‘Nếu Đảng không có liều thuốc mạnh, suy thoái còn ghê gớm’
“Đây là giai đoạn khó khăn, cam go nhất của Đảng trong hơn 80 năm hoạt động. Điều nguy hiểm là những khó khăn đó không đến từ bên ngoài”, trung tướng Nguyễn Quốc Thước trao đổi với VnExpress nhân ngày 3/2.
- Trả lời báo chí nhân dịp năm mới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng niềm tin với chế độ đang bị thách thức và suy giảm. Ông nghĩ sao về ý kiến của Chủ tịch nước?
- Đây đúng là giai đoạn khó khăn, cam go nhất của Đảng. Khó khăn không đến từ bên ngoài mà là từ bên trong, đây mới là điều cực kỳ nguy hiểm. Năm 1945, tình thế ngàn cân treo sợi tóc nhưng đó là khó khăn từ bên ngoài, toàn đảng, toàn dân đã nhất trí bảo vệ thành quả cách mạng. Đến thời cải cách ruộng đất, nhiều đảng viên bị xử lý oan nhưng toàn Đảng thấy được vấn đề và dám nhận trách nhiệm. Đồng chí Trường Chinh thôi chức Tổng bí thư, người trực tiếp thực thi chính sách cải cách ruộng đất bị cách chức…
Hiện nay, tình trạng cán bộ đảng viên tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức, lối sống đã là vấn đề mang tính phổ cập. Nếu Đảng không có liều thuốc mạnh thì sự suy thoái còn ghê gớm hơn.
- Nghị quyết Hội nghị trung ương 4 khóa XI đã triển khai được một năm nhưng tính hiệu quả của cuộc vận động đang bị hoài nghi do “không xử lý kỷ luật ai”. Quan điểm của ông thế nào?
- Nghị quyết trung ương 4 đã nhận định sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang uy hiếp, đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng. Sau khi có nghị quyết trung ương 4, toàn Đảng toàn dân kỳ vọng lớn nhưng không có nghĩa là sau một năm kiểm điểm đã giải quyết được ngay. Mức độ uy hiếp đến sự tồn vong nghĩa là bệnh nan y, trầm kha. Bệnh nặng thì phải có nhiều loại thuốc, liều thuốc phải mạnh; điều trị nhiều đợt, lâu dài, bền bỉ. Còn kỳ vọng đã giải quyết được ngay vấn đề là ảo tưởng, không hiểu được bản chất.
Theo tôi, ý kiến khác nhau là bình thường, một vấn đề lớn thì mọi thứ không đồng nhất được hết. Nhưng mà nếu nói là việc kiểm điểm đạt yêu cầu thì tôi chưa đồng ý. Sau đêm công bố kết quả hội nghị trung ương 6, tôi nhận được điện của thân hữu, bạn bè, các nguyên lãnh đạo, cán bộ lão thành từ Nam chí Bắc. Nhiều ý kiến cho rằng kết quả hội nghị “không đạt yêu cầu”.
Video đang HOT
Hơn 60 năm theo Đảng, tướng Thước cho rằng, đây là giai đoạn khó khăn, cam go nhất đối với Đảng. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Hiện có hai luồng ý kiến, thứ nhất nghiêng về kiểm điểm gắn với xử lý kỷ luật để làm gương, thứ hai nghiêng về là kiểm điểm để cán bộ đảng viên tự nhận thức, sửa chữa. Ông ủng hộ quan điểm nào?
- Tôi cho cả hai luồng ý kiến đều có phần đúng và chưa đúng. Một vũ khí của Đảng tự phê bình để nhận thức của cán bộ, đảng viên chuyển hóa. Nhưng nếu người đó không nhận thức đúng, không nhận thức đủ thì phải có phê bình. Hai vế này phải đi đôi và lấy vế tự phê là chuẩn mực đầu tiên.
Theo tôi kiểm điểm mà không đúng mục đích, yêu cầu thì phải đấu tranh và tiến tới kỷ luật. Mục đích kiểm điểm là sửa chữa vươn lên nhưng nếu không làm được thì phải kỷ luật vì kỷ luật cũng là một hình thức để tự sửa chữa.
- Theo ông, cần phải làm gì để nghị quyết trung ương 4 mang lại hiệu quả thực chất và lấy lại niềm tin cho người dân?
- Để đạt được mục tiêu này, trước hết là nếu Đảng có khuyết điểm thì phải nhận. Nếu cần phải kỷ luật cán bộ để giáo dục và bảo vệ sự trong sáng của Đảng thì cần phải làm. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” – nhà dột thì phải sửa từ nóc – cả nước mà có vấn đề thì chắc chắn phải xuất phát từ trung ương.
Trung ương hãy nghe hết các ý kiến của người dân. Ngoài kênh chính thống thì phải nghe thông tin từ nhiều kênh, từ lão thành cách mạng, thanh niên, sinh viên, nhà kinh tế, giới trí thức – khoa học… để xem mọi người đánh giá như thế nào, suy nghĩ ra sao để tiếp thu lại và từ đó xem lại những việc mình làm đã đạt hay chưa. Chưa đạt thì hãy làm lại, như thế thì mới đúng theo tinh thần nghị quyết: Kiểm điểm một cách triệt để. Cấp trung ương mà làm rõ ràng thì các cấp dưới cũng sẽ rõ ràng, cụ thể theo.
Tôi muốn nhấn mạnh lại là nguy cơ trực tiếp chính là không phải vấn đề bên ngoài mà sợ nhất trong Đảng không nhận thức đúng, không nêu cao ngọn cờ tiên phong trong đấu tranh phê và tự phê. Từ lúc tôi theo cách mạng đến giờ, không khi nào lực lượng thù địch không chống phá ta. Trong Đảng, nếu xử lý nghiêm túc những người không đủ đạo đức, tư cách, không đủ tiêu chuẩn thì thế lực bên ngoài mới gớm tay, còn không thì thế lực đó càng có cơ hội để chống phá.
- Vừa qua, Ban Nội chính đã được tái lập với chức năng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ông kỳ vọng gì vào cơ quan này?
- Tham nhũng hiện nay không chỉ là vấn đề lợi ích nhóm mà đã len lỏi khắp nơi, đan xen chằng chịt. Theo tôi, đưa Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng về trực thuộc Bộ Chính trị là quyết định đúng, khôi phục hai ban Nội chính và Kinh tế là hoàn toàn chính xác. Ban Nội chính có vị trí quan trọng trong Đảng nên cần phải có. Nhưng tình hình Đảng ta bây giờ, Ban Nội chính phải có người quyết liệt, dám xả thân cho Đảng. Ông Nguyễn Bá Thanh có nhiều dư luận ủng hộ và có lẽ cũng là người có thể gửi gắm được.
Theo VNE
Không phải chỉ phê bình, kiểm điểm là xong
Phát biểu tại Hội nghị ĐBQH Hà Nội tiếp xúc cử tri Q.Ba Đình diễn ra chiều qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: kết quả kiểm điểm, phê bình và tự phê bình trong thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa qua mới chỉ là bước đầu, còn phải tiếp tục nhiều biện pháp trong thời gian tới.
Qua dõi theo mọi diễn biến, thông tin liên quan đến kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4, đặc biệt là kết quả Hội nghị T.Ư 6 vừa bế mạc, cử tri Vũ Trọng Hốt, P.Trúc Bạch, nói: "Nếu thực hiện nghiêm túc được các nội dung Nghị quyết T.Ư 6 vừa ban hành, đất nước ta sẽ phát triển rất mạnh".
Cử tri Phạm Đức Thắng, P.Quán Thánh phản ánh thêm: gần đây cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân rất quan tâm đến việc triển khai Nghị quyết T.Ư 4, đặc biệt là kết quả Hội nghị T.Ư 6 vừa qua. "Sáng nay, anh em hưu trí chúng tôi tập luyện ở Ba Đình có trao đổi với nhau và nhận thấy kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa qua mới chỉ là bước đầu, dù đã tạo phấn khởi cho nhân dân nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cán bộ, đảng viên, cử tri, nhân dân mong mỏi nhưng chưa được giải quyết, chúng tôi mong sẽ tiếp tục được giải quyết trong thời gian tới", ông Thắng cho biết.
Đặt vấn đề "tại sao đến nay T.Ư đã có nhiều nghị quyết về đấu tranh phòng chống tham nhũng nhưng chưa ngăn chặn được vấn nạn này?", cử tri Phan Đức Tuyên, P.Kim Mã tự lý giải: vì trong thực hiện vẫn còn chưa có sự nhất trí cao, chưa xử lý kịp thời vi phạm, chưa có cơ chế đầy đủ, cụ thể để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cử tri Q.Ba Đình (Hà Nội) chiều 16.10 - Ảnh: Q.P
Phê bình, kiểm điểm cũng như "rửa mặt hằng ngày"
Ghi nhận các ý kiến phản ánh của cử tri và khẳng định sẽ chuyển tới các cơ quan liên quan, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Lần này, QH sẽ xem xét thông qua Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu và phê chuẩn. Lấy phiếu tín nhiệm là để cảnh tỉnh cán bộ, trên cơ sở đó, nếu anh nào dưới quá bán có nghĩa đến mức phải bỏ phiếu tín nhiệm. Trước ta có quy định về bỏ phiếu tín nhiệm rồi, lần này làm thêm bước lấy phiếu tín nhiệm chính là cơ sở bước đầu cho việc thực thi bỏ phiếu tín nhiệm, đòi hỏi rất nhiều vào bản lĩnh của ĐBQH".
Tuy nhiên, Tổng bí thư cũng lưu ý, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm không cẩn thận sẽ có 2 chiều hướng: người không dám làm gì, tròn vo thì tín nhiệm cao, người làm nhiều thì có khi va vấp nhiều lại ít phiếu. Chiều hướng thứ hai là không làm gì, chỉ lo đi vận động, tranh thủ, hứa hẹn ban phát cái này, cái kia... "Cho nên việc này phải làm thận trọng, chặt chẽ. Nếu nghị quyết thông qua tại kỳ họp này, bắt đầu giữa năm sau sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, chúng ta sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm", Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư cũng khẳng định: "Lúc đầu thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, nhiều người phấn khởi nhưng lo không làm được. Làm xong bước đầu thấy các địa phương rộ lên đưa tin chỗ nào cũng tốt cả thì lại lo thế này là chết rồi, nhưng đây mới chỉ là bước đầu, còn phải tiếp tục kiểm tra, thẩm định rồi thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm...". Và ông nhấn mạnh: việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trước hết là phê bình và tự phê bình, đã làm rồi còn phải làm đi làm lại, như rửa mặt hằng ngày, vì chữa được cái này nó lại ra cái khác tiếp, còn phải tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Theo TNO
Thi hành kỷ luật 847 đảng viên Ngày 16-1, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hà Nội đã tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2012 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. Năm qua, TP đã thi hành kỷ luật 847 đảng viên và 27 tổ chức Đảng (TCĐ). Cũng trong năm 2012, UBKT các cấp đã kiểm tra 292 đảng viên khi có...