Nếu đã xem stream biết hết nội dung rồi thì có nên chơi game nữa hay không?
Liệu có ai sẽ sẵn sàng ra để mua một tựa game mà họ đã thuộc nằm lòng cốt truyện không, hay chỉ sẵn sàng mua về để sưu tầm mà thôi?
Đã từ lâu, việc streaming các trò chơi trên các trang mạng trực tuyến như Youtube, Twitch,… đã trở thành một trào lưu giải trí. Khi các steamer chơi những game nổi tiếng trên trang cá nhân của mình, họ sẽ thu hút được rất nhiều lượt view cũng như donate đến từ fan của họ và tựa game đó. Dần dà, việc chơi game trên Youtube đã trở thành một loại hình hái ra tiền mới trong ngành công nghiệp game. Vấn đề là ở chỗ, liệu có ai sẽ sẵn sàng ra để mua một tựa game mà họ đã thuộc nằm lòng cốt truyện?
Câu hỏi ở trên được đặt ra hoàn toàn có lý, và nó có ảnh hưởng gì đến các nhà phát triển game khi phần lớn game thủ bây giờ thường hay có thói quen “chơi game trên Youtube”? Câu trả lời là không! Vì rõ ràng, nếu trào lưu này ảnh hưởng ít nhiều đến nhà phát triển game, thì họ sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn nó. Nói như vậy có nghĩa là nó sẽ tác động về mặt có lợi cho các nhà phát triển game. Vậy nó tác động như thế nào?
Thứ nhất, nếu như bạn không quan tâm đến một tựa game, bạn chắc chắn sẽ không cần phải xem bất cứ streamer nào trên Youtube hay Twitch chơi nó. Điều này rất rõ ràng, và thử nghĩ xem, một khi bạn đã không thích nó rồi thì cho dù người khác có stream hay không thì bạn vẫn sẽ không hề bỏ tiền túi để mua nó. Kể cả khi bạn vào xem với tư cách là một fan của steamer nào đó mà chưa biết gì về game họ đang chơi. Thì ít ra, họ cũng đã góp phần giúp nhà phát triển PR sản phẩm của mình đến những người dùng tiềm năng. Thậm chí, có những công ty game lớn sẵn sàng bỏ tiền túi cho những streamer để họ chơi game của mình trên các mạng xã hội.
Video đang HOT
Ngoài ra, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc chơi một tựa game trực tiếp và thụ động. Ví dụ, nếu như bạn xem người khác chơi Horizon: Zero Dawn, bạn sẽ không bao giờ biết được cảm giác tuyệt vời khi trực tiếp chiến đấu với Thunderjaw. Sẽ có những trải nghiệm mà chỉ khi bạn chơi một cách trực tiếp mới cảm nhận được hết giá trị mà các nhà làm game muốn truyền đạt.
Vấn đề duy nhất mà việc stream game mang lại chính là để lộ cốt truyện. Nhưng nếu suy xét lại thì sẽ có một lý do bào chữa cho nó. Ví dụ như bạn đang xem Pewdiepie chơi một tựa game mới nào đó. Bạn thấy nó thú vị, khá chắc chắn rằng bạn sẽ dừng xem để tránh bị spoil. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể tự mua game đó về để trải nghiệm. Đừng quên donate cho idol của mình vì đã mang lại cho bạn một sản phẩm chất lượng nhé.
Vậy nếu như bạn không có điều kiện kinh tế để mua game thì sao? Lúc đó, bạn hoàn toàn có thể xem idol của mình chơi hết để thỏa mãn, điều này giống như xem một bộ phim vậy. Và bạn cũng có thể mua game đó sau này, khi đã giảm giá, để trực tiếp trải nghiệm nó . Điều này rõ ràng mang lại sự lợi ích cho cả streamer, nhà phát hành game và cả fan của họ.
Ngay cả khi bạn đủ điều kiện mua game mà lỡ xem hết cốt truyện thì cũng đừng lo. Phần lớn những tựa game bây giờ đều có một gameplay rất vui và đáng để trải nghiệm. Thực tế, nhiều người họ không quan tâm mấy đến spoiler. Họ chỉ quan tâm đến gameplay và giá trị nghệ thuật mà mỗi tựa game mang lại. Như vậy, sẽ không có chuyện họ sẽ không bỏ tiền túi sau khi xem streamer hoàn thành một tựa game. Việc này giống như một bộ phim vậy, thử nghĩ lại xem có bao nhiêu bộ phim mà bạn đã sẵn sàng ra rạp xem 3 4 lần chỉ vì giá trị nghệ thuật của nó?
Theo GameK
Trung Quốc khắt khe với nội dung yêu đương trong game, nhân vật nữ phải mặc che đủ 3/4 ngực
Chơi game ở Trung Quốc giờ đây có phần hơi khó khăn hơn rồi.
Mới đây, xuất hiện một nguồn tin cho rằng chính phủ Trung Quốc đang bắt đầu thử nghiệm và đưa ra các dự thảo trong một nỗ lực nhằm kiểm soát cũng như thắt chặt và hạn chế tình trạng "nghiện game" của xã hội hiện nay.
Cụ thể, các quy tắc được đề xuất bởi nhiều ông lớn trong làng game Trung Quốc như NetEase, Tencent hay Perfect World và kiến nghị phân loại người chơi dựa theo các nhóm tuổi. Sẽ có 4 nhóm đối tượng chính là các game thủ dưới 6 tuổi, từ 12, 16 và 18 tuổi trở lên và đương nhiên, các quy định riêng sẽ được áp dụng cho từng nhóm này, điển hình như trẻ em dưới 6 tuổi được kiến nghị không nên chơi game nếu như không có sự giám sát của người lớn.
Nhân vật nữ mặc như thế này là không hợp lệ nhé
Trung Quốc đang soạn thảo và siết chặt các điều luật về game thủ và trò chơi điện tử
Bên cạnh đó, cũng có một số quy định chung dành riêng cho các nhóm tuổi, và nội dung chính lại hướng tới những vấn đề về mặt tình cảm, yêu đương. Cụ thể, trong cốt truyên của các tựa game sẽ bị hạn chế đưa vào chi tiết các thể loại tình yêu giữa người trẻ tuổi. Các trò chơi cũng không nên khuyến khích việc yêu đương hoặc quan hệ. Còn đối với những đối tượng từ 16 tuổi trở xuống, không nên chơi các trò chơi cho phép người chơi kết hôn trong game.
Chưa kể, quy định trên cũng hướng tới các nhân vật trong game, đặc biệt là với các nhân vật nữ với các bộ trang phục. Sẽ không còn cái thời mà những cô nàng ngực to tràn ngập các tựa game nữa rồi. Các nhân vật nữ phải mặc quần áo đảm bảo che đủ hơn ba phần tư ngực, chưa kể, các bộ trang phục phải được thiết kế sao cho phù hợp với nội dung và bối cảnh của tựa game, điển hình như việc không thể mặc bikini mà vào game bắn súng sinh tồn như PUBG vậy.
Tuy nhiên, các quy định trên hiện vẫn đang nằm trên giấy và vẫn chưa được thật sự áp dụng và còn phải trải qua nhiều vòng cũng như sửa đổi cụ thể nữa mới có thể được chính thức thực thi. Dù vậy, động thái này vẫn chứng tỏ rằng chính phủ Trung Quốc đang cực kỳ lưu tâm tới việc kiểm tra, rà soát những mối lo ngại về nghiện game ở trẻ vị thành niên, về trò chơi khuyến khích bạo lực. Dẫu biết rằng game và thể thao điện tử đang dần phát triển thành một nền công nghiệp hái ra tiền, nhưng Trung Quốc cũng đang dần định hướng nó theo xu thế an toàn cho giới trẻ. Bằng chứng là chính phủ nước này đã từng tạm dừng cấp phép thêm các tựa game mới cho các nhà phát hành xuyên suốt giai đoạn 3-11/2018.
Như vậy, viễn cảnh các tựa game mà ở đó, các nhân vật ăn mặc lịch sự, nói năng nhã nhặn và rất hạn chế tương tác bạo lực với nhau nhiều khả năng sẽ là tương lai mà người chơi Trung Quốc phả đối mặt.
Theo GameK
Mải quay trực tiếp cảnh vòi rồng, streamer bị tai nạn xe hơi suýt chết nhưng về nhà vẫn stream chơi game như thường Câu chuyện này thuộc về anh chàng streamer staffsgtkiba - người vừa trải qua một vụ tai nạn xe hơi đáng sợ sau khi chiếc xe của anh bị mất kiểm soát trong quá trình lái và cố gắng livestream trực tiếp một cơn lốc xoáy ở Missouri. Được biết, vào ngày 28/5 vừa qua, các bang của Mỹ như Kansas và Ohio...