Nếu đàn ông có 3 hành động này ngay sau khi về nhà thì xin chúc mừng, bạn đã sở hữu 1 ông chồng “10 điểm”
Câu “cần cù bù thông minh” lại rất đúng với kiểu đàn ông này.
Có rất nhiều tiêu chuẩn phụ nữ tự đề ra để đánh giá 1 người đàn ông. Nó phụ thuộc vào mức hài lòng của cô ấy với chồng mình. Có thể, trong mắt bạn, bạn chấp nhận được đàn ông có chút lười biếng nhưng lại không thích 1 ông chồng vô tâm. Song, rất có thể trong mắt những phụ nữ khác, các tiêu chuẩn đảo ngược. Thế mới nói, có những câu chuyện các bà vợ kể tội chồng mình và các bà vợ khác vào bình luận: “Có thế mà cũng kêu!”.
Người đàn ông của bạn có thể không hoàn hảo theo số đông, lười 1 chút, ít nói 1 chút nhưng quan trọng là khi về nhà anh ấy có 3 biểu hiện này thì chắc chắn là người yêu vợ.
Ảnh minh họa
Câu cửa miệng: “Mẹ đâu”, “Vợ ơi, “Em ơi”
“Con ơi mẹ đâu?”, “Vợ ơi anh về rồi, “Chào em yêu”… những câu chào tưởng chừng như đơn giản nhưng thể hiện sự quan trọng của bạn trong lòng anh ấy.
Có lẽ đây là thói quen khó bỏ và việc gọi bạn dù không có việc gì cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của anh ấy. Đây không phải điều ai cũng làm được dù nó rất nhỏ nhặt. Đàn ông đa phần là vô tâm, về đến nhà 1 là họ im lặng, nằm dài trên sofa, lướt điện thoại, 2 là họ sẽ hỏi những câu kiểu như: ” Nhà không còn gì ăn à?”, “Pha cho anh cốc nước mát”, “Nay ăn gì đấy?”… Hoặc tệ hơn là những câu trách móc: “Em ở nhà cả ngày mà không…”.
Thay quần áo và làm việc nhà
Một người đàn ông biết nghĩ cho gia đình sẽ luôn về đúng giờ, không la cà, về đến nhà là thay quần áo xắn tay vào công việc. Anh ấy có thể không gọi bạn, không nói vài ba câu ngọt ngào nhưng anh ấy thể hiện bằng hành động.
Video đang HOT
Ví dụ thấy nhà bừa 1 chút, thay vì trách móc anh ấy tự tay dọn dẹp. Hay thấy vợ đang loay hoay làm nhiều việc anh ấy sẽ chủ động hỏi: “Anh nhặt rau nhé”, “Anh tắm cho con nhé”, “Cần anh làm gì không”… Dù có thể anh ấy không biết mình phải làm gì nhưng luôn không ngại hỏi để được vợ giao việc.
Ảnh minh họa
Rất nhiều đàn ông thích vào bếp hơn bạn tưởng đó nhé. Có những ông chồng sở trường là món nhậu, có tâm hồn ăn uống nên cứ trưa là nhắn tin hỏi vợ nay ăn món gì để đi chợ. Với những ông chồng kiểu này đừng kìm hãm sở thích của anh ấy. Hãy để anh ấy được thể hiện. Thậm chí bạn có thể đề nghị quay video hoặc khen món ăn anh ấy nấu để được đổi món liên tục.
Một kiểu khác tuy không có năng khiếu nấu ăn nhưng lại là người vì vợ mà làm tất cả. Ví dụ có những việc mà phụ nữ ngại làm do độ tỉ mẩn như tước rau bí, bóc vỏ lạc, làm gà vịt hay bất cứ việc nhà bếp nào làm chúng ta đắn đo thì anh ấy sẽ lao vào nhận nhiệm vụ.
Câu “cần cù bù thông minh” lại rất đúng với kiểu đàn ông này. Đừng chê anh ấy vụng về nhé, cái tâm và tinh thần muốn chia sẻ công việc với bạn mới quan trọng.
Sự hoàn hảo không nằm ở tiêu chuẩn cộng đồng hay mẫu số chung nào đó. Sự hoàn hảo nằm trong chính cảm nhận của bạn về trách nhiệm, tình yêu của người đàn ông ấy trong hôn nhân. Phụ nữ thông minh và tinh tế sẽ biết cách phát huy những điểm mạnh và biến điểm yếu của đàn ông dần trở thành ưu điểm, sự đáng yêu và đáng được trân trọng.
Chuyên gia tâm lý mách chị em cách 'trị' chồng vô tâm
"Em bị ngã, dắt xe về đến cổng thì chồng chạy ra hỏi: "Thế cái xe có làm sao không?". Em bước vào nhà mà nước mắt không ngừng rơi vì sự vô tâm của anh ấy", chị Minh buồn rầu kể với chuyên gia tâm lý.
Tổn thương vì chồng vô tâm
Chị Minh (32 tuổi, Hà Nội) lấy chồng được 5 năm, có một cậu con trai nhỏ. Chị làm nhân viên hành chính, còn chồng làm trưởng phòng ở một công ty công nghệ. Chồng có thu nhập cao nên chị chưa bao giờ phải đau đầu về vấn đề tài chính, chi tiêu của gia đình. Thứ khiến chị Minh nhiều đêm khóc thầm là vì chồng quá vô tâm.
"Chồng người ta ngọt ngào bao nhiêu thì chồng em khô khan bấy nhiêu, chẳng bao giờ nói được câu "anh yêu em" hay "chồng yêu vợ". Vợ cắt tóc hay có quần áo mới chồng cũng không bao giờ biết.
Kỷ niệm 5 năm ngày cưới, em lên kế hoạch để cả gia đình đi du lịch, vợ chồng hâm nóng tình cảm cho lãng mạn. Nhưng anh ấy bảo: "Hôm đó anh còn phải về quê ăn giỗ. Hay cả nhà mình cùng về đi, về quê cũng là đi du lịch mà", chị Minh than thở với chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh.
Nhiều người chồng khô khan, không bao giờ biết nói những câu ngọt ngào với vợ. Ảnh minh họa: Pexels
Đến sinh nhật vợ, bạn bè người thân nhớ tới chúc mừng, chỉ có chồng là quên. Chị Minh hỏi thì chồng ngơ ngác: "Hôm nay là mùng 1 hay rằm à?".
"Nhưng ức chế nhất là lần em bị ngã xe. Va chạm nhẹ thôi nên người em không sao, chỉ có xe là bị trục trặc. Em gọi điện báo cho chồng là mình ngã xe, anh ấy hỏi có cần ra giúp không nhưng em nói ở ngay gần nhà, tự xử lý được. Vậy là anh ấy cũng thôi, không ra.
Một lúc sau em vừa dắt xe về đến cổng thì chồng từ trong nhà chạy ra hỏi: "Thế cái xe có sao không?". Em không thèm đáp, cứ thế dắt xe vào trong mà hai hàng nước mắt tuôn rơi", chị Minh kể tiếp, giọng nghẹn ngào.
Vì sao chồng vô tâm?
Trong hành trình tư vấn hôn nhân, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh gặp không ít trường hợp vợ than vãn chồng vô tâm.
Theo chuyên gia, nhìn ở góc độ tâm lý, phụ nữ thường có nhiều suy nghĩ phức tạp hơn đàn ông. Hầu hết chị em chú ý đến chi tiết, sống cảm xúc, quan trọng lời nói. Trong khi đó, đàn ông suy nghĩ đơn giản, thiên về hành động, nhìn mọi việc theo cách ít phức tạp nhất. Nhiều chị em muốn được chồng quan tâm nhưng lại không nói ra mà muốn chồng tự hiểu, nếu chồng không hiểu theo ý mình thì đánh giá là chồng vô tâm.
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Lanh, chị em cần "chữa lành" những kí ức tổn thương của chồng, thường xuyên quan tâm và nói những lời yêu thương với chồng.
Một nguyên nhân quan trọng khác là người chồng cũng đang bị mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực, những tổn thương từng trải qua trong quá khứ. Điều này có thể bắt nguồn từ cách nuôi dạy, quan tâm của mỗi gia đình.
Nữ chuyên gia lý giải: "Ngày các anh chồng còn nhỏ, có thể do bố mẹ bận làm, không có thời gian quan tâm đến cảm xúc của con, để ý con đang vui hay đang buồn. Những người đàn ông ấy cũng chưa bao giờ được nghe lời yêu thương từ bố mẹ. Họ cũng chưa bao giờ nghe bố nói với mẹ những câu như "anh yêu em", "chồng yêu vợ"...
Những trải nghiệm, kí ức ấy ăn sâu vào tiềm thức của họ. Họ thiếu sự quan tâm nên lớn lên không biết cách quan tâm người khác. Đến khi lập gia đình, họ sẽ vô thức lặp lại hành vi giống như những trải nghiệm trong quá khứ, dẫn đến vô tâm với vợ, con".
Do vậy, muốn "trị" tính vô tâm của chồng, chị em không nên để chồng "tự hiểu". Hãy thẳng thắn trao đổi những điều mình muốn để chồng nắm bắt. Đồng thời, cần "chữa lành" những tổn thương trong quá khứ cho chồng, bắt đầu từ việc quan tâm, nói những lời yêu thương với chồng. Từ đó, giúp chồng quen dần với "ngôn ngữ chữa lành", nhận được sự quan tâm và dần biết cách quan tâm người khác.
Nghe lời tham vấn của chuyên gia, ngày nào Minh cũng gọi người đàn ông của mình là "chồng yêu" và nói những ngôn ngữ yêu thương.
Mấy ngày đầu tiên, chồng chị Minh chưa quen còn bảo: "Mẹ mày dạo này lạ thế. Nghe ở đâu mấy thứ nhảm nhí rồi về nói lung tung". Thế nhưng Minh vẫn kiên trì.
Sau một tháng chị ngạc nhiên khi một buổi sáng nghe chồng hỏi: "Ô thế vợ hôm nay chưa đến lúc bị hâm nhỉ". Tức là chồng của Minh đã bắt đầu thích được vợ gọi "chồng yêu". Chưa thấy vợ gọi thì nhớ.
Sau một thời gian, dần dần chị cũng thấy chồng thay đổi, không còn vô tâm như trước nữa.
Tố vợ ngoại tình để lại 'hậu quả', chồng bị mẹ ruột tát 'nổ đom đóm mắt' rồi nói một lời khiến anh ta tỉnh ngộ Sau một hồi nghe con trai và con dâu nói, như hiểu ra mọi chuyện, bà mẹ bực mình tiến đến, vung tay tát cho con trai một cái. Lục cùng vợ kết hôn đã 18 năm, có với nhau 2 đứa con. Suốt quãng thời gian chung sống, vợ chồng Lục nhiều lần nảy sinh mâu thuẫn, tình cảm vợ chồng dần...