Nếu không có doanh nghiệp FDI, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất khó phát triển!
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, và ông khẳng định rằng, ngành CN phụ trợ sẽ không được khắc phục nếu không có sự hợp tác của các doanh nghiệp FDI.
Trong gần 30 năm qua kể từ khi Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng góp to lớn cho Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ví họ là những “công binh mở đường” cho kinh tế Việt Nam, không những đóng góp cho kinh tế mà còn đóng góp nhiều cho an sinh xã hội, như những con ong làm mật và thụ phấn cho các loài hoa.
Trong buổi đối thoại chính sách đầu tư 2016 diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, doanh nghiệp FDI vẫn là thành phần kinh tế quan trọng của đất nước, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút FDI để các doanh nghiệp FDI coi Việt Nam như ngôi nhà của mình. Những năm qua, hình ảnh doanh nghiệp FDI có thể chưa được đẹp khi một số doanh nghiệp hủy hoại môi trường, chuyển giá, suất đầu tư lớn ảnh hưởng đến việc thu thuế, diện tích đất quá nhiều, nặng về gia công, dự án chậm triển khai… tuy nhiên đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Vấn đề là hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa chặt chẽ đã dẫn đến một số doanh nghiệp thực hiện thiếu nghiêm túc, do vậy cần phải có cơ chế chính sách để điều chỉnh cho phù hợp.
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn chỉ ra rằng những yếu kém trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam sẽ không được khắc phục nếu không có sự hợp tác của các doanh nghiệp FDI. Ông cũng cho rằng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất khó phát triển nếu không có sự chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp FDI.
Nếu không có DN FDI, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất khó phát triển!
Video đang HOT
Công nghiệp phụ trợ có 3 cấp: cấp cao nhất là đòi hỏi trình độ công nghệ nhất định, thường nằm ở các tập đoàn lớn, có trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển), ở cấp độ này chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam không tham gia được. Cấp thứ hai là cuộc chơi giữa các doanh nghiệp với công nghệ đã được hình thành bởi các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Việt Nam cũng không tham gia nổi vì không có vốn và công nghệ. Cấp thứ ba, cũng là cấp thấp nhất không ảnh hưởng gì đến sản phẩm của doanh nghiệp mà chỉ cần cung cấp nhanh và rẻ, nhưng doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể cạnh tranh được ở phân khúc này với doanh nghiệp Trung Quốc.
Như vậy, cả 3 cấp công nghiệp phụ trợ, Việt Nam đều đứng ngoài do thiếu vốn, thiếu công nghệ, điều này cho thấy sự bế tắc của các doanh nghiệp Việt Nam với bài toán con gà – quả trứng điển hình. Các doanh nghiệp FDI đều nói rằng muốn hỗ trợ nhưng doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu, trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại nói rằng họ không dám đầu tư khi không có vốn, không có công nghệ và quan trọng là không biết sản phẩm làm ra sẽ cung cấp cho ai.
“Tôi mong muốn các doanh nghiệp FDI chia sẻ với doanh nghiệp Việt Nam, hợp tác, bổ sung và hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam để cùng nhau có lợi, lúc ấy mới nói công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển, nếu không thì muôn đời công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cũng không phát triển được,” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói. “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam đồng hành được với các doanh nghiệp FDI là tốt nhất, chứ không phải hạn chế doanh nghiệp nước ngoài để doanh nghiệp Việt Nam tiến lên”.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, dù các nhà đầu tư nước ngoài có vào Việt Nam theo hình thức đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp, hay thông qua con đường M&A thì Việt Nam cũng luôn trân trọng, nhưng dù là mô hình nào thì các nhà đầu tư nước ngoài hãy đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam, để cùng nhau đóng góp chung cho nền kinh tế.
Theo Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, 6 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng vốn FDI thực hiện đạt 17,5% và đạt mức tăng trưởng về chất, FDI cũng đóng góp 72% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, xuất siêu của khu vực này bù đắp cho nhập siêu của khu vực trong nước, đóng góp 20% thu ngân sách và 20% tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Khu vực FDI hiện đang sử dụng 3,5 triệu lao động của Việt Nam, trong đó có những doanh nghiệp sử dụng lao động có trình độ công nghệ cao. Không chỉ có những đóng góp quan trọng về kinh tế, doanh nghiệp FDI còn tạo ra thế mạnh của Việt Nam trong hội nhập, nếu không dẫn đầu khu vực ASEAN trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ, rất có thể Việt Nam đã không phải là một trong 12 nước khởi xướng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Nguồn: Infonet
Quý I, Hà Nội thu hút FDI đứng đầu cả nước
Đến 28/3, Hà Nội đã thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng vốn 810,2 triệu USD, tăng 5 lần so cùng kỳ năm trước, đứng đầu cả nước.
Chiều nay (1/4), theo báo cáo của UBND TP Hà Nội tại cuộc họp giao ban công tác quý 1 năm 2016, cùng với việc kiện toàn một bước về công tác cán bộ, UBND TP tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ với phương châm quyết liệt, sâu sát, rõ người, rõ việc rõ địa chỉ trách nhiệm và kết quả, thực hiện nghiêm kỷ luật công vụ, kỷ cương hành chính.
Xác định năm 2016 có vị trí đặc biệt trong kế hoạch 5 năm (2016 - 2021), ngay từ đầu năm UBND TP đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tập trung tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; đẩy nhanh tiến độ các công trình dự án trọng điểm; cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; giải quyết xử lý dứt điểm các vấn đề dân sinh bức xúc, các vấn đề báo chí và dư luận quan tâm, phản ánh...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì cuộc họp Giao ban
Kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng khá với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I ước tăng 6,95%, trong đó ngành dịch vụ tăng 7,05%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 7,43%; khách du lịch đến Hà Nội quý I ước đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 6,6 % khách quốc tế đạt 0,761 triệu lượt, tăng 28,7%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.558 tỷ USD, tăng 2,3 %, trong đó xuất khẩu địa phương đạt 1,963 tỷ USD, tăng 1,9% so cùng kỳ. Công tác quản lý thị trường, bình ổn giá được lưu tâm...
Đặc biệt đến 28/3, Hà Nội đã thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng vốn 810,2 triệu USD, tăng 5 lần so cùng kỳ, đứng đầu cả nước.
Ngay từ đầu năm, các giải pháp về thu ngân sách được các cấp, các ngành của Thành phố thực hiện đồng bộ, khẩn trương, rà soát, cơ cấu lại các khoản chi NSNN theo hướng tiết kiệm và hiệu quả. Tổng thu ngân sách ước đạt trên 44 nghìn tỷ đồng, bằng 26,5% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thành phố tiếp tục triển khai hỗ trợ lãi suất vốn vay sau đầu tư và lãi suất vốn vay ngắn hạn, ban hành quyết định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015. Đến 10/3, các ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ nhà ở với kinh phí giải ngân là trên 21 nghìn tỷ đồng trên hạn mức cam kết 30,1 nghin tỷ đồng, tăng 14% so với thời điểm cuối năm 2015. Hà Nội dự kiến thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá 16 doanh nghiệp.
Đánh giá lại nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong quý I, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: từ Thành phố đến các Sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã đã vào cuộc quyết liệt, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá. Kết quả quý I là tiền đề cho thực hiện quý II và những tháng còn lại của năm 2016. Việc tổ chức thực hiện tại các Sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã trên tinh thần đổi mới, cải cách, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ đặt ra.
"Trọng tâm quý II/2016 đã được Thành phố xác định quyết liệt trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; rà soát thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, giảm thủ tục, rút ngắn thời gian; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai...", Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh./.
Thu Thủy
Theo_VOV
'Dựa vào FDI thì thế mặc cả của Việt Nam càng kém' 'Muốn tăng trưởng, muốn thành tích phải dựa vào FDI nhưng dựa vào thì thế mặc cả của Việt Nam sẽ càng kém, và rồi toàn những ông kiếm chác vào Việt Nam', PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết. PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ảnh: TL Tại hội thảo...