Nếu Kennedy còn sống, chiến tranh Việt Nam sẽ khác?

Theo dõi VGT trên

Nửa thế kỉ sau ngày vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ bị á.m s.át, nhiều giả thuyết cho rằng John F. Kennedy đã có ý định rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Nếu Kennedy còn sống, chiến tranh Việt Nam sẽ khác? - Hình 1

Tổng thống JFK năm 1963.

Ngày này 50 năm trước, một viên đạn ở Dallas đã cướp đi sinh mạng của John F. Kennedy (JFK), tổng thống trẻ t.uổi của Hoa Kì, người đàn ông quyền lực nhất thế giới thời điểm đó. Cái c.hết của ông rơi đúng vào thời khắc quyết định đối với vận mệnh của miền Nam Việt Nam, khi cách đó ba tuần và gần 10 vạn dặm, vị độc tài của chế độ Sài Gòn Ngô Đình Diệm cũng bị á.m s.át trong một cuộc đảo chính đẫm m.áu.

Richard Nixon từng tuyên bố những điều ông ta làm ở Việt Nam thì đều đã được JFK thực hiện. Còn em trai JFK, Robert Kennedy, đồng thời là Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Kennedy, trong một cuộc phỏng vấn năm 1964 cũng khẳng định anh trai ông chưa từng nghĩ tới việc rút quân khỏi Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều sử gia lại cho rằng nếu JFK còn sống sau sự kiện ở Dallas, thì cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã có một kết cục bớt khốc liệt hơn cho cả hai phía.

Vị tổng thống “thực quyền”

Mặc dù đứng ở trên đỉnh cao quyền lực, một điều trớ trêu là hầu hết các đời tổng thống Mỹ đều phải dựa vào đội ngũ cố vấn quân sự để đưa ra các quyết định chính sách hệ trọng. Hệ thống cố vấn này, được minh chứng qua các lần tham chiến của Mỹ trong thế kỉ 20 và 21, phần lớn thuộc phái diều hâu, cổ súy cho các biện pháp quân sự cứng rắn hơn là các giải pháp ngoại giao.

Dường như JFK khác biệt trên khía cạnh đó. Xuất thân từ quân ngũ, và bản thân cũng là một chuyên gia quân sự, JFK đặt niềm tin vào suy luận của mình nhiều hơn là những lời thúc giục chiến tranh bằng mọi giá của lực lượng này.

JFK vốn rất thận trọng với sự can dự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Dù là người trực tiếp phê chuẩn việc tăng cường viện trợ quân sự và đội ngũ “cố vấn” cho chính quyền Sài Gòn, ông sau này đã nhận định cuộc chiến ở miền Nam là “không thể chiến thắng” với người Mỹ, và rằng nên để cho người Việt tự giải quyết việc nội bộ với nhau. “Nói cho cùng, đó là cuộc chiến của họ. Họ là những người phải thắng hoặc thua”, Kennedy trả lời trong một buổi phỏng vấn với đài CBS.

Điều này được thể hiện rõ nhất vào mùa thu năm 1961, khi ông phủ quyết khuyến nghị điều động 8.000 quân Mỹ tới Việt Nam của tướng Taylor và Walt Rostow. John Newman, tác giả của cuốn JFK và Việt Nam [1], cho rằng đó chính là làn ranh giới mà ông cương quyết không vượt qua trong suốt nhiệm kì của mình. Theo Newman, JFK còn định rút hoàn toàn lực lượng cố vấn quân sự ra khỏi miền Nam vào cuối năm 1965, ý định mà sau này bị vị tổng thống kế nhiệm Johnson từ bỏ.

Video đang HOT

Sự “chần chừ” của JFK ở Việt Nam luôn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ đội ngũ cố vấn nhà Trắng, trong đó đứng đầu có McGeorge Bundy, bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara, và ngoại trưởng Dean Rusk. Những cuốn băng ghi âm các cuộc họp của nhà Trắng cho thấy JFK đã nhiều lần khiến cho bộ sậu này “phát điên” bởi sự cứng rắn trong quan điểm của mình. Điều này đã khiến cho cuộc chiến ở miền Nam dưới thời tổng thống JFK được ghìm lại ở mức đối đầu tối thiểu nhất giữa các bên tham chiến.

Chính đội ngũ cố vấn trên sau này tiếp tục đưa ra khuyến nghị leo thang quân sự ở Việt Nam cho tổng thống Lyndon Johnson. Họ cho rằng nước Mỹ cần phải cứu lấy người bạn Sài Gòn, dù cho chính quyền miền Nam ngày càng bị phản đối dữ dội bởi nạn tham nhũng, chế độ cai trị tàn bạo, và năng lực yếu kém. Khác với JFK, Johnson tin tưởng hoàn toàn những lời khuyên đó, vô hình chung đã đưa nước Mỹ lún sâu vào một cuộc chiến không lối thoát.

Hoài nghi bạo lực

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Foreign Policy vào năm 2006, hai học giả tâm lý chính trị học nổi tiếng Daniel Kahneman và Jonathan Renshon cho rằng, trong hoàn cảnh nguy cấp, các chính trị gia thường chọn bạo lực hơn là đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.

Nhưng JFK là trường hợp ngoại lệ. GS. James Blight của Đại học Brown, đ.ánh giá với cái c.hết của JFK “Nước Mỹ và thế giới mất đi một nhà lãnh đạo mà ưu tiên số một luôn là giữ đất nước khỏi chiến tranh… Hơn nữa, ông đã chứng minh trong suốt 1.036 ngày tại vị rằng ông có sức mạnh để đương đầu với những cố vấn diều hâu vốn không dưới 6 lần khuyến nghị ông để nước Mỹ tham chiến”.

Chịu nhiều sức ép chính trị về việc phải cho quân tham chiến vào miền Nam Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tâm lý chống cộng đang lan rộng, JFK vẫn liên tục phản đối bất cứ đề xuất “diều hâu” nào từ ban cố vấn, phản bác lại những dự đoán giản đơn và đầy màu hồng về sự thành công của can thiệp quân sự.

Là một người từng chiến đấu và suýt hi sinh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, JFK không phải người sợ hãi các biện pháp bạo lực. Nhưng ông, với trí tuệ cũng như kinh nghiệm xương m.áu của mình, đã nhận ra rằng điều tất yếu của chiến tranh là loạn lạc, vô chính phủ, và sự mất kiểm soát về đại cục.

Và JFK cũng là người rất thực tế. Sau cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 khi chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp d.ã m.an người biểu tình, ông hiểu rằng người Mỹ không thể nào gắn bó với một chế độ như thế.

Sử gia Edward Miller, tác giả của cuốn Đồng Minh lạc lối: Ngô Đình Diệm, Hoa Kì, và định mệnh của miền Nam Việt Nam, [2] cho rằng đó là thời điểm Kennedy lựa chọn việc thay đổi chế độ ở miền Nam, để từ đó tìm kiếm các giải pháp ôn hòa hơn cho Việt Nam.

Một thế giới khác

Một nghiên cứu gần đây của James Blight và Janet M Lang, hai chuyên gia về chính sách ngoại giao của JFK, cho rằng thế giới sẽ trở nên hòa bình hơn rất nhiều, và chiến tranh Lạnh sẽ kết thúc vào năm 1969 (thay vì 20 năm sau) nếu như Kennedy không bị á.m s.át. Và cuộc chiến ở Việt Nam sẽ không để lại những hậu quả nặng nề đến vậy khi đến tận 1975 mới kết thúc.

Tất nhiên, lịch sử đã qua không có chỗ cho mệnh đề “nếu-như”. Tuy vậy, đề ra những giả thuyết đúng đắn nhất cho chính sách của Kennedy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn một giai đoạn đầy biến động của lịch sử thế giới. Và một phần nào đó, nó cũng là bài học lớn cho các chính trị gia sau này.

Nếu JFK đã thành công trong việc xử lý cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), khủng hoảng Bức tưởng Berlin (1961), và sự kiện vịnh Con Lợn (1961), qua đó ngăn chặn một thảm họa chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường, thì không có lý do gì để nghi ngờ việc ông có thể sẽ chấm dứt sớm hơn cuộc chiến ở Việt Nam. Tiếc rằng, viên đạn vào ngày 22/11/1963 lấy đi sinh mạng của ông, và cả hi vọng cho một nền hòa bình ít đổ m.áu hơn ở Đông Dương.

Theo Khắc Giang

Vietnamnet

Chương trình nghe lén mang mật danh Minaret

Ngày 25/9 vừa qua, Cơ quan lưu trữ quốc gia thuộc đại học George Washington (Mỹ) đã công bố các tài liệu giải mật về hoạt động của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) trong hai thập kỉ 1960, 1970. Theo đó, NSA từng thực hiện một chương trình do thám "ít vẻ vang và thậm chí còn bất hợp pháp" có mật danh Minaret, chuyên nghe lén các cuộc đàm thoại của hàng nghìn công dân Mỹ, trong số đó có nhiều nhân vật nổi tiếng kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Kỳ 1: Sự ra đời của Minaret

Đầu năm 1965, trước nguy cơ phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam. Can thiệp quân sự của Mỹ tại Việt Nam chính thức chuyển sang giai đoạn "Chiến tranh cục bộ". Nếu như số lính Mỹ có mặt ở miền Nam cuối năm 1964 là 26.000 quân, thì đến cuối năm 1965 đã lên tới 180.000 người, chưa kể 2 vạn quân chư hầu. Tuy nhiên, diễn biến trên chiến trường không chuyển biến theo đúng ý đồ của Mỹ, nguy cơ thất bại của "Chiến tranh đặc biệt" đã hiển hiện rõ, khi mà chỉ trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, quân và dân Việt Nam đã t.iêu d.iệt 290.000 tên địch, trong đó có 128.000 quân Mỹ và chư hầu.

Chương trình nghe lén mang mật danh Minaret - Hình 1

Tổng thống Lyndon B. Johnson - người chỉ đạo và bật đèn xanh cho chương trình Minaret.

Trước các bước leo thang chiến tranh do Nhà Trắng phát động, trong lòng nước Mỹ, phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là phong trào phản chiến) xuất hiện từ giữa thập kỉ 1960 bùng phát mạnh. Quy mô và cấp độ các cuộc biểu tình phản chiến này ngày một lớn, gây nhiều lo ngại cho Tổng thống Johnson và tiếp đến là người kế nhiệm Richard Nixon. Là những người chống cộng điên cuồng, hai nhân vật đứng đầu Nhà Trắng luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi: Liệu các cuộc biểu tình trong nước này có sự liên hệ gì với các chính phủ nước ngoài? Chính quyền Johnson và Nixon yêu cầu cộng đồng tình báo Mỹ phải tìm cho được câu trả lời.

Cục Tình báo Trung ương (CIA) được giao trọng trách thực hiện "Chiến dịch hỗn loạn" (Operation Chaos) bằng phương thức theo dõi các công dân Mỹ có liên quan đến làn sóng phản đối chiến tranh, xác định xem có sự hỗ trợ của các tổ chức hay chính phủ nước ngoài nào đối với phong trào phản chiến này hay không. Trong khi đó, Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) nhận được chỉ thị phối hợp với các cơ quan tình báo khác như CIA, Cục Điều tra Liên bang (FBI)... lập danh sách những nhà hoạt động phản chiến nổi bật, theo dõi các cuộc điện đàm của những người này với nước ngoài. Chương trình mà NSA theo đuổi mang mật danh Minaret.

Chương trình nghe lén mang mật danh Minaret - Hình 2

Toàn cảnh trụ sở NSA tại Fort Meade, bang Marlyland.

Minaret được xem là chiến dịch nghe lén đồ sộ nhất của NSA trong thời kì chiến tranh Lạnh. Dự án này được bắt đầu triển khai từ năm 1967, chính thức được công công khai vào năm 1969 và kéo dài trong 6 năm (1967 - 1973). Tuy nhiên, các ý tưởng đã được manh nha hình thành từ những năm đầu thập niên 1960, với tên gọi "danh sách theo dõi" (Watch List - WL).

Mục đích của Minaret là tìm kiếm, theo dõi, thu nhận, xử lý thông tin theo yêu cầu từ Nhà Trắng, FBI, Tổng chưởng lý. Nội dung báo cáo bao gồm: Các dấu hiệu về việc chính phủ nước ngoài hậu thuẫn, kiểm soát hoặc có ý đồ hậu thuẫn, kiểm soát hoạt động của các nhóm "hòa bình" Mỹ, "các tổ chức quyền lực của người da đen"; những chứng cứ về hoạt động của nước ngoài nhằm phát triển, thúc đẩy phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và các cuộc biểu tình trong nước; xác định các cá nhân và tổ chức tại Mỹ có mối liên hệ với các điệp viên, cá nhân thuộc chính phủ nước ngoài.

Bên cạnh đó, NSA cũng được FBI đề nghị hỗ trợ cung cấp danh sách "quấy rối dân sự", đệ trình "tên các tổ chức, cá nhân có tham gia vào phong trào phản chiến, các phong trào nhân quyền". Cuối cùng, theo yêu cầu của CIA, NSA tổ chức theo dõi "các hoạt động của các công dân Mỹ có tham dự vào các hoạt động gây bạo loạn dân sự, các hoạt động của thanh niên, sinh viên, phong trào chống chiến tranh, trốn nghĩa vụ quân sự..." mà CIA cho là quá khích.

Sau khi nhận được chỉ thị từ Nhà Trắng và yêu cầu của các cơ quan tình báo Mỹ, Giám đốc NSA đã thiết lập đường thông tin trực tiếp nối thẳng với Giám đốc CIA, tất cả các thành viên trong Ban tình báo Mỹ. Nhưng NSA cũng nhận ra rằng, nhiệm vụ lập "danh sách theo dõi" có sự khác biệt lớn so với các nhiệm vụ tình báo truyền thống của tổ chức mật này. Nó đi vào những chủ đề nhạy cảm, trong đó có cả việc bảo vệ Tổng thống, chống chủ nghĩa k.hủng b.ố, bạo động dân sự. Việc xử lý hậu quả khi chương trình này bại lộ sẽ gặp nhiều rắc rối từ dư luận. Thêm nữa, Minaret lúc đó nằm trong lằn ranh giới mong manh về tính hợp pháp. Các quan chức NSA lúc đó đã gọi đây là "điệp vụ chưa có trong t.iền lệ, hoàn toàn khác biệt so với nhiệm vụ thông thường của NSA".

Nhận thấy rõ những yếu tố nhạy cảm trên, giới lãnh đạo NSA đã nghĩ ra nhiều cách thức để "vượt rào cản". Khi mà các cuộc thoại thu được chỉ liên quan đến 1 người Mỹ, sản phẩm tình báo của NSA chỉ được phổ biến đến một số đầu mối giới hạn. Nhưng nếu đó là cuộc thoại của 2 người Mỹ, NSA không để lộ ra mình là đầu mối cung cấp tin. Báo cáo dạng này đều được in trên giấy trắng không kèm theo biểu tượng (logo) của NSA hoặc là dấu mật, chỉ có dòng chữ "sử dụng tham khảo" đề góc trên, kèm theo đó là dấu "không tái bản" ở góc dưới. Nhân viên NSA sau đó cầm trực tiếp các báo cáo này đến các địa chỉ nhận là các cá nhân tại Nhà Trắng hoặc ở Washington - những người hiểu rõ rằng đây là báo cáo mật. Phó Giám đốc NSA giải thích rằng, cách làm như vậy là để đảm bảo "không có bất kì một dấu vết nào của các dữ liệu này lộ ra ngoài NSA". Như vậy, với Minaret, NSA có thẩm quyền theo dõi tất cả các cuộc đàm thoại "đến, đi" có liên quan đến công dân Mỹ, dù về mặt công khai, nó được thực hiện trong phạm vi "tình báo nước ngoài".

Minaret chính thức bị ngừng năm 1973 khi Giám đốc NSA ký lệnh hủy. Các tài liệu vừa được công bố cho thấy, trong suốt 6 năm, NSA đã cho "ra lò" 1.900 báo cáo tình báo chuyên về phong trào chống đối, phản chiến trong nước; theo dõi hơn 1.650 cá nhân, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King, nhiều nghị sĩ quốc hội, nhà báo tên t.uổi...

Đón đọc kỳ tới: Đối tượng do thám của NSA

Theo Hoài Thanh

Báo tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024
Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương
07:05:31 04/07/2024

Tin đang nóng

Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"
06:11:04 05/07/2024
Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi không có nhu cầu làm người thứ ba"
06:08:04 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Rộ tin Anh Tú Atus và Diệu Nhi xích mích sau phát ngôn: "Bé Nhi rất khó chịu khi xem Tú nhảy với gái?"
06:24:47 05/07/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Nga: Thế giới đa cực đã trở thành hiện thực

07:06:35 05/07/2024
Tổng thống Nga kết luận: Những biện pháp này nhằm đảm bảo các điều kiện bình đẳng để phát triển cho tất cả mọi người, bất kể hệ thống chính trị và kinh tế, tôn giáo và văn hóa của các quốc gia .

Israel sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện quan hệ với Ukraine?

07:04:00 05/07/2024
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ gây căng thẳng cho sự hợp tác của Iran với Nga, làm giảm khả năng thể hiện sức mạnh của Tehran ở Trung Đông.

Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?

07:00:05 05/07/2024
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), bất chấp môi trường đầy thách thức, năm 2024 vẫn sẽ chứng kiến số lượng hành khách đi du lịch phá kỷ lục.

Tổng thống Nga nêu vấn đề cốt lõi của SCO

06:57:10 05/07/2024
Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga đặt ưu tiên cho hợp tác đối tác trong khuôn khổ SCO vì sự hợp tác đang phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và có tính đến lợi ích của nhau.

Ukraine rút quân một phần khỏi Chasiv Yar

06:52:47 05/07/2024
Thông báo rút quân được đưa ra một ngày sau khi Nga cho biết lực lượng của họ đã kiểm soát được một phần thị trấn chiến lược Chasiv Yar.

Bị bắt giữ vì nói đùa có bom tại sân bay

06:49:47 05/07/2024
Nói đùa có bom bị cấm ở Philippines. Lực lượng an ninh và thực thi pháp luật xem nói đùa liên quan đến bom, chất nổ hoặc bất kỳ công cụ bạo lực nào ở sân bay hoặc trên máy bay là hành động nghiêm trọng.

EU áp thuế tạm thời 38% đối với xe điện Trung Quốc

06:45:59 05/07/2024
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã áp thuế tạm thời đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, gồm 17,4% đối với BYD, 19,9% đối với Geely và 37,6% đối với SAIC.

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt Nam

06:37:53 05/07/2024
Ít nhất 120 người đã t.hiệt m.ạng trong vụ giẫm đạp sau cuộc tụ họp tôn giáo của các tín đồ đạo Hindu ở bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.

Tổng thống Hàn Quốc công bố bổ nhiệm nhiều nhân sự mới

06:31:58 05/07/2024
Xét việc các vấn đề môi trường gần đây tác động lớn tới lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Yoon kỳ vọng ông Kim sẽ có thể triển khai chính sách môi trường một cách cân bằng với tầm nhìn rộng mở.

Hợp tác về AI trở thành ưu tiên hàng đầu của các nước

06:30:42 05/07/2024
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã tuyên bố thành lập Văn phòng AI gồm các chuyên gia công nghệ, luật sư và nhà kinh tế để quản lý công nghệ AI theo một luật mới được tin là sẽ mang lại những tác động sâu rộng.

NATO sắp đưa ra 'các bước cụ thể' để Ukraine sớm gia nhập liên minh

06:28:29 05/07/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington (Mỹ) vào tuần tới sẽ đưa ra các bước cụ thể để Ukraine đẩy nhanh tiến trình gia nhập liên minh quân sự này.

SCO kêu gọi xây dựng thế giới đa cực, ủng hộ duy trì không gian không vũ khí

06:15:48 05/07/2024
Cũng theo Tuyên bố Astana, hội nghị tiếp theo của Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia thành viên SCO sẽ được tổ chức vào năm 2025 tại Trung Quốc và Trung Quốc sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên tổ chức này trong giai đoạn tới.

Có thể bạn quan tâm

Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'

Pháp luật

08:55:32 05/07/2024
Ngày 4/7, nhiều người dân ở phố Hàng Mã (phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đau xót khi hay tin cô gái T.Q.H. (22 t.uổi) bị s.át h.ại bằng s.úng.

Vừa trở về từ chuyến du lịch, tôi bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà sau khi đọc quyển sổ trong ngăn tủ

Góc tâm tình

08:50:26 05/07/2024
Vừa vào nhà, tôi thấy mẹ chồng đang ngồi trên ghế với vẻ mặt vô cùng tức giận, trước mặt bà là cuốn sổ ghi chép của tôi. Tôi người miền núi lấy chồng về ngoại thành Hà Nội.

Giải mã sức sống mãnh liệt phong cách Indochine trong kiến trúc Việt Nam

Trắc nghiệm

08:48:30 05/07/2024
Vừa mang thiết kế đậm nét sang trọng châu Âu, nhưng vẫn thấp thoáng nét mộc mạc Á Đông, phong cách Indochine đã in dấu trên những công trình kiến trúc tuyệt tác bậc nhất từ Bắc tới Nam.

Băng Di đăng bức thư ẩn ý giữa tin chia tay bạn trai Việt kiều

Sao việt

08:46:19 05/07/2024
Băng Di chia sẻ bức thư viết tay trên mạng xã hội. Nữ diễn viên sinh năm 1989 được người này nhắn gửi lời chúc tốt đẹp trong thời gian tới

Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok

Sao châu á

08:41:46 05/07/2024
Nhiều người tràn vào k.hủng b.ố trang cá nhân của mẹ Nine, cho rằng đây là động thái chứng tỏ bà Pimpaka nhẹ nhõm và vui vẻ sau khi con trai chia tay bạn gái.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 89: Lâm gợi ý mẹ Ngọc mở hàng ăn

Phim việt

08:35:33 05/07/2024
Trong lúc đi mua sơn, Lâm vô tình phát hiện quán cơm trước đây rất đông khách nay đã đóng cửa. Anh tò mò hỏi người bán hàng thì biết được sự tình.

Đoàn làm phim 'Những nẻo đường gần xa' đóng máy

Hậu trường phim

08:20:53 05/07/2024
Bộ phim Những nẻo đường gần xa đã đi hơn một nửa chặng đường, ngày 3/7, đoàn làm phim đã hoàn thành những cảnh quay cuối cùng và chính thức đóng máy.

Vikings Esports LOL: tiểu sử, thành tích, đội hình

Mọt game

08:10:05 05/07/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Vikings Esports, ngôi sao mới nổi trong bộ môn Liên Minh Huyền Thoại.

An Nhiên 'Trạm cứu hộ trái tim' có làn da căng khỏe nhờ bí quyết này trước khi ra khỏi nhà

Làm đẹp

08:07:53 05/07/2024
Lương Thu Trang mới đây gây sốt với vai An Nhiên trong Trạm cứ hộ trái tim , ngoài diễn xuất tiến bộ, nữ diễn viên còn khoe được làn da căng bóng mịn màng.

Thành phố ở Đức đổi tên để chào mừng Taylor Swift

Nhạc quốc tế

08:06:25 05/07/2024
Các quan chức thành phố Gelsenkirchen tại Đức đã quyết định tạm thời đổi tên thành phố thành Swiftkirchen nhằm chào mừng sự có mặt của Taylor Swift tại đây. Nữ ca sĩ sẽ có 3 đêm diễn hoành tráng thuộc khuôn khổ Eras Tour tại nơi này.

Mẹ Sơn Tùng hát mừng "giai yêu" đạt 50 triệu view, nhưng danh tính cô gái ngồi cạnh mới gây chú ý

Nhạc việt

08:03:02 05/07/2024
Trong đoạn clip có thể thấy mẹ của Sơn Tùng hát và nhún nhảy theo giai điệu của Đừng Làm Trái Tim Anh Đau cùng dòng caption dễ thương Chúc mừng zai iu đạt 50 triệu lượt xem và 11 triệu lượt theo dõi .