‘Nếu không có chữ ký của bị cáo, tiền có được chuyển đi không’
Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin của ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) phủ nhận việc thiệt hại hơn 63 tỉ đồng.
Bị cáo Phạm Công Danh tỏ vẻ tươi tỉnh trong phiên xử sáng nay
Sáng 22-7, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử sơ thẩm đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) với phần xét hỏi.
Bị cáo Nguyễn Công Thảo, giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) của VNCB khai nhận ký hai giấy đề nghị tạm ứng hơn 63 tỉ đồng.
VNCB chuyển số tiền trên cho Công ty An Phát để thực hiện hợp đồng tư vấn giải pháp nâng cấp hệ thống CoreBanking. Lúc đó đề án mới đang soạn thảo, chưa hình thành nội dung. Dù phụ trách CNTT của cả ngân hàng nhưng bị cáo Thảo không theo dõi, giám sát thực hiện đề án; cũng không tiếp xúc với đối tác trước khi ký giấy tờ.
Công ty An Phát do Phạm Việt Thép làm giám đốc. Công ty này do Phạm Công Danh lập ra và Thép là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh được đưa lên làm giám đốc trên giấy tờ.
Cáo trạng cáo buộc việc làm trên của Thảo giúp Danh và đồng bọn rút hơn 63 tỉ đồng từ VNCB.
Tuy nhiên, Thảo luôn nhấn mạnh cảm thấy mình làm đúng chức năng, nhiệm vụ nên không đồng ý cáo buộc của công tố.
Video đang HOT
Các bị cáo là cấp dưới của Phạm Công Danh
Thảo khai: Làm việc theo chỉ đạo. Khi ký tạm ứng Thảo mới được xem hợp đồng VNCB ký kết với Công ty An Phát và chưa biết đối tác.
Thời điểm đó, ngân hàng đang chuyển giao, nhiều nhân sự từ Tập đoàn Thiên Thanh sang làm việc nên bị cáo nghĩ là đề án chủ yếu do nhóm này phụ trách. Do tổng giám đốc không yêu cầu Trung tâm CNTT làm việc với đối tác, không giao cụ thể công việc nên Thảo… tự ái, không đề nghị.
Vì vậy, dù là giám đốc Trung tâm CNTT của VNCB nhưng Thảo không biết thực hiện hợp đồng như thế nào, sử dụng tiền tạm ứng ra làm sao. Và cũng theo lời khai của Thảo thì Tổng giám đốc là người làm việc với Công ty An Phát.
Thảo cho hay việc ký số tiền tạm ứng không liên quan đến bị cáo và gây ra rủi ro gì cho ngân hàng.
Trước nhận thức trên của bị cáo Thảo, thẩm phán hỏi: “Nếu không có chữ ký của bị cáo, tiền có được chuyển đi không?”
Lúc này Thảo trả lời ngập ngừng: “Nếu không có chữ ký của mình, tiền sẽ không được chuyển đi”.
Hoàng Yến
Theo PLO
Ngân hàng Xây dựng thiệt hại 9.000 tỉ: Nguyên TGĐ lãnh lương 200 triệu
Ngoài ra, Phan Thành Mai - nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây Dựng được Phạm Công Danh thuê viết đề án tái cơ cấu ngân hàng với chi phí 3,2 tỉ đồng.
Chiều 21-7, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử sơ thẩm đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB). Sau một ngày rưỡi công tố công bố cáo trạng, bị cáo đầu tiên được HĐXX thẩm vấn là Phan Thành Mai, nguyên Tổng Giám đốc VNCB.
Bị cáo này bị truy tố hai tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bị cáo Mai tại tòa
Tháng 5-2013, thời điểm Ngân hàng Xây dựng ra mắt, Mai được bổ nhiệm làm tổng giám đốc. Mai quen biết Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch VNCB) từ cuối 2011. Sau đó, Mai được Danh nhờ viết đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) với chi phí 3,2 tỉ đồng trong một năm.
Cáo trạng xác định Mai là đồng phạm tích cực giúp Danh gây thiệt hại cho VNCB số tiền 9.000 tỉ đồng. Cụ thể lập hồ sơ khống nâng cấp hệ thống Corebanking; lập hồ sơ khống thuê trụ sở 268 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10; thuê trụ sở ở đường Sư Vạn Hạnh; rút 5.000 tỉ đồng nhưng không được sự đồng ý của chủ tài khoản và không có chữ ký của chủ tài khoản; rút 300 tỉ đồng không có hồ sơ vay; rút 903 tỉ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu...
Bị cáo Mai và Danh tại phiên xử
Tại tòa, Mai đồng ý với cáo buộc của VKS và thừa nhận việc trả lãi vay ngoài là vi phạm quy định của ngân hàng Nhà nước nhưng đó là tình trạng chung của các ngân hàng ở thời điểm đó để thu hút khách gửi tiền. Theo quy định của ngân hàng nhà nước, lãi suất tiền gửi thời điểm đó là 8%, trong khi TrustBank luôn trả lãi suất trên 13%/năm.
Khi tình hình tài chính của Ngân hàng quá căng thẳng, các chi nhánh không có tiền trả cho khách, giám đốc chi nhánh nào cũng đòi lên trụ sở để không đối mặt với áp lực. Lúc này, bị cáo phải vận dụng nhiều kiến thức tài chính đã học được để hỗ trợ Danh thực hiện các giao dịch rút tiền một cách tinh vi, qua mặt tổ giám sát tài chính của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNCB.
Cạnh đó, bị cáo Mai cũng khai để có tiền chăm sóc khách hàng và có tiền trả nợ xấu của Ngân hàng, Mai lên kế hoạch đầu tư cổ phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, vì Thiên Thanh cũng là Ngân hàng VNCB.
Kế hoạch được Danh đồng ý. Mai tiếp cận với ông Nguyễn Việt Hà - TGĐ Quỹ Lộc Việt. Sau đó, Danh đã thỏa thuận với Quỹ này để ủy thác 900 tỷ đồng. Mục đích của việc ủy thác là đưa tiền ra khỏi Ngân hàng VNCB rồi sau đó lại quay về ngân hàng để sử dụng.
Bị cáo Mai xác nhận mình chỉ là người làm thuê cho Danh, được trả lương khoảng 200 triệu đồng/tháng.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Nhóm Phạm Công Danh vay tiền "đảo nợ" nghìn tỷ Chiều 20/7, phiên tòa sơ thẩm tiếp tục với phần công bố cáo trạng truy tố Phạm Công Danh và đồng phạm về tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các bị cáo tại phiên tòa. Phạm Công Danh và đồng phạm vi phạm quy định cho vay đối với 14 công ty,...