Nếu Internet là một ngôi làng, nó sẽ trông giống như thế này!
Internet là một thế giới ảo, nhưng bạn có bao giờ nghĩ nếu chúng “bước ra” ngoài đời thật, thì sẽ như thế nào không?
Civitacampomarano là một ngôi làng nhỏ ở Campobasso, chỉ với 400 người, chủ yếu là người già sinh sống. Ở ngôi làng giàu truyền thống dân gian này, Internet là một “thế giới” khó hiểu và không rõ ràng. Ngay cả việc kết nối điện thoại cũng gặp khá nhiều khó khắn và việc kết nối dữ liệu Internet là một khái niệm “không tồn tại”.
Tuy vậy, một ý tưởng vô cùng độc đáo đã nảy sinh ở ngôi làng “Không Internet” này, đó chính là biến những mạng xã hội, các công cụ trên Internet thành…sự thật thông qua các dịch vụ cộng đồng thường thấy tại ngôi làng. Điều này có thể chứng minh sự phổ biến của các công cụ Internet theo những cách khác nhau, đã luôn tồn tại và cho phép người dân, gia đình có thể trao đổi ngay trong thực tế.
Mạng xã hội Twitter ngoài đời thực chính là nơi trò chuyện, giao lưu giữa những cuộc nghỉ ngơi của những người trong làng. Thông tin được truyền đi từ những câu chuyện nhỏ ở đây
Wikipedia-Còn gì phù hợp hơn với người kể chuyện, lưu giữ sách vở của thị trấn?
Youtube chính là nơi chiếu phim công cộng
Và Facebook, dĩ nhiên chính là bảng thông báo thông tin của toàn thị trấn rồi!
Video đang HOT
Gmail bên ngoài thực tế chính là hòm thư công cộng
Ứng dụng điện thoại miễn phí quen thuộc vơi nhiều bạn trẻ chính là quầy điện thoại công cộng ngoài đời thực
ebay, vâng, đó chính là cửa hàng tạp hóa “cái gì cũng có”
Avast Antivirus, ngoài đời thực là hiệu thuốc
Wetransfer chính là dịch vụ chuyển phát nhanh chóng với chiếc xe màu xanh đặc trưng
“Google Bar” là nơi trao đổi, tìm kiếm, học hỏi thông tin từ người khác
Rss Feed sẽ là một quầy báo tại thị trấn
Và còn gì tuyệt hơn khi có một cuộc hẹn ở “Tinder”?
Theo Z.M
Yeah1
Theo_Giáo dục thời đại
Những cái chết rùng rợn tại "ngôi làng tự tử"
Với vẻ mặt căng thẳng, đôi mắt đầy lo lắng, ông Rajendra Sisodiya, trưởng làng mới được bổ nhiệm của Badi đang ngồi trước cửa ngôi nhà lụp xụp, dằn vặt bản thân không biết làm sao để thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
Làm trưởng làng của một ngôi làng đã khó, trở thành người đứng đầu của "ngôi làng tự tử" nổi tiếng như Badi, thuộc huyện Khargone, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ lại càng khó khăn hơn bao giờ hết.
Ông Sisodiya đã được bầu làm trưởng làng từ 2 tháng trước, sau khi người anh họ của ông là Jeevan, đã tự tử bằng cách treo cổ lên một cây to trước cửa nhà trong khi đang giữ cương vị người đứng đầu làng. Vài ngày sau đó, mẹ và anh trai của Jeevan cũng tự tử theo phương thức tương tự.
Trưởng làng Jeevan cũng kết liễu cuộc đời bằng cách treo cổ trên cây trước cửa nhà
Nếu như nó chỉ là cái chết của một gia đình thì mọi chuyện đã được giải quyết đơn giản nhưng kỳ lạ là ở Badi, trong 3 tháng đầu năm qua, đã có đến 80 người tử tự bằng nhiều cách khác nhau. Ngoại trừ những cái chết tự nhiên, thì ở Badi trong 2 thập kỷ qua đã có đến 350 trường hợp tự tử.
Và chỉ trong một năm qua, tại huyện Khargone, một trong 250 huyện nghèo và lạc hậu nhất của Ấn Độ, đã có đến 381 trường hợp nạn nhân tự tìm đến cái chết.
Cảnh sát trưởng huyện Khargone, Amit Singh đã xác nhận điều này với tờ Times Of India và cho biết đó là vấn đề đáng lo ngại cùng với sự nghèo đói và mê tín dị đoan, lạc hậu của dân cư trong vùng.
Những cái chết không rõ nguyên nhân vẫn tiếp tục diễn ra ở Badi khiến người dân trong làng cho rằng ma quỷ đang hiện diện và phá phách cuộc sống của họ. Tuy nhiên, bác sĩ về tâm thần, Srikanth Reddy nói rằng các vụ tử tự có liên quan đến các cơn trầm cảm và tâm thần phân liệt, do họ đã sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu lên cây trồng của mình.
"Người dân ở đây không hiểu về trầm cảm để chữa trị. Họ thường tin rằng nó có liên quan đến ma quỷ", ông Reddy cho biết.
Tiến sĩ cũng nói thêm, ngoài khó khăn về tài chính, nguyên nhân của căn bệnh trầm cảm này có thể đến từ thuốc trừ sâu. Trong một nghiên cứu cách đây vài năm tại Trung Quốc, nơi mà một số lớn người dân trong khu vực cũng tự tử, người ta đã tìm thấy lượng thuốc trừ sâu có chứa nhiều chất organophosphate, có độc tính cao và gây ảnh hưởng nặng đến tinh thần, tâm lý con người.
Ngôi làng Badi trong 3 tháng đầu năm 2016 có 80 người tự tử
Người dân tại Badi trồng cây bông làm nguồn thu chính và nếu thất bại họ sẽ phải chịu khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế.
Sau khi nhận được thông báo về hàng loạt cái chết tự tử ở Badi, người đứng đầu huyện Khargone, Ashok Verma đã thành lập một ủy ban điều tra.
"Đây là một tình huống vô cùng nghiêm trọng và chúng ta cần phải hành động nhanh chóng. Những người dân làng thiếu tự tin và không có kiến thức, vậy việc tư vấn cho họ là vô cùng quan trọng".
Trong một nỗ lực để ngăn chặn "đại dịch tự tử", dân làng đã đồng ý với việc cấm bán rượu trong làng. Nhưng một người dân Sunita Singh, cho biết: "Ngay cả khi rượu bị cấm trong làng, nhiều người đàn ông vẫn sang các làng lân cận để mua rượu".
Jitendra Kushwaha, một cảnh sát cho biết: "Ngay khi có một người trong làng tự tử, họ sẽ mang đến những thầy lang trong làng, thay vì đến bệnh viện. Nhiều vụ tự tử chỉ đơn giản là tâm lý không bình thường. Họ không mang đến bác sĩ vì sợ kỳ thị".
Badi thuộc huyện Khargone, một trong 250 huyện nghèo, lạc hậu và mê tín nhất tại Ấn Độ. Đầu năm 2016, một cậu bé 7 tuổi tại một ngôi làng nghèo của Ấn Độ đã buộc phải kết hôn cùng một con chó, chỉ vì lá số tử vi nói rằng người vợ đầu tiên của cậu sẽ chết trẻ.
Theo_An ninh thủ đô
Phát hiện bất ngờ về làng 'tự tử' ở Ấn Độ Một loạt các vụ tự tử bí ẩn tại một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ khiến người dân tin rằng ngôi làng của họ đã bị những "con quỷ" khát máu theo ám. Tuy nhiên, kết quả điều tra từ các nhà khoa học đã đem đến một kết luận bất ngờ. Theo hãng tin Sputnik hôm 8-5, ngôi làng Badi ở...