‘Nếu khởi tố bà Phấn sớm, tôi không lâm vào cảnh như hiện nay’
Ông Phạm Công Danh “trách” khi được HĐXX mời lên nêu ý kiến tại phiên toà phúc thẩm vụ “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín sáng nay.
“Nếu khởi tố bà Phấn sớm hơn thì tôi đã tránh được hệ lụy” – Ông Phạm Công Danh trình bày tại tòa sáng nay 29/10. Ảnh: Tân Châu
Hôm nay (29/10), phiên tòa của TAND cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm vụ “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín ( TrustBank) tiếp tục phần tranh tụng.
Hội đồng xét xử (HĐXX) đã cho ông Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB, tiền thân của TrustBan, nay là CB) nêu ý kiến. Trong phiên tòa này, ông Danh tham gia với tư cách người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan.
Tại bản án sơ thẩm của TAND TPHCM nêu ông Danh đề nghị tuyên buộc bà Hứa Thị Phấn trả lại cho ông 3.600 tỷ đồng hoặc 114 bất động sản. Tòa đã tuyên giao 114 bất động sản cho CB quản lý, cấn trừ thiệt hại cho ông Danh.
Phiên tòa phúc thẩm TrustBank hiện đang vào phần tranh tụng. Ảnh: Tân Châu
Video đang HOT
Tại phiên tòa sáng nay 29/10, ông Danh trình bày, đã trả gần 3.600 tỷ đồng cho bà Phấn để tất toán 29 khoản vay và giải chấp toàn bộ 114 bất động sản. Trong số đó rất nhiều bất động sản do người khác đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi hợp đồng ủy quyền cho bà Phấn không đề cập hết những người này.
Mặc khác hồ sơ nhà đất thể hiện là đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất nhưng bà Phấn cung cấp tài liệu cho ông Danh là đất dự án. Tuy nhiên bà Phấn lấy lý do ông Danh chưa thanh toán phần tiền hơn 1.000 tỷ còn lại nên không chuyển giao các bất động sản này cho ông.
Ông Danh nói rằng phía bà Phấn và ngân hàng đã thực hiện nhiều hành vi gian dối như nâng khống giá trị tài sản, thông tin sai lệch đề ông tiếp nhận TrustBank. “Nếu khởi tố bà Phấn sớm hơn thì tôi không lâm cảnh như ngày nay với biết bao hệ lụy” – Ông Danh trình bày tại tòa.
“Tại phiên tòa này, tôi kiến nghị trả lại cho tôi 3.600 tỷ đồng hoặc giải chấp 114 bất động sản và tôi có đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh hợp lệ” – Ông Danh ‘tha thiết’ “Mong HĐXX cấp phúc thẩm xem xét”.
Kết thúc phần nêu ý kiến tại tòa, ông Danh sau khi phân tích, dẫn giải đã nói: “Bà Hứa Thị Phấn đã gây thiệt hại cho TrustBank qua các hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của TrustBank và là nguyên nhân chính yếu khiến cho tôi và các đồng sự chịu nhiều hệ lụy”.
“… Trong lúc tôi đang xúc tiến mua TrustBank thì ông Nguyễn Hữu Luận – Chủ tịch Tập đoàn Phương Trang đi cùng nhân viên đến gặp tôi nói rằng đừng mua TRrustBank vì bà Phấn lừa, Phương Trang cũng đang bị lừa…” – Ông Phạm Công Danh khai trước tòa lúc xử sơ thẩm.
TÂN CHÂU
Theo TPO
Cơ quan điều tra đề nghị xử lý hành chính đối với ông Trần Bắc Hà
Theo kết quả điều tra của Bộ Công an, ông Trần Bắc Hà đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB chứ không cho Phạm Công Danh vay, chưa đủ căn cứ xác định ông Bắc Hà giúp sức cho Phạm Công Danh phạm tội. Do đó, cơ quan điều tra chỉ đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với ông Trần Bắc Hà.
Theo dự kiến ngày 24/7, TAND TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Thương Tín - Sacombank) và 44 người khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong phiên tòa này, HĐXX đã triệu tập ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV), ông Đoàn Ánh Sáng (Phó tổng giám đốc BIDV), ông Trần Lục Lang (Phó tổng giám đốc BIDV) đến tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Cơ quan điều tra đề nghị xử phạt hành chính đối với Trần Bắc Hà.
Tháng 1/2018, khi vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm lần 1, HĐXX cũng đã triệu tập các ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang đến tham dự phiên tòa với tư cách tố tụng là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng. Tuy nhiên, xuyên suốt phiên xử, ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt vì sang Singapore nhập viện điều trị bệnh từ ngày 7/1/2018 (trước thời điểm khai mạc phiên tòa 1 ngày - PV) và được HĐXX đồng ý.
Trong phiên xử lần nay, HĐXX một lần nữa triệu tập ông Hà đến tòa nhưng ông Hà có đến hay không vẫn đang là dấu hỏi.
Theo hồ sơ vụ án, khi thực hiện tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đại Tín (sau này đổi tên thành VNCB), do không có tiền để tăng vốn điều lệ nên ông Phạm Công Danh đến BIDV gặp ông Đoàn Ánh Sáng (Phó tổng giám đốc BIDV) để đặt vấn đề giới thiệu cho các khách hàng doanh nghiệp của VNCB vay tiền tại BIDV.
Sau khi được lãnh đạo BIDV hội sở chính đồng ý, Danh về chỉ đạo cấp dưới tiến hành lựa chọn các công ty để đứng tên trên hồ sơ vay vốn. Các hồ sơ vay vốn được lâp khống gồm hồ sơ tài chính, phương án vay vốn, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng đầu vào đầu ra... để nộp cho BIDV.
Bộ Công an xác định ông Trần Bắc Hà đã ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Phân ban rủi ro về chủ trương cho 12 công ty vay vốn mua vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà, ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty vay mua vật liệu xây dựng với số tiền 4.700 tỉ đồng.
Đến nay, cơ quan điều tra xác định ông Trần Bắc Hà đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB chứ không cho Phạm Công Danh vay và không biết các công ty do Danh thành lập.
Cơ quan điều tra nhận định các cá nhân này có sai phạm trong việc cho Phạm Công Danh vay tiền nhưng kết quả giám định cho thấy BIDV không có thiệt hại xảy ra nên các cá nhân tại BIDV không phạm tội vi phạm quy định về cho vay.
Kết quả điều tra thể hiện đến nay chưa đủ căn cứ xác định 3 ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang là đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh.
Sau đó, cơ quan điều tra kiến nghị đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với những cán bộ BIDV sau: ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang, Nguyễn An Hà, Nguyễn Cao Minh, Trần Hoài... và hàng loạt cán bộ ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Định, chi nhánh Bến Thành, chi nhánh Nam Sài Gòn, chi nhánh sở giao dịch 2.
Liên quan đến 3 ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang, vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung Ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đoàn Ánh Sáng; cảnh cáo đối với ông Trần Lục Lang.
Xuân Duy
Theo Dantri
Ông Trần Bắc Hà đi Singapore chữa bệnh bằng đường nào? Cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, ông Trần Bắc Hà thường đi lại giữa Thái Lan và Lào bằng đường bộ thông qua cửa khẩu Vang Tao. Liên quan đến sự vắng mặt của ông Trần Bắc Hà tại phiên xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh, người đại diện đã nộp giấy tờ chứng minh nguyên Chủ tịch HĐQT...