“Nếu em lấy chồng thì anh sẽ không sống nổi”
Anh khẳng định sẽ không cưới ai khác ngoài em, anh sẽ làm tất cả để có được em.
Hỏi:
Chị Tâm An kính mến,
Chúng em bắt đầu từ tình công sở. Em 27 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Ai cũng khen em xinh đẹp lại hiền lành. Anh điềm đạm, ít nói nhưng cũng rất hài hước. Ở bên anh, em lúc nào cũng hạnh phúc, vui vẻ.
Sau một thời gian yêu nhau, em thấy anh càng ngày càng yêu em nhưng anh cũng trở nên gia trưởng, độc đoán. Mỗi lần thấy em nói chuyện với đồng nghiệp nam thì anh xông vào nhiếc mắng em những câu rất khó nghe. Em càng giải thích thì anh càng nói, những lúc như vậy em chỉ biết khóc mà thôi.
Em đòi chia tay thì anh van xin sự tha thứ, anh nói vì yêu quá nên mới ghen, anh sợ mất em nên mới làm vậy. Nhưng cứ ba bữa nửa tháng là anh lại kiếm chuyện với em.
Đã có lúc em thấy mệt mỏi và muốn chia tay với anh.
Lúc hạnh phúc thì không sao, nhưng lúc anh không bằng lòng là “chết dở” với anh (Ảnh minh họa).
Khoảng thời gian đó, qua sự giới thiệu của gia đình, anh T. đến và làm quen với em. Người này đã ngỏ lời yêu và muốn cưới em. Em cũng muốn làm lại từ đầu nhưng em chưa dám nhận lời vì chuyện của mình chưa giải quyết xong.
Video đang HOT
Em nói chuyện về người đàn ông mới này với anh. Lúc đó anh phản đối quyết liệt, anh nói “anh sẽ không cưới ai khác ngoài em, anh thà mất tất cả chứ không để mất em, anh sẽ không để em đi lấy chồng. Có anh, còn lâu em mới lấy được ai” rồi anh còn hăm dọa rằng: “Nếu em lấy chồng thì anh sẽ không sống nổi”.
Nếu xét một cách công bằng thì em có yêu anh nhưng tính khí của anh khiến em mệt mỏi vô cùng. Lúc hạnh phúc thì không sao, nhưng lúc anh không bằng lòng là “chết dở” với anh.
Rồi còn chuyện anh T. nữa, em có nên nhận lời yêu anh ấy cho xong không hả chị?
(Kim Thu, Hà Nội)
Chị Tâm An trả lời:
Em Kim Thu thân mến!
Ghen một cách nhẹ nhàng sẽ như một chất xúc tác khiến tình yêu thêm bùng cháy, thăng hoa, khiến người “bị” ghen nhận ra mình đang rất được trân trọng và cần phải gìn giữ mối tình này. Nhưng nếu ghen mù quáng kèm theo hăm dọa, mắng nhiếc sẽ gây căng thẳng, đau khổ cho mối quan hệ của hai người.
Qua thư em gửi, chị được biết ngoài tính ghen tuông thái quá, anh ấy rất yêu, chăm sóc, chiều chuộng em.
Tuy nhiên, nếu như em mới chỉ nói chuyện với người khác giới, chưa hiểu đầu cua tai nheo thế nào mà anh ta đã xông tới mắng nhiếc em thì xem ra anh ta cũng có phần ghen tuông thái quá.
Tuy nhiên, em thử nghĩ xem nguyên nhân khiến anh ta ghen tuông thái quá thế này là do đâu? Do yêu em quá nhiều, do người yêu quá xinh đẹp, nhiều người ngưỡng mộ, do anh ta tự ti…
Khi biết được nguyên nhân mấu chốt, em có thể điều chỉnh cả em và anh ấy, tạo lòng tin ở anh ấy bằng việc luôn thể hiện tình yêu chung thủy, chân thành; rõ ràng với anh ấy mọi vấn đề trong cuộc sống.
Cũng có thể một ngày em ghen lồng lộn lại rằng: Tại sao anh lại như thế này, như thế kia, tại sao anh lại nhìn trộm người con gái khác?… Khi bị ghen vô cớ, anh ấy sẽ phần nào hiểu được sự khó chịu, nỗi khổ tâm khi người yêu có tính ghen tuôn.
Tình yêu là sự quan tâm đúng lúc và đúng mực. Ghen tuông thái quá sẽ khiến đối phương thấy mệt mỏi và chán nản. Em hãy chia sẻ với anh ấy rằng hãy cho em một khoảng không gian để “thở” bởi tình yêu bền vững dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng nhau, ghen tuông là sự nông nổi và càng tỏ rõ sự không tự tin về bản thân của anh ấy.
Thêm vào đó, em nên nói chuyện thật thẳng thắn với anh ấy rằng ghen tuông nhưng vẫn phải tôn trọng em, việc ăn nói hàm hồ, rồi dọa dẫm sẽ nhanh chóng giết chết tình yêu em dành cho anh ấy.
Chị nghĩ em nên tạm gác lại mối quan hệ với anh A. Vì dường như em không dành nhiều tình cảm cho anh ấy, mối quan hệ của em và người yêu vẫn chưa có hồi kết . Hơn cả, em vẫn yêu anh ấy.
Em hãy cho người yêu mình một cơ hội nữa, ví dụ một khoảng lặng tình yêu chẳng hạn. Hai em có thể tạm thời ngừng liên lạc mà cùng nhau suy nghĩ về tình cảm của mình. Sau khi đã cho thêm 1 cơ hội mà anh ấy vẫn “ngựa quen đường cũ”, không thay đổi, chị nghĩ quyết định chia tay rồi tìm hiểu người khác lúc đó cũng chưa muộn mà.
Chúc em hạnh phúc!
Theo afamily
Để từ chối "tình ý" của sếp một cách khéo léo
Sếp đã chính thức "bắn tin" và thể hiện tình cảm nồng nàn dành cho bạn, nhưng thật khó để nói lời đồng ý bởi nhiều lý do. Bạn không biết nên làm thế nào để lời từ chối của mình không phải "đòn" giáng xuống đầu sếp. Dưới đây sẽ là câu trả lời.
Không nhận quà một cách vô cớ
Nếu sếp tặng bạn quà vào dịp đặc biệt (sinh nhật bạn) thì việc nhận sẽ không có gì đáng nói. Bởi, đơn giản sếp chỉ muốn gần gũi và thân thiết với nhân viên. Nhưng nếu tần xuất tặng quà của sếp tăng theo cấp số cộng cùng những lý do "không liên quan" thì bạn cần có thái độ và hành động ngay lập tức.
Tuyệt đối không nhận quà vô cớ và không quên gửi đến sếp một lời cảm ơn về sự quan tâm "đặc biệt". " Có qua có lại mới toại lòng nhau", vì vậy đừng bao giờ nhận quà từ sếp một cách dễ dàng. Hãy nhớ, khi bạn tỏ rõ thái độ, sếp sẽ nhận ra rằng cách hành xử của bạn với sếp chỉ đơn giản là phép lịch sự không cùng tình cảm nam nữ. Điều này giống như một thông điệp ngầm gửi đến sếp cùng lời nhắn "rất xin lỗi".
Trả lời những câu hỏi cá nhân một cách chung chung
Bạn sẽ không thể không trả lời những câu hỏi của sếp bởi nhiều lý do "bất khả kháng". Tuy nhiên, bạn có thể khéo léo trả lời bằng những câu chung chung và có phần không liên quan đến câu hỏi. Ví dụ, nếu sếp muốn biết thêm thông tin về cuộc sống cá nhân của bạn, bạn có thể tặng sếp một nụ cười cùng câu trả lời " oh, nó phức tạp lắm sếp ạ" và cố gắng kết thúc câu chuyện càng nhanh càng tốt.
Đề xuất tuyển thêm cộng sự (nếu cần)
Sếp yêu cầu bạn làm thêm giờ để có thời gian bên cạnh bạn. Đó là mục đích của sếp không liên quan đến tính chất công việc của bạn. Là người trực tiếp gắn bó với công việc, bạn sẽ hiểu liệu bạn có cần làm thêm giờ hay không. Nếu sếp vẫn "trước sau như một" muốn bạn làm thêm giờ, hãy thảo luận với sếp về thời gian và thời lượng làm thêm. Nếu cần thiết, hãy mạnh dạn yêu cầu sếp tuyển thêm cộng sự để cùng bạn giải quyết công việc.
Đánh tiếng bạn là "hoa đã có chủ"
Sếp thường không mấy hứng thú hoặc nhụt dần ý chí khi biết bạn là "hoa đã có chủ". Vì vậy, đánh tiếng cho mọi người biết rằng bạn đang yêu và tình cảm của hai bạn thực sự gắn bó sẽ khiến sếp suy nghĩ lại.
Không để sếp có cơ hội chen ngang công việc
Khi sếp "lân la" đến bàn làm việc của bạn, hãy cố gắng tạo không khí thoải mái với sếp. Bởi, quanh bạn còn có rất nhiều đồng nghiệp. Mỗi phản ứng thái quá của bạn sẽ khiến sĩ diện của sếp bị tổn thương. Vì vậy, chỉ nói đến công việc với sếp và ngắt mọi ý định phát triển câu chuyện của sếp. Hãy nhớ, nếu bạn không thể cho sếp cơ hội gõ cửa trái tim mình thì hãy xây dựng một bức tường thành với sếp. Tuy nhiên, bức tường cần được xây dựng bằng chất liệu mềm để sếp chấp nhận một cách nhẹ nhàng. Nếu bức tường bạn xây quá cứng và quá cao, bạn sẽ khiến mối quan hệ giữa bạn và sếp đi đến bờ vực thẳm.
Giọng điệu chuyện trò luôn dứt khoát
Khi sếp gọi điện vào số cá nhân để chuyện trò với bạn. Thay vì "tám" rôm rả và tự nhiên, hãy tiết chế giọng điệu của mình một cách bình thường và dứt khoát. Khi ở văn phòng có thể bạn sẽ phải ngọt, nhạt với sếp nhưng khi đã rời khỏi tòa cao ốc thì sếp cũng chỉ như một người bạn thông thường.
Chuyện trò dứt khoát không có nghĩa là bạn trả lời một cách thiếu tôn trọng. Cố gắng trả lời nhanh các câu hỏi của sếp với một tốc độ vừa đủ, không cần thiết phải mở rộng câu chuyện và có thể kết thúc bằng câu " nói chuyện với sếp rất thú vị! nhưng giờ tôi có việc cần giải quyết. Hẹn gặp lại sếp ở văn phòng".
Theo STT
Suốt 2 năm bị phó giám đốc lừa dối Chúng tôi làm cùng công ty, cùng gắn bó, yêu thương nhau suốt 2 năm qua... vậy mà đến bây giờ, tôi mới biết anh đã có vợ và cậu con trai 2 tuổi. Khi tâm trạng đang rối bời, tôi muốn viết lên những dòng tâm sự này để chia sẻ với các độc giả và mong sẽ nhận được những ý...