Nếu điều xấu nhất xảy ra, Việt Nam sẽ làm gì?
Việc Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vũng lãnh thổ Việt Nam đã làm cho khu vực Biển Đông vốn đã căng thẳng lại càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết và xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Đây là điều không ai mong muốn, kể cả người Trung Quốc. Tuy nhiên không ai dám khẳng định rằng, trong giới cầm quyền Trung Quốc hiện nay khi mà tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bá quyền đang bao trùm, sẽ không có một bộ óc điên rồ muốn tấn công xâm lược Việt Nam như năm 1979.
Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị đối phó trong trường hợp xấu nhất Trung Quốc tấn công quân sự Việt Nam.
Đạt tầm bắn xa nhất trong vũ khí phòng thủ bờ biển Việt Nam là tổ hợp tên lửa 4K44B Redut. Trong ảnh là các xe mang phóng tự hành của tổ hợp 4K44B Việt Nam.
Trung Quốc sẽ Làm gì?
Nhiều nhà nghiên cứu quân sự nhận định rằng, trong trường hợp xấu tới mức xung đột vũ trang xảy ra thì đây sẽ là cuộc chiến diễn ra trên nhiều mặt trận với sự tham gia của các lực lượng hải, lục, không quân bao gồm cả tàu ngầm.
Giả định một cuộc chiến như vậy thì Trung Quốc sẽ thực hiện tham vọng tấn công chúng ta như thế nào?
Đây là câu hỏi mà nhiều nhà chiến lược quân sự đã đặt ra và tranh luận khá nhiều. Tuy nhiên có một nhận định chung là Trung Quốc sẽ xử dụng sức mạnh không quân để tấn công và yểm trợ cho Hải quân khai chiến. Máy bay Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam, được bổ sung từ đảo Phú Lâm sẽ là lực lượng chính tấn công những căn cứ hải quân quan trong của chúng ta như Hải Phòng, Nha Trang hay Cam Ranh nhằm ngăn không cho tàu ngầm của Việt Nam xuất kích ra khơi. Ngoài ra Trung Quốc sẽ tận dụng tên lửa đất đối không trên các chiến hạm và máy bay chiến đấu của họ để áp đảo Việt Nam làm cho Việt Nam không có cơ hội kiểm soát mặt biển. Tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm Trung Quốc sẽ được đem ra tấn công vào đất liền Việt Nam.
Tham vọng là một chuyện, còn khả năng Trung Quốc có thực hiện được hay không lại là chuyện khác.
Hành động của Việt Nam
Việt nam chúng ta sẽ đối phó lại với sự tấn công của Trung Quốc như thế nào, nếu Trung Quốc xâm lược nước ta?
Các nhà quân sự quốc tế đều có chung nhận định rằng, điều mà chính quyền Trung Quốc sợ nhất là một liên minh chiến lược Mỹ-Nhật Bản-Việt Nam-Philippine.
Bộ đội tên lửa Việt Nam bảo quản vũ khí trang bị. Ảnh: Vũ Quang Thái.
Video đang HOT
Liên minh này sẽ lập tuyến phòng thủ nhằm cô lập đường hàng hải của Trung Quốc qua eo biển Malacca và ở mức độ thấp hơn là eo biển Hormuz . Trung Quốc sẽ phải đối đầu với hải quân của Nhật Bản và Mỹ. Các đường cung cấp dầu trên biển của họ sẽ bị chặn. Đây là điểm yếu mà các nhà quân sự và học giả Trung Quốc gọi là “thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca”. Trên thực tế Trung Quốc đang tìm mọi cách để một liên minh như vậy không được hình thành.
Tuy nhiên các nhà phân tích tình hình quốc tế cũng đưa ra nhận định là trước mắt sẽ chưa có được một liên minh như vậy.
Tuy nhiên, với tiềm lực quốc phòng của Việt Nam như hiện nay thì hoàn toàn có thể đáp trả một cách thích đáng nếu Việt Nam bị Trung Quốc tấn công.
Bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam
Một cuộc chiến xảy ra sẽ không có người thắng cuộc. Các nhà phân tích thời sự quốc tế gọi đây là “cuộc chiến đảm bảo cả hai bên đều bị hủy diệt”.
Các nhà quân sự quốc tế cũng cho rằng, mục tiêu của chiến lược này của Việt Nam không phải là đánh bại Trung Quốc mà là gây thiệt hại đủ lớn: làm giá bảo hiểm hàng hải và hàng không tăng vọt, gây ra sự bất ổn về tâm lý để các nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ dẫn đến rút khỏi Trung Quốc.
Nếu xung đột vũ trang xảy ra, các tàu thuyền thương mại và các container chở dầu của Trung Quốc hoạt động trong biển cực nam của Biển Đông sẽ bị tấn công. Các nhà quân sự quốc tế nhận định rằng Việt Nam hiện có hệ thống tên lửa hành trình đủ mạnh có khả năng với tới các căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa (quần đảo mà Trung Quốc đang xâm chiếm của Việt Nam), thậm chí là tới Thượng Hải và Hồng Kông. Trong trường hợp xung đột vũ trang nổ ra các thành phố này và một số thành phố khác có thể là mục tiêu bị tấn công nhằm gây ra sự gián đoạn rất lớn đối với nền kinh tế của Trung Quốc. Điều này có thể tác động đến toàn cầu.
Khẩu đội pháo 85 mm (trung đoàn pháo binh 6) khai hỏa tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập đánh địch đột nhập đường biển đổ bộ vào đất liền của quân khu 9 tháng 8/2012.
Và khi ấy không một quốc gia nào ở khu vực và các quốc gia có quyền lợi ở khu vực này có thể đứng ngoài cuộc!
Theo FB Bình Lê Thọ
Cận cảnh dân Đà Nẵng đối phó bão số 8
Sáng nay 18/9, hàng ngàn người dân phố biển Đà Nẵng tất bật chằng chống nhà cửa, kéo tàu thuyền lên bờ...để chuẩn bị đón bão số 8.
Thời tiết ở Đà Nẵng suốt đêm 17 và sang, trưa 18/9 có mưa vừa, mưa to cùng với gió mạnh. Mặc dù trời mưa to nhưng hàng trăm ngư dân ở quận Sơn Trà cùng với lực lượng Công an, dân phòng...có mặt từ sáng sớm để đưa thuyền lên bờ tránh trú bão.
Ngay chính lúc này, tình đoàn kết giữa ngư dân và chính quyền địa phương, ngành chức năng được thể hiện. Mỗi người góp sức một ít, sẵn sàng giúp đỡ nhau bảo vệ tài sản, chuẩn bị đón bão số 8 với mong muốn thiệt hại ít nhất...
Ngư dân dùng xe bò để kéo thuyền lên trên cao đảm bảo an toàn nếu bão có vào.
Lực lượng Hải quân cũng "xuống biển", "đội mưa" giúp ngư dân đưa thuyền vào bờ.
Hai ngư dân này không có xe bò đành phải cùng nhau khiêng thuyền thúng lên bờ.
"Tôi mong bão đừng vào, mỗi lần bão vào đời sống ngư dân của chúng tôi đã cực, sau bão càng cực hơn...", một ngư dân tâm sự
Thuyền đã được đưa lên bờ, sẵn sàng "đón" bão
Các thuyền đi biển xa bờ cũng đã được gọi về và vào nơi neo đậu an toàn
Người dân ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu gia cố, chằng chống nhà cửa.
Đa số nhà của người dân nghèo đều lợp bằng tôn nên họ dùng can nước và bao cát bỏ trên mái nhà để giảm mức độ thiệt hại nếu bão có vào.
Chằng chống lại nhà cửa cho chắc chắn.
Mực nước ở sông Cu Đê đã dâng cao
...sóng biển cũng cao từ 3-4 mét.
Do gió mạnh từ tối hôm 17, sáng ngày 18/9 nên một số cây xanh ở công viên, đường phố...đã ngã đổ.
Đã Nẵng đã sẵn sàng đón bão
Theo Đức Hoàng (Gia đình & Xã hội)
Huy động 6 trực thăng ứng trực bão số 8 Các địa phương theo dõi sát diễn biến bão số 8, chủ động cấm biển và sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm trước khi bão đổ bộ vào sáng mai (19/9) trong khi Bộ Quốc phòng huy động 6 máy bay trực thăng ứng trực trong cơn bão này. Theo bản tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng...