Nêu gương để nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm
Thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP của Chính phủ và Luật Giao thông đường bộ, sau hơn 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức của người dân.
Trên địa bàn Hà Nội, công tác phối hợp tuyên truyền trong các trường học nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh, sinh viên cũng được đẩy mạnh…
Hiện nay, tình trạng không đội mũ bảo hiểm theo quy định khi tham gia giao thông trong lứa tuổi thanh, thiếu niên, học sinh vẫn còn diễn ra, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Để góp phần nâng cao ý thức thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông, thời gian qua Hà Nội và các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền để người dân hiểu và tự giác thực hiện.
Tham gia giao thông “quên” đội mũ bảo hiểm cho trẻ một phần bắt nguồn từ ý thức phụ huynh. Ảnh: Đinh Luyện
Video đang HOT
Những nội dung tuyên truyền thời gian qua Hà Nội thực hiện chủ yếu xoay quanh quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm của người điều khiển xe gắn máy, hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn, quy định về tốc độ xe và quy định đội mũ bảo hiểm, đội đúng cách và các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chuyển tải tới người dân và các em học sinh, sinh viên…
Nhằm từng bước nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, nhất là đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện, xe máy, ngay những tuần đầu của năm học mới, các cơ quan đơn vị chuyên môn đã tích cực vào cuộc. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội là ví dụ.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tổ chức cho học sinh học tập các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, nhiều trường học đã có những giải pháp thiết thực, hiệu quả.
Trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ – hoạt động ý nghĩa, giàu tính nhân văn được các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh triển khai thời gian gần đây. Ảnh: Đinh Luyện
Đơn cử, Trường Tiểu học Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây) ngay sau lễ khai giảng năm học mới, nhà trường tổ chức phát động “Tháng An toàn giao thông” tới giáo viên, học sinh toàn trường, trao mũ bảo hiểm cho các em học sinh lớp 1. Ngoài ra, hằng ngày nhà trường ghi tên học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy đến trường làm căn cứ đánh giá thi đua của lớp; trao đổi với phụ huynh biết để cùng giáo dục con…
Được biết, thời gian tới, lực lượng công an trên địa bàn thành phố sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục, các nhà trường để giáo dục, xử lý nghiêm những trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Tuy vậy, để bảo đảm hiệu quả đồng bộ, cùng với việc giáo dục con em mình, các bậc phụ huynh cần nêu gương trong việc chấp hành pháp luật giao thông, đặc biệt là phải thực hiện nghiêm túc quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe máy.
Đinh Luyện
Theo laodongthudo
Đề nghị kỷ luật 160 học sinh TP.HCM vi phạm luật giao thông
160 học sinh trên địa bàn vừa bị Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị các trường kỷ luật do vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ từ tháng 8 và tháng 9.
Ngày 9/10, Sở GD&ĐT TP.HCM có thông báo đến các trưởng phòng GD&ĐT; Hiệu trưởng trường THPT; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên về việc đề nghị xử lý kỷ luật học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ từ tháng 8 và tháng 9/2019.
Nhiều học sinh ở TP.HCM sử dụng xe máy làm phương trện đến trường. Ảnh: Nguyễn Dũng.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, đây là danh sách do Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ đường sắt - Công an TP.HCM cung cấp. Những lỗi vi phạm của học sinh chủ yếu là không đội mũ bảo hiểm; không có giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm; không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe moto; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe moto có dung tích xi lanh 50 cm3 trở lên...
Sau khi sử phạt hành vi, Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ đường sắt - Công an TP.HCM đã gửi danh sách này cho Sở GD&ĐT TP.HCM.
Trước sự việc này, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị thủ trưởng các đơn vị phối hợp cùng gia đình học sinh giáo dục và xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm; đồng thời đây là cơ sở để đánh giá hạnh kiểm học sinh trong học kỳ 1 năm học 2019 - 2020. Sau khi tiến hành xử lý kỷ luật học sinh, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị có văn bản báo cáo trực tuyến cụ thể về việc xử lý kỷ luật học sinh...
Theo Tiền phong
Một dự án của sinh viên trường ĐH Văn hóa Hà Nội lọt vào chung kết cuộc thi SV-Startup 2019 Tham gia cuộc thi SV-Startup 2019, dự án của sinh viên trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã vào tới vòng chung kết cuộc thi. Đây là lần thứ hai Cuộc thi được tổ chức với quy mô toàn quốc, thu hút hàng trăm nghìn HSSV cả nước tham dự. Tại Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm...