Nếu Facebook, Google ra đi, sự thụt lùi sẽ ở lại!
Việc Facebook, Google có thể rời khỏi Việt Nam nếu dự thảo Luật an ninh mạng được thông qua, chưa biết thiệt hại của hãng này sẽ như thế nào, nhưng sự tụt hậu mà đất nước gánh phải do thiếu nó sẽ là điều chúng ta phải đối mặt.
Có lẽ dự luật An ninh mạng với yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch viễn thông, Internet tại Việt Nam phải đặt “máy chủ quản lý dữ liệu” trên lãnh thổ Việt Nam vừa thể hiện tầm nhìn hạn chế của các cách nhà làm chính sách về quản lý công nghệ trong kỷ nguyên số.
Điều đó, nếu được thông qua, sẽ làm cho giấc mơ “cách mạng công nghiệp 4.0″ của Việt Nam trở nên xa vời.
Chẳng hiểu sao câu chuyện trên làm tôi nhớ lại câu chuyện đồn đoán trong giới dạy học tại Hà Nội.
Vị giáo sư liền mắng xối xả: -”Tại sao bảo có wifi mà không thấy ổ cắm ở đâu?”.Một vị giáo sư về truyền thông một hôm được mời đến dạy ở một trường đại học với cơ sở khang trang. Mới vào đến lớp, ông đập bàn mắng té tát: Sao cái trường hiện đại thế này mà không có wifi? Lớp trưởng mặt tái mét đứng dậy thưa là phòng học có wifi để sinh viên có thể tra cứu thông tin trên mạng.
Tất cả hơn 100 sinh viên trong lớp mắt chữ “o” mồm chữ “a” nhìn nhau ngơ ngác.
Còn câu chuyện ông Cục trưởng Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát biểu ông không dùng mạng xã hội hay các ứng dụng miễn phí nhắn tin vì thấy… phức tạp cũng rất đáng suy nghĩ.
Những câu chuyện dở khóc dở cười trên đây và câu chuyện dự luật An ninh mạng có điểm chung: Dường như những người cần có trách nhiệm trong lĩnh vực của mình thiếu am hiểu đúng bản chất và sự phát triển của công nghệ.
Một khi những người được giao trọng trách không am hiểu lĩnh vực của mình, quyền lợi của một quốc gia sẽ bị đánh mất.
Những chính sách công kiểu này sẽ làm đất nước mất đi những động lực phát triển, thay vì khơi thông các nguồn lực đang ứ trệ trong xã hội.
Nếu Facebook, Google rút, chúng ta sẽ thiệt hại hơn cả?
Bản chất Google, Facebook, Instagram, iOS, Android… là những công cụ hay nền tảng sử dụng nhiều công nghệ tích hợp, tiên tiến.
Chúng là “mảnh đất” để nảy nở thêm nhiều công nghệ hay ứng dụng mới.
Chúng không đơn thuần là các trang tìm kiếm hay mạng xã hội thông thường, mà còn là những hệ sinh thái công nghệ sử dụng trí thông tin nhân tạo (AI) – những tiến bộ vượt bậc trong sự phát triển công nghệ của loài người. Những công nghệ này trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên của cải cho xã hội.
Video đang HOT
Bên cạnh việc đặt ra các yêu cầu oái oăm về đặt máy chủ có thể vi phạm các quy định quốc tế mà chúng ta đã ký kết, thì việc này trên thực tế là bất khả thi.
Lấy “gã khổng lồ công nghệ” Goolge làm ví dụ: Hiện trên toàn cõi châu Âu, Google mới chỉ có 4 trung tâm dữ liệu, và chỉ có 2 trung tâm dữ liệu trên toàn châu Á. Vậy nên khó khả thi nếu ta yêu cầu Google phải đặt máy chủ ở trên lãnh thổ của ta.
Yêu cầu Google, Facebook đặt máy chủ tại Việt Nam là không khả thi?
Có thể gọi những (nền tảng) công nghệ “mẹ” mang tính căn cơ, dựa trên những bí quyết hoặc phát minh xuất sắc, mà nhờ nó có thể thúc đẩy việc tạo ra nhiều tiến bộ công nghệ khác, tiếc rằng chúng lại không nằm trong tay chúng ta.
Với năng lực công nghệ của ta hiện nay, việc đặt ra các hàng rào kỹ thuật để hạn chế sự xuất hiện của các hãng công nghệ lớn, không thể giúp các công ty công nghệ trong nước phát triển, mà ngược lại gây những tác động tiêu cực.
Lúc đó, không chỉ người dân tụt hậu về mặt tiếp nhận thông tin do không được hưởng thụ các thành quả mà những công cụ này mang lại, mà các công ty bản địa của chúng ta còn tụt hậu trong việc học hỏi và chạy đua sáng tạo công nghệ.
Nó cũng tạo cơ hội cho những hãng công nghệ dễ dàng chấp nhận các điều kiện trên, nhưng lại mang đến những thách thức tiềm tàng cho quốc gia, khi tất cả các dữ liệu thông tin của công dân (đi qua hệ máy chủ này) sẽ bị lọt vào tay của những quốc gia khác một cách có chủ ý. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm với an ninh quốc gia.
Suy cho cùng sự “ngồi nhầm chỗ, ngồi nhầm mâm” kiểu như mấy vị giáo sư truyền thông nghĩ dùng wifi phải có ổ cắm, mấy nhà hoạch định chính sách về an toàn mạng mà chưa hiểu về bản chất và ứng dụng của công nghệ,… là các trở ngại trước tiên cho phát triển đất nước, cần có chính sách can thiệp kịp thời, trước khi có những chính sách cho các vấn đề lớn khác của xã hội.
Khi những sự trì trệ trong bộ máy được khơi thông, không có những quan chức hay nhà làm chính sách ngồi nhầm chỗ, xã hội tự khắc sẽ có những chính sách thông minh phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
Thực sự tôi chưa hiểu mục đích cuối cùng mà các nhà làm luật muốn hướng đến là gì trong việc yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ internet và viễn thông phải đặt máy chủ ở Việt Nam (nếu muốn hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam).
Nếu là để hạn chế “tin giả”, “tin thất thiệt”,… thì lại cần những chế tài và hàng rào kỹ thuật khác.
Và để sáng tạo ra những chính sách này, cần có sự vào cuộc của nhiều chuyên gia và cố vấn thực thụ trong ngành, có hiểu biết sâu về công nghệ, pháp lý và kỹ thuật quản trị công.
Theo Danviet
Facebook, Google tuân thủ quy định đặt máy chủ, tại sao không?
Số lượng "cư dân" Facebook tại Việt Nam đã lên đến trên 64 triệu. Ở góc độ kinh doanh, Facebook cũng sẽ cân nhắc việc tuân thủ luật An ninh mạng nếu dự thảo luật này được áp dụng vào thực tế.
Dư luận đang có tranh luận về dự thảo Luật An ninh mạng (ANM) do Bộ Công an soạn thảo. Ở đây, tôi xin không tranh luận các khía cạnh pháp lý của vấn đề mà xin chia sẻ dưới góc độ chuyên môn về An ninh mạng hay An toàn thông tin mạng.
Cân nhắc lợi ích kinh tế
Trong dự thảo luật ANM, có những điều kiện đặt ra khiến các "ông lớn" trên môi trường mạng internet có thể sẽ cân nhắc rời khỏi Việt Nam. Theo tôi cần cân nhắc thêm về tính lợi hại của đề xuất trong dự luật.
Cụ thể, tại mục 4 điều 34 dự luật ANM đề xuất "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo mật thông tin người dùng và thông tin tài khoản của người dùng; xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật."
Dự luật An ninh mạng yêu cầu các công ty như Google, Facebook phải đặt máy chủ tại Việt Nam mới được kinh doanh. IT
Hiện nay các công ty như Google, Facebook, Microsoft đang cung cấp các dịch vụ Gmail, Drive, Google Plus, Youtube (Google), Facebook,Messenger (Facebook) Yahoo mail (Yahoo) , Skype (Microsoft), Viber (Rakuten) xuyên biên giới nghĩa là cung cấp dich vụ trên nền tảng đám mây (cloud) và vị trí máy chủ (server) không được xác định cụ thể với người dùng.
Những người sử dụng ở Việt Nam có thể dùng cách dịch vụ trên với máy chủ đặt ở Mỹ, Châu Âu, Châu Á. Tuy nhiên, các nhà cung cấp thường triển khai hệ thống máy chủ gần với người sử dụng. Chúng ta truy cập dịch vụ này với các máy chủ đặt khu vực lân cận như (Singapore, Hồng Kong). Google cũng đã thiết lập một số máy chủ ở Việt Nam.
Vì vậy theo dự thảo luật ANM thì các nhà cung cấp dịch vụ cần phải đầu tư hệ thống máy chủ khổng lồ tại Việt Nam mới có thể được kinh doanh. Điều này sẽ khiến họ phải cân nhắc: có hay không tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam!
Như chúng ta đã biết, Facebook, Google bị cấm ở Trung Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên. Tuy nhiên hiện nay, Facebook đang tìm cách quay trở lại thị trường đông dân nhất thế giới và khả năng thỏa hiệp với các điều kiện của chính phủ Trung quốc. Đây là vấn đề kinh tế chứ không phải vấn đề chính trị.
Trong khi đó, theo công bố của Facebook và được We Are Social tổng hợp, đến tháng 7.2017, số tài khoản Facebook tại Việt Nam đạt 64 triệu, chiếm 3% trên tổng số hai tỷ thành viên trên Facebook, đứng hàng thứ 7 trên thế giới.
Vì thế, ở góc độ kinh doanh Facebook cũng sẽ cân nhắc việc có tuân thủ luật ANM không nếu dự thảo luật này được áp dụng vào thực tế. Tôi cho rằng Facebook vẫn sẽ tuân thủ luật ANM Việt Nam dựa trên các quyền lợi kinh tế của họ.
Việc nhà cung cấp đặt hệ thống máy chủ với số lượng lớn ở Việt Nam sẽ đem lại một số lợi ích cho người dùng. IT
Vả lại, xét trên phương diện người sử dụng bình thường, việc các nhà cung cấp lắp đặt hệ thống máy chủ với số lượng lớn ở VN thì người dùng sẽ được lợi khi tốc độ truy cập nhanh hơn. Bởi chúng ta truy cập dịch vụ tại địa phương và không phải qua cổng quốc tế phụ thuộc cáp quang biển thường xuyên có sự cố. Đồng thời, các hiện tượng fake new, vụ khống, bịa đặt trên mạng xã hội cũng sẽ giảm.
Sao phải chia thành 2 luật?
Quy định đặt máy chủ tại Việt Nam đối với các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới nhu Facebook, Google chỉ là một trong những tranh cãi đến từ dự luật ANM do Bộ Công an soạn thảo. Vấn đề đáng quan tâm hơn, theo tôi, là có những nội dung dễ trùng lặp, chồng chéo về thẩm quyền quản lý nhà nước của dự luật ANM với các văn bản luật khác đang hiện hành như luật ATTTM.
Trước dự luật An ninh mạng, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thông tin mạng (Luật ATTTM) vào ngày 19.11.2015 và luật đã có hiệu lực từ 1.7.2016. Luật ATTTM do bộ Thông tin và Truyền Thông soạn thảo.
Có một ranh giới khá mờ giữa hai khái niệm an toàn thông tin và an ninh mạng. Về thực chất đây là hai mặt của một vấn đề bảo mật, an ninh trên không gian điều khiển (cybersecurity).
Theo chuyên môn thì an toàn thông tin (tiếng anh là Information Security) hay An ninh Mạng (Network Security) đều là lĩnh vực thuộc về "Security", một cái đề cập đến nội dung cần phải bảo vệ (thông tin) và một cái nhấn mạnh đến phương tiện truyền dẫn thông tin (Network).
Sự trùng lặp nội dung của dự luật đang lấy ý kiến với luật ATTTM có thể nhận thấy qua một số ví dụ sau đây.
Trong mục 4 điều 12 luật ATTTM: "Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; quy định chi tiết về điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng".
Trong khi đó dự luật ANM là trách nhiệm của Bộ Công An tại mục 4 điều 19: "a) Chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia hoặc khi xảy ra tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, sự cố an ninh mạng xảy ra gây ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên phạm vi cả nước;b) Tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi có yêu cầu".
Tại dự Luật ANM mô tả chi tiết "Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia" trong điều 9, còn luật ATTTM "Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia" trong điều 26.
Các vấn đề trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân đều được đề cập giữa dự thảo luật ANM (điều 45, 46) và luật ATTTM (mục 2: bảo vệ thông tin cá nhân các điều 16,17,18).
Cá nhân tôi tán thành ý kiến của TS Mai Anh, đại biểu Quốc hội khóa XI, Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông Hà Nội khi cho rằng nên tích hợp dự thảo luật An ninh mạng vào Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 để trình Quốc hội sửa đổi Luật An toàn thông tin mạng. Đồng thời, đổi tên thành Luật An ninh mạng và an toàn thông tin trong môi trường mạng.
Trong một Chính phủ kiến tạo, các Bộ nên ngồi lại với nhau để có một luật chung, mỗi Bộ chịu trách nhiệm một mảng. Hơn là mỗi người "ôm một miếng", rút bớt được thủ tục lại "đẻ" ra giấy phép con.
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả là một chuyên gia về công nghệ thông tin. Tít bài do Dân Việt đặt lại.
Theo Danviet
Facebook, Google đặt máy chủ ở VN: Lắng nghe các ý kiến xuôi, ngược Theo Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội, quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam trong dự thảo Luật An ninh...