Nếu đại dịch toàn cầu bùng nổ, đâu là nơi an toàn cho bạn?
Phương án rút lui cuối cùng của bạn là gì nếu như điều tồi tệ nhất xảy ra? Nó có thể là một đại dịch toàn cầu bất ngờ hoặc một loại khủng hoảng hiện sinh nào khác đe dọa loài người tuyệt chủng?
Hình minh họa
Sự thật đáng buồn là, nếu tận thế đến thì chúng ta có thể sẽ không có lối thoát. Nhưng nếu bạn đang ở đúng nơi khi thảm họa xảy ra – như một hòn đảo bị cô lập một cách tự nhiên khỏi sự lây lan của bệnh truyền nhiễm thì bạn có thể có thể thoát khỏi hiểm họa và giúp nhân loại xây dựng lại sau đó.
Với những triển vọng khả quan này, các nhà khoa học đã xác định và thậm chí xếp hạng những hòn đảo tị nạn tiềm năng nhất trong cuộc khủng hoảng như vậy: những nơi có thể đảm bảo tốt nhất cho sự tồn tại của con người trước đại dịch thảm khốc và các mối đe dọa hiện hữu tiềm tàng khác.
Nó nghe có vẻ giống như một bộ phim khoa học giả tưởng, nhưng nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng những nguy hiểm là hoàn toàn có khả năng xảy ra.
“Những khám phá trong công nghệ sinh học cho thấy một đại dịch biến đổi gen có thể sẽ đe dọa sự sống còn của nhân loại”, bác sĩ y tế công cộng Nick Wilson từ Đại học Otago ở New Zealand cho biết.
“Mặc dù những người mang mầm bệnh có thể dễ dàng vượt qua biên giới đất liền nhưng một hòn đảo tự cung khép kín có thể chứa dân số cô lập cùng với công nghệ cao có thể tái sinh Trái Đất sau thảm họa”.
Để xác định nơi tị nạn hiệu quả nhất khi khủng hoảng xảy ra, các nhà nghiên cứu đã không xem xét đến các hòn đảo nhỏ. Mặc dù các nhóm người cô lập có thể sống sót rất tốt mà không cần sự trợ giúp nhưng nếu không có nhiều chuyên gia kỹ thuật đa dạng thì sẽ không thể tái tạo một cách hiệu quả nền văn minh công nghệ hiện đại, các nhà nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
Bởi vì điều này và tham vọng xây dựng lại xã hội nên nhóm nghiên cứu chỉ xem xét các quốc gia có chủ quyền độc lập được Liên Hợp Quốc công nhận, không có bất kỳ biên giới đất liền chung nào với các quốc gia khác (hoặc không nối với các quốc gia khác bằng cầu) và có dân số trên 250.000 người.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phải tính đến các đặc điểm khác sẽ tạo nên một đảo trú ẩn hiệu quả trong kịch bản ngày tận thế: đặc điểm dân số, vị trí vật lý của người tị nạn, tài nguyên thiên nhiên và các đặc điểm chính trị và xã hội.
Khi chấm điểm các quốc gia dựa trên các cơ sở này, họ đã đưa ra một danh sách 20 địa điểm phù hợp để tị nạn nhất, nhưng có ba nơi đặc biệt nổi bật hơn dựa trên số điểm (trung bình từ 0 đến 1).
“Các quốc đảo của Úc (0,71 điểm), tiếp theo là New Zealand (0,68 điểm) và Iceland (0,64 điểm), dường như có các đặc điểm cần thiết để trở thành một nơi ẩn náu hiệu quả khi đối mặt với đại dịch toàn cầu thảm khốc, từ đó nền văn minh công nghệ hiện đại sẽ được tái xây dựng thành công”, các tác giả viết trong bài báo của họ.
Ngoài ba địa điểm đó, tất cả những đảo giả định khác trong top 20 đều ghi được ít hơn 0,5 điểm, khiến Nhật Bản, Barbados, Cuba, Fiji và Jamaica và nhiều nơi khác cuối cùng không phù hợp để đảm bảo sự sống còn của nhân loại.
Các nhà nghiên cứu giải thích: “Chúng tôi hơi ngạc nhiên bởi đó là những quốc gia có GDP cao, tự cung cấp lương thực hoặc sản xuất năng lượng tốt nhất”.
Một số quốc gia có thể cải thiện thứ hạng của mình nếu có thể tăng sản xuất lương thực và năng lượng, nhóm nghiên cứu cho biết. Trong khi các quốc đảo khác có thể bị mắc kẹt do sự bất ổn chính trị hoặc tiếp xúc với những thứ như mối nguy môi trường tự nhiên. Và điều đó trông không ổn để ghi điểm cho khả năng xây dựng lại nền văn minh nhân loại.
“Điều này sẽ đòi hỏi tính di động sau thảm họa, tài nguyên rộng lớn và dân số lớn để có thể lan rộng khắp toàn cầu một lần nữa”, các tác giả viết.
“Một số quốc đảo được kiểm tra thiếu các nguồn tài nguyên độc lập, bao gồm cả nguồn cung cấp năng lượng và cũng thiếu vốn xã hội cũng như sự ổn định chính trị để có thể hợp tác hiệu quả hậu thảm họa”.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng phương pháp của họ bao gồm một số thiếu sót có thể được cải tiến trong nghiên cứu tiếp theo, và nói rằng sự phân nhánh của biến đổi khí hậu trong tương lai cũng cần được xem xét sâu hơn.
Hy vọng rằng chúng ta sẽ không bao giờ cần phải dựa vào một thứ hạng ảm đạm như thế này, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không quan trọng để cân nhắc các lựa chọn của chúng ta.
“Nó cũng giống như một chính sách bảo hiểm. Bạn hy vọng rằng bạn không bao giờ cần phải sử dụng nó, nhưng nếu thảm họa xảy ra, thì chiến lược cần phải được đưa ra trước thời hạn”, Wilson nói.
Với ý nghĩ đó, bây giờ bạn đã biết những nơi tốt nhất để thoát khỏi tận thế do virus, vi khuẩn hoặc có lẽ là nấm – kiến thức có thể đủ để khiến bạn muốn di cư. Nếu đó là trường hợp xảy ra, đừng chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề của bạn.
Nghiên cứu trước đây đã kết luận rằng việc đóng cửa biên giới hoàn toàn của các quốc đảo trước tình huống đại dịch cực đoan là “có thể được bảo đảm”. Vì vậy, nếu bạn đang nghĩ đến việc thực hiện điều đó, thì hãy bắt đầu nhanh chóng.
Theo VN Review
Núi băng 315 tỷ tấn vừa tách khỏi Nam Cực
Mới đây, một núi băng khổng lồ nặng tới 315 tỷ tấn vừa bị vỡ ra khỏi thềm băng Amery ở Nam Cực, có diện tích lên tới 1,636 km vuông và được ghi nhận là núi băng lớn nhất trôi ra khỏi lục địa băng này trong hơn nửa thế kỷ trở lại đây.
Núi băng ký hiệu D-28 tách ra khỏi Đông Nam Cực là một quá trình tự nhiên (Ảnh: Esa Sentinal-1A)
Khối băng này được đặt ký hiệu "D-28" bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và có kích thước tương đương thành phố Disney hoặc khu vực Đại Luân Đôn (gồm 32 khu vực tự quản và thành phố Luân Đôn).
Thông tin này nghe có vẻ nguy kịch đối với Trái Đất, tuy nhiên, các chuyên gia đã nhanh chóng lưu ý với công chúng rằng sự kiện băng tách ra khỏi lục địa như vậy là hết sức bình thường và không liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thềm băng Amery chiếm khoảng 16% dải băng ở khu vực Đông Nam Cực và và đóng vai trò đầy băng ra biển thông qua "quá trình tách băng tự nhiên và có tính chu kỳ, phải mất đến nhiều thập kỷ để hoàn thành", thông tin theo Đài quan sát Trái Đất NASA,
D-28 dày khoảng 210 m và có khối lượng toàn phần là 315 tấn, Giáo sư Băng hà học Helen Fricker cho biết. Bà Fricker còn chia sẻ thêm rằng phần băng này còn được đặt một cái tên đáng yêu là "cái răng lung lay" bởi tình trạng "treo sợi tóc", liên kết yếu ớt của nó.
Ba vết nứt lớn ở thềm băng Amery được chụp vào 2012, việc tách rời ra khỏi lục địa chỉ là sớm hay muộn mà thôi. (Ảnh: NASA Earth Observatory)
Phần thềm núi băng này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2002 sau đó được các nhà nghiên cứu quan sát và đã được dự đoán sẽ tách ra trong nhiều năm. Ban đầu, núi băng này được đoán trước là sẽ rời ra vào khoảng giữa năm 2010 và 2015. Mặc dù nghe có vẻ tiêu cực nhưng đây chỉ là một phần của "vòng tuần hoàn thềm băng bình thường". Các núi băng thường sẽ vỡ ra khỏi thêm băng nhờ vào quá trình tự nhiên phụ thuộc vào những biến số bao gồm nhiệt độ không khí bên ngoài, sông băng, độ cô đặc, độ dày và những yếu tố môi trường tạo áp lực lên dải băng.
"Đây là một vấn đề gây hoang mang: chúng ta muốn biết về Nam Cực và quan tâm về điều gì có thể xảy ra trong tương lai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng việc thổi phồng thông tin để nghe như là vấn đề biến đổi khí hậu trong khi đó chỉ là phản ứng của tự nhiên dẫn đến việc thông tin bị sai lệch"
Trong khi đó, mối đe dọa thực sự mà băng đại dương trên thế giới gặp phải hiện diện mỗi ngày. Theo một phân tích của NASA cho thấy, băng ở Nam Cực đang trải qua tình trạng "tuột dốc trầm trọng", dẫn đến mức độ bao phủ của băng ở khu vực này giảm xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua, tốc độ tan chảy cũng diễn ra nhanh hơn gấp 6 lần so với thời điểm năm 1979. Giữa năm 1992 và 2017, Nam Cực mất hơn 3 nghìn tỷ tấn băng và góp phần làm tăng mực nước biển toàn cầu lên 8 millimet trong hơn 25 năm qua.
Tống Trần Hiến
Theo iflscience
Robot phẫu thuật "khoe" khả năng đáng kinh ngạc bằng cách mổ... một quả nho! Với khả năng chuyển động cực kỳ chính xác, cánh tay robot này giúp hạn chế tối đa các cử động thừa, nhầm của bác sĩ, từ đó giảm thiểu tổn thương dao kéo do các ca phẫu thuật gây ra với cơ thể bệnh nhân. Hệ thống phẫu thuật da Vinci bao gồm các cánh tay máy gắn dụng cụ phục vụ...