Nếu không bỏ phiếu kín thì đánh giá hiệu trưởng hàng năm chỉ là hình thức
Chúng tôi không tin một hiệu trưởng (hiệu phó) làm việc hết mình, công tâm, dân chủ trong công việc lại bị giáo viên dùng lá phiếu để hạ bệ.
Điều 20 trong Thông tư 41/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học hiện hành quy định về việc đánh giá hiệu trưởng hàng năm như sau:
Phiếu đánh giá hiệu trưởng (hiệu phó) phải ghi tay thế này nên giáo viên nào cũng sợ bị truy tìm chữ viết (Ảnh tác giả)
“Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định”.
Dự thảo mới về Điều lệ trường tiểu học đang lấy ý kiến rộng rãi vẫn giữ nguyên hình thức đánh giá hiệu trưởng hàng năm “… Sau mỗi năm học, hiệu trưởng (hiệu phó) được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định…”.
Hiện tại hiệu trưởng, hiệu phó đang được góp ý, đánh giá một cách rất hình thức
Sau một năm học, trường học nào cũng tổ chức góp ý, đánh giá hiệu trưởng (hiệu phó). Cuộc họp được tổ chức một cách hình thức và giáo viên phần lớn cũng miễn cưỡng tham gia.
Sau phần góp ý bằng “mưa lời khen” đến việc phát phiếu nhận xét đánh giá.Ai cũng biết rằng góp ý mà chẳng ai dám nói thật lòng mình, đã thế lại phải nghe những lời nói tâng bốc đôi khi thái quá của một số đồng nghiệp cơ hội nên cũng chán.
Trong tờ phiếu có từng mục cụ thể và có thang điểm từ giỏi, khá, trung bình, yếu để đánh giá đạt chuẩn xuất sắc, đạt chuẩn khá, đạt chuẩn trung bình hay chưa đạt chuẩn kém.
Đầu tiên là hiệu trưởng tự đánh giá bằng thang điểm của mình, phần lớn giáo viên trong hội đồng sẽ đánh giá theo. Hiệu trưởng (hiệu phó) cho thang điểm 10, ít nhất cũng 9, giáo viên, công nhân viên cũng nhìn vào đó để cho theo.
Video đang HOT
Cũng có những người thực tâm không muốn cho điểm kiểu a dua, kiểu sao y bản chính từ lãnh đạo nhưng tờ phiếu đánh giá công khai như thế (mặc dù có yêu cầu không cần ghi tên) cũng chẳng mấy người dám hạ bút cho điểm 5,6 mặc dù số điểm ấy xứng đáng.
Đã có những cuộc “truy tìm” vô cùng gắt gao “chữ này của ai?”, đã có những cuộc “trả thù” để dằn mặt bằng cách tìm cái sai sót để hạ thi đua, dự giờ đột xuất, đánh giá xếp loại tiết dạy theo kiểu trù úm, kiểm tra giáo án bất ngờ theo kiểu”vạch lá tìm sâu”.
Và dù giáo viên ấy có cố gắng đến bao nhiêu thì vẫn không tránh khỏi những sai sót dù chỉ là không đáng có. Phần thiệt đương nhiên về người ngay thẳng, do đó, ngày càng ít người muốn đánh giá thật tâm.
Đề xuất thay đổi kiểu góp ý, đánh giá
Đây cũng chính là nguyên nhân hiệu trưởng (hiệu phó) được ví như ông trời con một cõi.
Góp ý đánh giá hiệu trưởng (hiệu phó) sẽ được tổ chức trong buổi họp hội đồng khi có đầy đủ các thành viên trong nhà trường.
Hình thức góp ý miệng, cho điểm bằng cách viết số và ghi lời nhận xét sẽ được đổi bằng bỏ phiếu kín nhưng phiếu cho điểm nên in sẵn, giáo viên chỉ tích vào ô tương ứng, kiểm phiếu và tính điểm luôn.
Với cách làm này, dù hiệu trưởng có truy tìm phiếu của ai cũng không thể biết được. Khi tập thể giáo viên được nhận xét đánh giá một cách trung thực thì lãnh đạo cũng cần phải xem lại mình vì sao lại bị mất điểm trước tập thể như thế, để từ đó thay đổi cách làm việc, cách quản lý sao cho hiệu quả.
Chúng tôi không tin một hiệu trưởng (hiệu phó) làm việc hết mình, công tâm, dân chủ trong công việc lại bị giáo viên dùng lá phiếu để hạ bệ.
Chỉ những người làm việc ầu ơ, luôn thu vén cho lợi ích cá nhân và dùng thủ đoạn để cai trị giáo viên mới sợ những lá phiếu kín như thế.
Nên để giáo viên bỏ phiếu kín đánh giá Hiệu trưởng
Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học mới gồm 7 chương, 47 điều, đã cập nhật hệ thống văn bản mới làm căn cứ pháp lý như Luật Giáo dục 2019.
Ngày 6/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi, thay thế cho Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học hiện hành.
Theo đó, Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học mới gồm 7 chương, 47 điều, đã cập nhật hệ thống văn bản mới làm căn cứ pháp lý như Luật Giáo dục 2019.
So với Thông tư 41, dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó tập trung đổi mới quản lý nhà trường.
Ảnh minh họa, nguồn: laodong.vn.
Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học mới đã phản ánh được phần lớn nhu cầu, nguyện vọng và đòi hỏi đổi mới của giáo dục Tiểu học hiện nay.
Thế nhưng trong Điều 11, tôi xin góp ý bổ sung một số vấn đề sau:
Điều 11, khoản 1, điểm c; khoản 2, điểm c dự thảo có viết "... Sau mỗi năm học, hiệu trưởng (hiệu phó) được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định...".
Xin góp ý "...Sau mỗi năm học, hiệu trưởng (hiệu phó) được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và bỏ phiếu kín đánh giá tín nhiệm, tỷ lệ tín nhiệm được công khai trong hội đồng sư phạm; cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định; phiếu tín nhiệm của giáo viên với hiệu trưởng (hiệu phó) đạt dưới 50%, cấp có thẩm quyền có thể bãi miễn chức vụ..."
Tại sao để "viên chức, nhân viên bỏ phiếu kín đánh giá tín nhiệm hiệu trưởng (hiệu phó)"?
Một là: Hiệu trưởng không còn là công chức, nên viên chức đánh giá chéo với viên chức là đảm bảo công bằng.
Hai là: Chỉ có viên chức, nhân viên trong trường mới hiểu rõ hiệu trưởng điều hành, quản lý công việc như thế nào.
Ba là: Nếu hiệu trưởng không có tín nhiệm với trên 50% viên chức, nhân viên, không thể điều hành hoạt động nhà trường tốt được, nên bãi nhiệm là thích hợp; tránh hiện tượng bao che của cấp trên với cấp dưới; chạy chọt, nịnh bợ cấp trên, chà đạp viên chức, nhân viên của hiệu trưởng (hiệu phó).
Bốn là: Chỉ có công khai tỷ lệ tín nhiệm mới làm hiệu trưởng (hiệu phó) phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Điều 11, khoản 1, điểm d "Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng" có viết "...giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng";
Xin góp ý "...tổ chức họp hội đồng, lấy ý kiến tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín của viên chức, nhân viên khi giới thiệu cán bộ nguồn để bổ nhiệm phó hiệu trưởng";
Tại sao khi giới thiệu cán bộ nguồn để bổ nhiệm phó hiệu trưởng phải lấy ý kiến của viên chức, nhân viên?
Một là: Thực tế nếu để một mình hiệu trưởng giới thiệu nhân sự hiệu phó sẽ không khách quan; dễ xảy ra hiện tượng chỉ giới thiệu người cùng ê kíp, nịnh nọt chứ không phải người có tâm, có tầm;
Hai là: Chỉ có viên chức, nhân viên mới chọn người xứng đáng nhất trong trường làm lãnh đạo, vì họ cùng công tác với nhau, biết rõ mặt mạnh, mặt yếu của nhau; có trách nhiệm khi giới thiệu nhân sự và làm việc khi nhân sự đó chỉ đạo.
Tài liệu tham khảo:
moet.gov.vn/van-ban/vbdt/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1475
Ở An Giang, Ban giám hiệu và Tổ trưởng chuyên đều dạy đủ số tiết quy định Sự so bì về công việc giữa giáo viên không kiêm nhiệm chức vụ và giáo viên kiêm nhiệm chức vụ không xảy ra như một số địa phương đã được phản ánh trên báo chí. Trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều bài viết đề cập đến chuyện các thành viên Ban giám hiệu nhà trường không đứng lớp...