Nếu không có ba, con không biết sống sao!
Ngày mẹ mất, khó khăn dồn dập lên ba. Một tay, ba chăm bẵm cho 3 đứa con nheo nhóc khôn lớn thành người…
Nếu không có ba, đời con đã tàn như hoa rữa cánh và biết đâu đấy, con đã hơn 2 lần về thế giới bên kia.
Ba là người đàn ông vĩ đại nhất trong lòng con – (Hình minh họa)
Ngày còn nhỏ, nếu con nhớ không nhầm thì lúc đó con đã 7 tuổi, theo chúng bạn lăn tăn bên con sóng quê. Những con sóng ồ ạt vỗ vào bờ, lũ nhóc chúng con nghịch nhau thích thú. Sẩy chân, thân hình nhỏ bé của con bị cuốn trôi theo con sóng. Lũ bạn đứng cạnh thất thanh hét. Giữa trưa hè tháng 6 oi ả, con chỉ còn nghe tiếng nước ùa vào tai… Mơ màng, con mường tượng mình trông thấy mẹ. Con giật mình gọi lớn mẹ trong nỗi hoang mang. Ba ngồi cạnh với khuôn mặt lộ vẻ mệt mỏi, ôm cứng con từ bao giờ. Sự ấm áp của ba đã làm nỗi lo sợ của một cô bé lên 7 tan đi nhanh chóng…
Sau lần mém chết, con được người dân đặt cho biệt danh là “con của trời’, đánh mãi cũng không thể chết. Trong thâm tâm con tự hiểu, con may mắn được sống tốt cho đến bây giờ là nhờ sự giúp sức thầm lặng của một người anh hùng. Người anh hùng suốt đời con mãi gọi một tiếng: Ba!
Lên 10 tuổi, trong một lần cùng ba đi chợ mùa đông. Trong cái lạnh thấu xương của mùa đông, ba nắm chặt tay con rảo bước. Khu chợ của quê nằm khuất sau rặng phi lao. Gọi là khu chợ nhưng nó chẳng khác gì một một quán xá dựng tạm bợ bằng những mái tôn kéo dài buồn hiu hắt. Phiên chợ nghèo mỗi sớm mùa đông chỉ có những con cá, con tép bắt ngoài đồng của mấy dì, mấy chú làm nông. Loay hoay chọn cá, bổng có một cơn gió lớn ùa đến cuồng điên, quật vào mặt con ran rát. Ba đã lấy tay che khuôn mặt lạnh ngắt của con. Bất chợt, hàng quán ba con mình đứng tốc mái. Không né được, ba đã dùng thân mình che chở cho con, ôm chặt con. Kết quả, ba phải nằm viện hơn tháng trời vì bị mái tôn quật trúng đầu. Mùa đông năm ấy, trái tim con lần nữa sát muối vì nỗi đau của ba…
Video đang HOT
Năm 15 tuổi, con trở thành một thiếu nữ làng chài phổng phao. Ba vẫn bước bên cạnh con, giúp đỡ con từ những bài toán khó trên lớp cho đến những bài toán của cuộc đời. Năm ấy, một lần nữa ba lại giúp con thoát khỏi lưỡi hái tử thần khi kịp thời đưa con đi cấp cứu vì sốt xuất huyết. Cũng chính năm ấy, không dưới 10 người ở quê mình đã giã từ cõi đời vì căn bệnh quái quỷ ấy. Không ai lạ gì khi con của ba còn sống sờ sờ sau hơn 1 tuần điều trị. Sau trận chiến sinh tử ấy, con đã khiến gia đình mình thêm phần túng khổ, khiến đôi vai của ba thêm gầy hao bên những chiếc thuyền gỗ bám biển mưu sinh.
Tuổi thơ của con hạnh phúc khi có ba bên cạnh – (Hình minh họa)
Ngày con tốt nghiệp phổ thông, lên thành phố theo học, nỗi lo chồng chất nỗi lo. Lo con gái lạ nước lạ cái, ba dùng số tiền dành dụm được theo con lên thành phố sống chung 1 tháng để dạy con cách làm quen. Ngày ba trở về, con thấy cuộc đời mình mất mát.
Hơn một năm theo học ở thành phố, để tiết kiệm chi phí đi lại con chỉ 2 lần về thăm nhà, 363 ngày còn lại con chỉ biết nhớ nhung. Nhiều lúc con khóc ngất trên vai đứa bạn vì nhớ nhà, nhớ ba, nhớ anh chị. Mùa hè năm trước con trở về quê sau khi kết thúc môn thi cuối của năm 2 đại học. Lần ấy trở về con có dẫn theo người bạn trai ở thành phố. Ba không giận, rõ ràng con thấy ba vui. Ba bảo: “cậu ấy là người tốt. Hai đứa coi chăm sóc cho nhau”. Lời ba nói làm con nghẹn lại, con thấy lời ba nói như một câu chối bỏ. Và có lẽ nào ba sắp phải đi xa – điều con lo lắng nhất!
Nhưng người sắp đi xa không phải là ba. Là chính con, đứa con của trời đang hấp hối. Cuối năm 3 đại học, con và anh chính thức chia tay. Trong nỗi tuyệt vọng cùng cực, con đã tu can xăng. Tình cờ hay sự sắp đặt của số phận, ba từ quê lên thăm đúng lúc. Thấy phòng con gái khóa chặt, bất an ba đá cửa xông vào. Trong cơn mê man, đuối sức con chỉ còn nghe tiếng kêu ứng cứu của ba, tiếng bước chân nặng nhọc cõng con đến phòng khám đa khoa phía bên kia con đường…
Ba là người sinh con ra lần thứ 2, thứ 3… thứ n. Định mệnh ban cho con một người cha tốt. Ba không hào nhoáng như một ông tiên với áo quần sạch tươm tất. Ba không biết bay, biết biến hình như một siêu anh hùng. Ba giản dị, nhưng những điều ba làm phi thường hơn thế.
Con không muốn đứng một mình trước biển – (Hình minh họa)
Trong hơn nửa đời người, ba dành thời gian che chở cho mẹ, cho anh con, cho chị con và cho cả con. Đến bây giờ, khi ba nằm trên giường bệnh, tay ba vẫn nắm chặt con. Dường như ông trời đã giao cho ba một sự mệnh thiêng liêng hơn lời ba nói: “Ba chỉ là người đàn ông bằng da thịt, bình thường như những người đàn ông khác. Đến tính mạng của mẹ con, ba cũng không giữ được”. Ba không bình thường! Còn chuyện mẹ mất, con đã hiểu do mẹ bị ung thư giai đoạn cuối. Con biết ba dằn vặt hoài chuyện của mẹ, nhưng thực tế đó là lỗi của tạo hóa. Chuyện con không chết cũng là lỗi của tạo hóa. Vì thế ba à! Con sẽ ở cạnh ba, đấu tranh với ba để vượt qua những thử thách của cuộc đời. Con đã hơn 2 lần mém chết nên ba cũng vậy. Ba nhé! Con yêu Ba!
Theo PNO
Lấy chồng giàu sang chị hai quên "đường" về quê cũ
Sau ba bốn mối bất thành, cuối cùng chị cũng đồng ý lên xe bông ở tuổi 25 với một người đàn ông luống tuổi, giàu kếch xù...
Ba năm đầu xa quê, chị về nhà 1 lần tết, 1 lần giỗ mẹ. Chị chỉ ghé lại một chút chứ không dám ở lâu vì sợ mùi thối bẩn của căn nhà nghèo túng xưa kia ở làm vấy bẩn áo mình. Hai lần về là hai lần chị cằn nhằn khó chịu. Lần đầu, chị trách ba vì sao không dựng lại ngôi nhà bằng số tiền chị đã gửi. Chị chửi ba thậm tệ. Chị cho rằng ba đã đốt số tiền ấy không đúng mục đích. Chị bảo ba đã dùng chúng nướng vào những ván bài đen đỏ và những cuộc nhậu vô bổ với bạn bè. Lần thứ 2 chị quay lại nhà, cũng là lần cuối cùng từ đó đến nay chị không quay lại. Lần ấy chị đã sát muối trái tim đứa em trai của chị và người chị gọi là ba.
Lấy chồng giàu chị thay đổi luôn tính cách - (Hình minh họa)
Lần về quê ấy, chị bước xuống xe hơi như một quý bà sang trọng. Thấy chị, tôi không thèm bước tới ôm chầm như lần trước nữa. Nhắc đến mới thấy lòng mình quặn đau. Lần trước chị về, nhớ chị tôi chạy đến nắm tay chị, ôm chầm lấy chị. Chưa đầy 3 giây, chị đẩy tôi ra, vỗ vào mông tôi kêu tôi "mày dơ dáy quá. Cút ra kia tắm mau". Tôi đã khóc khi lần đầu tiên nghe chị mắng. Chị vả vào má tôi: "11 tuổi đầu rồi còn khóc nhè hả? Nín không thì bảo?". Tôi căm phặt, ném ánh mắt kinh hãi và căm giận vào chị. Tất nhiên lần sau này cũng vậy. Thói "phu nhân" của chị khiến tôi khinh thường chị hơn.
Chẳng nói chẳng rằn, chị đi vào nhà thắp nén hương cho mẹ, đoạn quay sang hỏi tôi ba đi đâu. Không trả lời chị, tôi cắm cúi vào nhà mặc vội chiếc cặp sách chạy thoát khỏi ánh nhìn của chị như mình đang gặp hồ ly, yêu quái. Hôm ấy, tôi chạy xuống cuối xóm gọi ba về. Nét mặt của ba khi đó khá buồn. Chẳng hiện lên nét vui tươi của một người cha sắp gặp lại đứa con sau 2 năm xa cách... Về đến nhà, tôi nép cạnh chiếc cột nhà nghe ba và chị hai nói chuyện.
Đó không đơn thuần là cuộc nói chuyện, cũng chẳng có cãi vã hay xô xát gì. Đó là một buổi "từ" mặt nhau. Chị ném một sấp tiền trước mặt ba bảo: "Cầm số tiền này để lo cho thằng út. Từ nay đừng tìm đến con nữa. Coi như ông không còn đứa con này". Kết thúc câu nói, chị quay lưng đi lạnh lùng. Tôi thấy nước mắt ba giàn giụa chảy. Đó là lần đầu tiên tôi thấy một người đàn ông khóc nhiều nước mắt như ba...
Phải sau này lớn lên tôi mới biết, vì ba bị bệnh nặng, chuyện chữa chạy tốn kém khiến ba nợ nần chồng chất. Cộng thêm món nợ ngày mẹ mất càng khiến ba suy sụp. Ba tìm đến chị để nhờ chị giải quyết nợ nần cho gia đình. Hết lần 1 đến lần 2 và nhiều lần ba đều ngửa tay xin chị. Sau này, bực mình chị mới quay về lần thứ 2 để "từ" ba.
Lấy chồng giàu sang, chị gần như lạc bước - (Hình minh họa)
Dù biết được sự thật nhưng trong lòng tôi vẫn không nguôi giận chị. Chừng ấy đã ngót 10 năm, chị không quay lại, không thư tín điện thoại về nhà. Tôi cũng đã tốt nghiệp một trường cao đẳng của tỉnh và xin làm giáo viên dạy cấp 2 trường làng. Công việc an nhàn, lương bổng đủ nuôi hai cha con. Ba bị bạo bệnh, mắc chứng lú lẫn của người già và nằm liệt giường do tác hại của rượu bia. Tôi thấy thương ba mỗi lần ông đỏ mắt hỏi thăm chị hai. Những lần như thế tôi chỉ mượn câu hát của dân gian để trả lời ba: "Uổng công xúc tép nuôi cò - Cò ăn cò lớn cò dò lên cây"...
Theo VNE
Chồng con rủ nhau gái gú "Khuyên can không được, tôi hạ nước bảo chồng sẽ phục vụ anh ấy chu đáo hơn. Nhưng tất cả cũng chỉ vô ích. Thậm chí một lần, chồng dẫn cả đứa con trai lớn mới 16 tuổi của mình đi 'tàu nhanh' để thử cảm giác". Hôm trước khi đọc chuyên mục chuyện gia đình của trang Phụ Nữ Kiều Việt, tôi...