Nếu dùng vũ khí dầu, Saudi Arabia có thể đẩy giá ‘vàng đen’ vọt lên 150 USD
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Saudi Arabia dường như đứng đằng sau vụ biến mất của nhà báo Jamal Khashoggi thuộc tờ Washington Post. Các chuyên gia cho rằng nếu bị Mỹ trừng phạt vì vụ này, Saudi Arabia có thể sử dụng vũ khí “ vàng đen”.
Saudi Arabia có thể gây áp lực bằng dầu mỏ. Ảnh: AP
Theo tờ Business Insider, Saudi Arabia đã bác bỏ các bằng chứng cáo buộc các điệp viên nước này thủ tiêu nhà báo gốc Saudi Arabia, một người chỉ trích Thái tử Mohammed bin Salman.
Mặc dù Saudi Arabia có thể không gây sức ép lên thị trường năng lượng nếu bị phương Tây áp đặt trừng phạt, nhưng các nhà phân tích không loại trừ viễn cảnh đó.
Các nhà phân tích thuộc Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) nhận định: “Chúng tôi tin rằng lãnh đạo Saudi Arabia sẽ cực kỳ ngần ngại sử dụng phương án vũ khí dầu, vì như vậy uy tín là nhân tố trung tâm tin cậy, ổn định về dầu trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Có lẽ khả năng dễ xảy ra hơn là Saudi Arabia quyết định không tăng sản lượng dầu theo mong muốn của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh sắp tới ngày trừng phạt ngành năng lượng Iran”.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong duy trì nguồn cung toàn cầu khi các biện pháp trừng phạt Iran mà Mỹ áp đặt sẽ có hiệu lực vào tháng tới.
Theo đề nghị của chính quyền ông Trump, Saudi Arabia trước đó đã nhất trí tăng sản lượng đáng kể đầu năm nay.
Các nhà phân tích RBC nhận định trong một báo cáo nghiên cứu: “Saudi Arabia giờ đây có thể hạn chế sản xuất dầu trong ngắn hạn – một lựa chọn chính sách có ý đồ”.
Mặc dù các nhà phân tích cho rằng Saudi Arabia có thể không đi xa tới mức cấm vận năng lượng nhưng chính phủ nước này đã từng sử dụng nguồn lực dầu để gây ảnh hưởng chính trị trước đó. Trong những năm 1970, một liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu đã cắt giảm lượng dầu xuất khẩu sang Mỹ để phản đối việc Mỹ ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur.
Video đang HOT
Xét tiền lệ trên, RBC cho rằng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng Saudi Arabia sẽ lặp lại kịch bản năm 1973 một khi quan hệ song phương với Mỹ xuống dốc nghiêm trọng từ vụ nhà báo mất tích.
Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác đã giảm 1/4 tổng sản lượng dầu vào năm 1973, khiến khủng hoảng năng lượng bùng nổ toàn cầu. Giá dầu tăng gần gấp 4 lần, từ 3 USD/thùng năm 1972 lên 12 USD/thùng năm 1974. Tuy nhiên, sau khi không đạt được mục tiêu chính sách lớn, lệnh cấm vận và giảm sản lượng đã được dỡ bỏ.
Caroline Bain, nhà kinh tế hàng hóa thuộc công ty Capital Economics, cũng nhất trí Saudi Arabia sẽ ngần ngại sử dụng vũ khí dầu ở thời điểm này. Tuy nhiên, bà cho rằng giá năng lượng có thể tăng gần gấp đôi lên 150 USD/thùng vào cuối năm 2018 nếu điều đó xảy ra. Giá dầu Brent hiện ở mức 81 USD/thùng.
Theo bà Bain, viễn cảnh này không phải là không thể vì nếu xảy ra, kịch bản Saudi Arabia cắt giảm sản lượng dầu sẽ xảy ra vào thời điểm sản lượng của Venezuela và Iran cũng giảm. Bà nhận định: “Giá dầu đã chứng tỏ nhạy cảm với những thay đổi nguồn cung trong năm nay, tăng gần 20% từ tháng 8 do lo ngại sản lượng giảm mạnh khi Mỹ áp đặt lại trừng phạt Iran”.
Cũng nhận định về hậu quả của việc áp đặt trừng phạt Saudi Arabia, trong một bài bình luận đăng ngày 14/10, ông Turki Aldakhil, Tổng giám đốc của kênh truyền hình Al Arabiya của Saudi Arabia, nhận định: Áp đặt trừng phạt Saudi Arabia sẽ gây ra thảm họa kinh tế làm rung chuyển toàn thế giới khi nước này giảm sản xuất dầu.
Ông Aldakhil viết: “Nếu giá dầu đạt 80 USD khiến Tổng thống Trump nổi giận, không ai có thể loại trừ khả năng giá dầu có thể nhảy vọt lên 100 USD hoặc 200 USD, hoặc thậm chí gấp đôi con số đó”.
Thùy Dương
Theo Báo Tin tức
Ông Trump nói bảo hộ Saudi Arabia: Lời đáp bất ngờ
Hoàng tử Saudi Arabia đáp lời Tổng thống Trump nói phải trả tiền cho quân đội Mỹ bảo vệ.
RT hôm 5/10 dẫn cuộc phỏng vấn của Bloomberg với Hoàng tử Saudi Arabia là Mohammed bin Salman đã có phản hồi đáp trả lại việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nước này có thể không trụ được tình hình an ninh một khi quân đội Mỹ rút lui khỏi Trung Đông, đồng thời kêu gọi Saudi Arabia trả tiền cho việc đảm bảo an ninh này.
Hoàng tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman - Phó Thủ tướng thứ nhất của nước này và là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trẻ nhất thế giới.
Theo đó, Hoàng tử Bin Salman đã bác bỏ những lời bình luận của Tổng thống Donald Trump về việc nhà Vua nước này sẽ bị trục xuất trong vòng 2 tuần nếu không được Mỹ bảo hộ an ninh.
Ông cho rằng, Saudi Arabia tồn tại rất lâu trước khi Mỹ trở thành là một quốc gia. Vị Hoàng tử cũng châm biếm rằng, những mối đe dọa và hiểm nguy có thể cần phải quãng thời gian tới 2.000 năm chứ không chỉ trong 2 tuần để giải quyết được.
"Thực ra chúng tôi không phải trả gì cho sự an toàn của mình. Chúng tôi tin rằng tất cả các vũ khí chúng tôi có từ Mỹ đều được trả tiền, nó không phải là miễn phí" - ông bin Salman nói.
Trả lời câu hỏi liệu Riyadh có cần trả thêm tiền cho Washington để bảo đảm an ninh hay không, Hoàng tử Saudi nói: "Kể từ khi mối quan hệ giữa Arabia Saudi và Mỹ bắt đầu, chúng tôi đã mua tất cả mọi thứ vũ khí bằng tiền của mình".
Hoàng tử Saudi nói thêm, kể từ khi Trump lên nắm quyền, nước này đã quyết định mua hơn 60% vũ khí cần thiết từ Mỹ "trong 10 năm tới". Điều này được cụ thể hóa bằng thỏa thuận mua vũ khí mà hai bên đã ký kết trong chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Trump hồi tháng 5/2017.
"Chúng tôi đã bỏ ra 400 tỷ USD cho các cơ hội về vũ khí, đầu tư và các cơ hội thương mại khác với Mỹ... Cũng trong các thỏa thuận này, một phần số vũ khí sẽ được sản xuất tại Saudi Arabia. Do đó nó sẽ tạo việc làm ở Mỹ và Saudi Arabia. Thương mại tốt, mang lại lợi ích tốt cho cả hai quốc gia và tăng trưởng kinh tế tốt hơn" - Hoàng tử Saudi nhấn mạnh.
Song trước những phát ngôn gần đây của ông Trump về việc nước này đối mặt với mất an toàn an ninh và cần quân đội Mỹ bảo hộ bằng việc đặt căn cứ quân sự ở các nước láng giềng, Hoàng tử bin Salma cho rằng, giữa Saudi Arabia với Mỹ thì quốc gia Trung Đông này có phần nhỉnh hơn nhiều phần.
"... Nếu bạn nhìn vào nước Mỹ, ví dụ như họ muốn giải phóng nô lệ. Giá là bao nhiêu? Nội chiến. Nó chia cắt nước Mỹ trong một vài năm. Hàng ngàn, hàng chục ngàn người đã chết để giành được tự do cho nô lệ.
Ở đây chúng tôi đang cố gắng để thoát khỏi chủ nghĩa cực đoan và khủng bố mà không xảy ra nội chiến, không ngăn cản sự phát triển của đất nước" - ông bin Salman ám chỉ tới cuộc nội chiến ở Mỹ xảy ra trong quá khứ so với những gì nước này khéo léo hành động để tránh gây ra xung khắc an ninh.
Dẫu vậy, Hoàng tử bin Salman vẫn dành lời ca ngợi Tổng thống Trump.
"Tôi thích làm việc với ông ấy [Tổng thống Trump -PV]. Tôi thực sự thích làm việc với ông ấy và chúng tôi đã đạt được rất nhiều điều ở Trung Đông, đặc biệt là chống lại chủ nghĩa cực đoan, tư tưởng cực đoan" - ông bin Salman nhấn mạnh.
Hoàng tử Saudi Arabia đáp lễ Tổng thống Trump dọa Vua nước này không trụ được 2 tuần.
Khi được hỏi về những lời tuyên bố của ông Trump cho rằng Mỹ chưa nhận được số tiền tương xứng với những gì đã làm cho an ninh của Saudi Arabia, vị Hoàng tử cho rằng, đây dường như là một sự hiểu lầm của nhà lãnh đạo Mỹ.
"Chà, bạn biết đấy, bạn phải chấp nhận rằng bất kỳ người bạn nào cũng sẽ nói những điều tốt đẹp và những điều xấu. Vì vậy, bạn không thể có 100% bạn bè nói những điều tốt đẹp về bạn, ngay cả trong gia đình bạn" - ông nói trong cuộc gặp riêng 5 phóng viên Bloomberg.
Theo baodatviet
Thông tin sốc về tình trạng của Thái tử Saudi Arabia sau chuyến công du nước ngoài Thái tử Mohammed bin Salman đã thực sự bị bắn, bị thương trong một vụ tấn công từ bên ngoài cung điện hoàng gia, thủ đô Riyadh hồi tháng 4. Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: AFP. Thông tin được ông Mohammed al-Mas'ari - Tổng thư ký đảng Phục hưng Hồi giáo, dẫn các nguồn đáng tin cậy cho biết trong cuộc phỏng...