn. Tôi nói không sai đâu các chị thử nghĩ xem có đúng không? Tết các chị muốn về nhà bố mẹ cũng phải mở lời xin phép, có khi còn phải phụ thuộc vào tâm tình của bố mẹ chồng lúc đó tốt hay xấu nữa.
Phải chăng cùng cảnh làm dâu, người sướng người khổ cũng đều ở hết nhà chồng? (Ảnh minh họa)
Bản thân tôi đây lấy chồng ngót nghét cũng 8 năm rồi chứ ít gì. Tôi nói thật năm đầu còn hồ hởi chứ từ năm thứ 2 trở đi là tôi đã ngao ngán với nhà chồng mỗi khi Tết về rồi.
Sáng qua mẹ chồng gọi tôi lại nói chuyện mà tôi nẫu cả ruột. Bà đưa cho tôi một tờ giấy dài ngoằng những khoản chi tiêu sắm Tết. Đã vậy bà còn nói: "Thôi, Tết sắm thế này là đủ con nhé! Mà năm nay không phải mừng tuổi bố mẹ làm gì cho tốn kém". Vâng, riêng tờ giấy bà đưa cho tôi tính sơ sơ cũng gần hai chục triệu chứ ít gì. Mấy cô chị chồng nhà tôi lúc nào cũng bảo mẹ chồng tôi lẩm cẩm. Nhưng mà các chị xem, như thế kia thì lẩm cẩm ở đâu?
Năm nào mẹ chồng tôi cũng nói: "Sắm thế này thôi", nhưng rồi Tết đến, sắm vẫn phải sắm và mừng tuổi, biếu quà vẫn phải biếu chứ không thì lại mang tiếng con dâu keo kiệt. Phận làm dâu của chị em chúng ta vốn thế mà.
Nhiều chị ở với bố mẹ chồng còn khổ hơn. Mình có tiền đấy nhưng thích cái gì có khi chẳng dám mua mà phải hỏi bố mẹ chồng trước. Trái ý ông bà thì coi như khó sống. Thế nên người ta mới nói, tốt trăm điều không ai khen nhưng sai một lần là chê cả đời.
Năm ngoái hàng xóm nhà tôi mẹ chồng con dâu cãi nhau đúng vào ngày 30 Tết cũng vì mẹ chồng o ép quá. Lương thưởng 2 vợ chồng nhà chị ấy được gần 20 triệu mà đòi sắm đủ thứ nào đào nào quất, nào trâu gác bếp với hoa quả bánh kẹo nhập ngoại. Đấy cứ cố đòi hỏi chúng ta rồi cũng phải có ngày các nàng dâu tức nước vỡ bờ chứ.
Ấy là chưa kể đến khoản cỗ bàn ngày Tết. Giờ nhiều chị vẫn phải ngậm đắng nuốt cay mà hùng hục làm cỗ bàn mời họ hàng từ chiều 30 đến hết mấy ngày Tết cho đủ nghi thức cổ truyền đó thôi. Chẳng nói đâu xa, chính tôi đây, mấy năm đầu về làm dâu, năm nào cũng dậy sớm sửa soạn món ngon để thắp hương rồi đãi khách. Đến khi hết cỗ bàn cũng cỡ lẽ "à hết Tết rồi". Và vui chơi, nghỉ ngơi ngày Tết chỉ là giấc mơ xa vời!
Bánh chưng với giò chả thì sẵn rồi, nhưng nào nem rán, nào bò xào, sốt vang, gà hầm... lại còn được mẹ chồng bảo nhớ đổi món cho đỡ ngán. Thành ra hôm nào cũng bận lên bận xuống. Tết mà đầu bù tóc rối, quần áo đầy mùi dầu mỡ, đi ra đi vào dọn dẹp rửa bát, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Nhưng thấy mẹ chồng hài lòng nên cũng cắn răng mà chịu, không dám ý kiến gì. Lúc đó sao mà sợ Tết quá.
Mấy năm ấy, tôi chỉ mong gặp vài đứa bạn cùng cảnh làm dâu với mình mà than thở, mà xả xì-trét cho đỡ bức bối trong lòng.
Cho đến năm ngoái, nhìn đứa bạn thân của tôi, đến nhà tôi chúc Tết một cách nhàn nhãn, ăn mặc sang chảnh mà tôi thấy ghen tị quá. Hỏi ra mới biết nó kể bí quyết là làm Tết gọn thôi, nói trước với mẹ chồng là năm nay chỉ ăn thế này thế kia thôi. Rồi sắm đồ về 29 - 30 Tết thì chịu khó chia từng túi cho từng bữa, đến bữa cứ thế mà mở ra, thời giờ ăn ít chơi nhiều mới là Tết.
Nghe nó nói mà tôi thấy đúng là tôi đang tự làm khổ mình. Mà có lẽ cũng nhiều chị em cũng giống tôi đang tự mua dây quàng chân mình, đang phải gồng quá sức, im lặng trước nhà chồng mà dồn nén bao khó chịu. Rồi có ngày tức nước vỡ bờ như cô hàng xóm nhà tôi.
Năm nay tôi cũng đã nói với mẹ chồng rồi. Sắm thì tôi sẽ cố sắm cho đủ, nhưng khoản ăn uống tôi sẽ cắt bớt dần. Không có chuyện hùng hục làm cỗ, hùng hục dọn dẹp, hùng hục rửa bát như mấy năm trước nữa. Tết đến, ai cũng cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi, đi chơi cho thoải mái. Cớ gì bắt các nàng dâu chúng tôi phải túc trực ở nhà để làm vui lòng bố mẹ chồng và khách khứa của bố mẹ? Các chị cùng cảnh làm dâu thấy thế nào?
Theo Afamily
Không còn yêu nhau thì cũng đừng làm kẻ thù... Đừng ghét em anh nhé! Mình không còn là người yêu nhưng em cũng không mong chúng ta là kẻ thù. Dù sao thì cả em và anh cũng đã từng rất yêu nhau, yêu nhau thật lòng rồi đúng không anh?. Mình chia tay anh nhé! Đi với nhau như thế đủ rồi, mình chia tay đi anh. Sau quãng thời gian...