“Nếu còn thời gian và… còn sống, tôi vẫn tiếp tục dịch game”
Game4V đã có một buổi trò chuyện với đại diện nhóm dịch thuật game Final Fantasy VIII – “asm65816
Ngày 5/8 vừa qua, một game thủ có nickname “ asm65816” đã công bố phiên bản Việt Hóa của tựa game Final Fantasy VIII đến với đông đảo cộng đồng game thủ Việt nói chung và cộng đồng fan Final Fantasy nói riêng. Thời gian hoàn thành bản dịch thuật này tính từ thời điểm bắt đầu project đến nay đã tròn 4 năm.
Ảnh đại diện “minh họa” theo yêu cầu của nhân vật chính
Rất vui được gặp bạn, bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân được không ?
Không có gì bảo đảm cái tên mình nói ra sẽ là thật, cho nên không cần thiết, những thông tin cá nhân và ảnh của bọn mình cũng xin phép được giấu kín. Mình là một người xưa cũ thích chơi game cũ.Vai trò của mình là người dịch chính và mình là fan cuồng của John Lennon (thủ lĩnh ban nhạc The Beatles). Và mình cũng xin đính chính, công việc của mình là dịch thuật ra tiếng Việt chứ không phải Việt Hóa, 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Làm vì SỞ THÍCH chứ không phải vì NGHĨA VỤ
Được biết các bạn đều đã đi làm, vậy một ngày các bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian để dịch game, việc này có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các bạn không ?
Đúng, bọn mình đều đã đi làm, mỗi người đều có công việc riêng của mình. Về thời gian mà mình bỏ ra để dịch game thì còn tùy hứng, lúc nào hứng lên thì ngồi dịch nguyên ngày luôn, lúc nào mất hứng thì chẳng thèm nghía lấy một cái. Vì lẽ đó mà việc này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thường ngày của bọn mình, làm vì sở thích chứ không phải vì nghĩa vụ. Lúc nào người này bận thì người kia làm, người kia bận thì người này làm. Nói chung là cũng như một thú vui tao nhã của cuộc sống thôi.
Bản dịch sát với phiên bản tiếng Nhật
Nhận thấy công trình của các bạn thật sự kì công, mình rất khâm phục các bạn, bạn có thể cho biết . . .
(Ngắt lời) Bạn đừng nói quá thế, thực ra dịch Final Fantasy VIII không hề kì công như các bạn nghĩ. Nếu so với những tựa game mà bọn mình làm trước đây như Fire Emblem Monsh no Nazo, Fire Emblem Seisen no Keif . . . thì FF 8 vẫn chưa ăn nhằm gì cả. Những tựa game kia mới thực sự là kì công và mệt mỏi nhưng lại ít ai biết đến.
Các bạn có thể vào youtube channel của bọn mình tại đường link: https://www.youtube.com/user/Yugisokubodai
Video đang HOT
Tại đây, bạn có thể thấy được phần lớn các dự án mà bọn mình đã hoàn thành hoặc đang trong quá trình thực hiện.
So với Fire Emblem Seisen no Keif thì việc dịch thuật FF8 chưa là gì cả ?
Trở lại với câu hỏi dang dở ban nãy, bạn đã đến với game như thế nào ? Nguồn cảm hứng nào đã giúp các bạn thực hiện các dự án dịch thuật trên ? Có lúc nào bạn cảm thấy nản không ?
Cảm hứng… chắc là do chơi game từ nhỏ, thời đó mình hay chơi game console ngoài hàng và lúc nào cũng mang theo cây bút với cuốn vở để ghi chép lại lời thoại trong game, chép không sót dòng nào luôn, nói lại nhớ lại những năm 1995~2002.
Năm 2003 vào Đại Học, trang bị một em máy tính và cũng đã biết giả lập rồi nên không còn phải xách tài liệu ra ngoài quán game ôn thi nữa. Nhớ cái thời mà bạn bè chơi game chỉ biết chúi đầu vào chơi, không thèm quan tâm tới những thứ khác của game thì mình lại luôn để ý tới nhạc game và lời thoại, thực sự làm mình thích thú.
Tham gia diễn đàn Gamevn và tìm được cảm hứng dịch thuật
Tới khoảng năm 2010, khi mình tham gia bên GameVN thì quen được một MOD của box Fire Emblem thời đó, có nickname là Anti Justice truyền cho cảm hứng dịch game. Từ một người không biết gì về tin học, một hex bẻ đôi cũng không biết, nhưng nhờ có Anti Justice mà mình có thêm một đam mê mới là hack và dịch game. Kể từ đó, mấy tháng liền mình chỉ toàn đọc tài liệu về Rom hacking, rồi bắt đầu bắt tay vào dịch thuật.
Game đầu tiên mà mình làm và dịch và thành công là Fire Emblem Monsh no Nazo, quá trình dịch tựa game này giúp mình đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho việc dịch Final Fantasy VIII sau này. Sau cái game Fire Emblem đó thì bắt đầu xem sang game yêu thích là FF8, và thấy hoàn toàn có khả năng dịch được về mặt kỹ thuật.
Công trình dịch thuật đầu tiên của nhóm
Tuy nhiên nếu ai theo dõi project đó từ năm 2010 thì sẽ thấy bản dịch lúc đó không được đẹp như bây giờ. Tại thời điểm đó, mình cũng đồng thời bắt tay vào dịch một số game khác như Fire Emblem Seisen no Keifu, Super Robot War cùng lúc với Final Fantasy VIII. Rồi sau đó bọn mình cũng bận rộn nhiều viếc cá nhân nên đã bỏ dở FF8 một thời gian dài để hoàn thành Seisen no Keifu trước. Tới năm nay thì giành toàn thời gian làm FF8 và kết thúc xong vào tháng 6.
Nản thì không bao giờ nản, có điều đôi lúc cảm thấy hơi hẫng do không biết bao giờ việc dịch thuật mới kết thúc, vì có quá nhiều thứ để làm. Nhưng cũng may là cuối cùng cũng xong nên chắc là vẫn chưa kịp nản (Cười).
Bản dịch hoàn thiện Final Fantasy VIII
Như vậy, bản dịch Final Fantasy VIII hoàn thành trong thời gian 4 năm là một khoảng thời gian khá dài đối với bạn ?
Final Fantasy VIII làm dây dưa trong 4 năm thực sự là quá lâu và cũng có nhiều người tưởng là mình đã bỏ cuộc rồi. Nếu tính thời gian hack dịch và làm liên tục thì cũng chỉ mất vài tháng. Một phần khiến thời gian bị kéo dài thêm là do khâu test game, vì như bạn biết, nhà phát triển game tạo ra rất nhiều trường hợp có thể xảy ra trong game, nhưng khi chơi thì tùy lựa chọn của từng người mà chỉ gặp được một trong số các trường hợp đó.
Lúc mình dịch thì cá nhân mình phải dịch hết và phải test hết các trường hợp xảy ra. Để đáp ứng đủ các điều kiện đưa đến các trường hợp phân nhánh trong quá trình nhà phát triển tạo ra game không phải là việc nhanh chóng và dễ dàng. Game đầu tiên mình làm là Mộc đế 3 (đã nói phía trên) mất 6 tháng, Mộc đế 4 thì lâu hơn khoảng chừng 1 năm. Còn game FF8 này nếu không dây dưa thì chắc chỉ cần 3, 4 tháng gì đó thôi.
Có nhiều ý kiến cho rằng, tại sao không lập hẳn một nhóm dịch để làm, như vậy có phải là nhanh hơn không ? Bạn đánh giá ý kiến này như thế nào ?
Không, mình không cho là vậy. Lúc bắt đầu project dịch FF8 thì cũng có nhiều người xin phụ giúp nhưng mình bác hết. Tất nhiên nếu có thêm người để check lỗi, kiểm tra chính tả thì rất hay. Nhưng ngoài những khâu phụ đó ra thì hack và dịch phải do một người làm mới có thể bảo đảm chất lượng mặc dù có thể sẽ lâu hơn, vì hack và dịch luôn luôn quan hệ mật thiết với nhau.
Từ xưa tới nay, dịch game nó không đơn thuần là việc đặt bút xuống viết vào một tờ giấy, hay gõ bàn phím để viết chữ trong word. Nó là sự kết hợp giữa khả năng dịch thuật ngôn ngữ và kỹ thuật của người dịch. Chỉ có người dịch mới hiểu rõ được bản dịch của mình phải thể hiện ra sao trên màn hình, chỉ có người hack mới biết bản dịch sẽ trông như thế nào trên màn hình. Theo như quan niệm của mình, hai yếu tố này không thể tách rời nên chỉ có thể để 1 người làm.
Bạn còn điều gì khác muốn chia sẻ không ? Trong tương lai bạn vẫn sẽ tiếp tục việc dịch thuật game này chứ ? Những dự án bạn đang thực hiện và dự định thực hiện trong tương lai ?
Ờm, mình là một con người cũ, thích chơi game cũ và không thích tiết lộ những thông tin cá nhân như mình đã nói ở lúc đầu thôi. Về ảnh mặt mình thì bạn cứ lấy hình Squall Leonhart ra minh họa cũng được.
Còn về việc tiếp tục dịch thuật trong tương lai thì tất nhiên là nếu mình còn có thời gian và… còn sống !!!! Vì chẳng ai biết được điều gì sẽ xảy ra cả. Hiện tại thì mình đang dịch game Tear Ring Saga và Final Fantasy XI, bạn có thể theo dõi tiến độ trên kênh youtube lúc nãy.
Tear Ring Saga, một game đang được asm65816 dịch thuật
Ngoài ra các bạn cũng thể vào blog của bọn mình để cập nhật những thông tin mới hơn về các công trình của bọn mình, cũng như các dự án mà bọn mình đã hoàn thành tại đây. Bên cạnh đó, nhớ ghé thăm channel tại đây.
Rất cám ơn bạn đã bỏ chút thời gian để nói chuyện với Game4V bọn mình, hiện tại mình đang chơi lại Final Fantasy VIII với bản dịch thuật của bạn. Rất mong sẽ được chứng kiến thêm nhiều sản phẩm dịch thuật của nhóm các bạn hơn nữa. Chúc các bạn luôn luôn tâm huyết và đạt được nhiều thành công hơn trong công việc cũng như cuộc sống.
Theo VNE
Thời Đại Anh Hùng được phối nhạc hoành tráng
Âm nhạc trong Thời Đại Anh Hùng được đầu tư kỹ khi người cộng tác với NetEase là Jeff Broadbent.Trong nghệ thuật, âm nhạc luôn là linh hồn, góp phần tạo nên sức sống của tác phẩm và với game cũng thế.
Nhìn lại lịch sử game, không biết bao nhiêu bản soundtrack hay nhạc mở đầu đã trở thành bất hủ như "Shall never surrender" trong Devil May Cry 4, "Eyes on me" trong Final Fantasy VIII hay "Rider on the storm" trong Need For Speed Underground 2. Tuy nhiên, phần nhiều chúng được soạn cho những game offline vốn đã hấp dẫn về nhiều mặt. Những người chơi trò chơi trực tuyến và thích cảm thụ âm nhạc chắc chắn phải chạnh lòng mỗi lần thực sự lắng nghe một vài giai điệu của những game online mà mình yêu thích, vì chúng khá đơn điệu và nhàm chán. Có lẽ đó là một trong những nguyên nhân tạo nên định kiến game online luôn chán hơn game offline.
Dòng game MOBA cũng không tránh khỏi lối mòn đó. Âm nhạc trong Thời Đại Anh Hùng được đầu tư cực kỳ chuyên nghiệp khi người cộng tác với NetEase là Jeff Broadbent.
Jeff Broadbent là nhạc sĩ đẳng cấp và từng đạt được nhiều giải thưởng của: Hollywood Music in Media Awards (HMMA), Global Music Award, Radio Rivendell Awards, Game Music Online. Thông qua phần soạn nhạc suất sắc cho các sản phẩm game như Planetside 2, Transformers: Dark of the moon và I Am Alive. Ngoài ra, ông còn tham gia phát triển game, soundtrack, âm nhạc trong Trailer cho các hãng Sony Online Entertainment, Ubisof và Warner Bros. Phần âm nhạc trên truyền hình trong giờ vàng của các kênh CBS, MSNBC, Discovery, National Geographic, VH1.... cũng có sự tham gia của ông.
Chân dung nhà soạn nhạc danh tiếng Jeff Broadbent.
Năm 2013 vừa qua, bản phối nhạc của game Thời Đại Anh Hùng - Heroes Of Kingdoms Main Theme đã mang về cho Jeff Broadbent giải thưởng "Âm nhạc game xuất sắc" tại Global Music Award. Jeff cho biết anh đã từng du lịch nhiều nơi trên thế giới, bỏ nhiều công sưu tầm nghiên cứu nhằm tạo nên sự giao hòa Đông Tây trong những tác phẩm của mình.
Bản phối nhạc Thời Đại Anh Hùng góp phần làm tăng bề dầy thành tích cho Jeff Broadbent.
Để có được thành quả trên, Jeff đã huy động dàn nhạc gần 100 nhạc công với nhiều loại nhạc cụ như: Violon I, Violon II, Viola, đàn Harp, Saxophone... Mỗi nhạc công đều có sự tập trung cao độ và hòa mình vào bản phối của mình. Theo đánh giá của giới chuyên môn, bản giao hưởng là sự tổng hòa đặc sắc và huyền bí. Nó như một tấm thảm nhẹ nhàng, đưa con người bước vào những cuộc phiêu lưu đầy đam mê và hùng tráng.
NetEase đã đầu tư dàn nhạc công hùng hậu để làm nhạc cho Thời Đại Anh Hùng.
Thông qua phần nhạc của Thời Đại Anh Hùng, người nghe hẳn không khỏi choáng ngợp trước một rừng âm thanh quy mô và đầy sức mạnh tự tôn của dàn nhạc giao hưởng phương Tây hòa quyện trong hơi thở ngũ cung phương Đông đầy ý nhị. Tiếng Đại cổ (trống lớn) giữ nhịp cho dàn vĩ cầm dày đặc như khung cảnh mịt mù khói lửa chiến tranh với nhịp chân binh mã bước dồn về vinh quang và cái chết. Tiếng sáo tây khoan thai chen lẫn nét ai oán của hạc cầm, hơi thở u trầm của saxophone như lòng người chinh nhân hoài vọng cố hương. Những tiếng "hư, hô, ha" của dàn đồng ca là tiếng thét xung trận hay cái cười hào sảng, tự trào về số phận nay còn mai mất của những ai sống bằng đường đao mũi kiếm.
Với tài năng của mình, Jeff Broadbent đã khéo thổi hồn vào từng khung cảnh, góp công không nhỏ trong việc tái hiện một thời kỳ lịch sử bi tráng nhất thời cổ đại. Âm nhạc của Thời Đại Anh Hùng là âm nhạc của sự xông pha, của những chiến ca chỉ những ai đã một lần bước chân vào sa trường mới cảm được cái hồn của nó.
Theo VNE
Child of Light: RPG học tập Final Fantasy của Ubisoft Hơn 200 kĩ năng cùng hệ thống craft đồ đa dạng, Child of Light thể hiện sự đầu tư của hãng game lớn như Ubisoft ngay cả trong một tựa game chỉ phát hành dưới dạng tải về. Nhắc tới Ubisoft, chúng ta thường nghĩ tới nhiều tựa game lớn và thuộc thể loại hành động như Assassin's Creed, Splinter Cell, Far Cry...