Nếu có vết sưng và nổi mụn ở vùng kín, chuyên gia cảnh báo 10 căn bệnh chị em cần phải nghĩ ngay tới
Đừng sợ hãi, bởi mức độ nghiêm trọng của tình trạng sưng, nổi mụn, cục u ở vùng kín có thể được chia thành 3 loại: vô hại, nhiễm trùng, ác tính. Chị em cần quan sát kỹ để biết bản thân đang rơi vào trường hợp nào.
Bệnh phụ khoa là nỗi sợ của rất nhiều chị em, bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào xảy ra ở vùng kín cũng đều khiến cho phụ nữ cảm thấy lo lắng. Hầu hết phụ nữ đều sợ bị ung thư khu vực này, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, những dấu hiệu như sưng, ngứa ngáy, nổi cục u đều là những tình trạng khiến phụ nữ cảm thấy bất an nhất. Sau đây, Michelle Chia, một bác sĩ nội trú tại Trung tâm y tế DTAP Clinic ở Singapore sẽ chia sẻ 10 nguyên nhân phổ biến nhất và cách điều trị tương ứng.
1. U nang
U nang là những khối u chứa đầy dịch lỏng, có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể, nhưng ở khu vực âm đạo thì chúng tương đối lành tính, không gây đau trừ khi bị nhiễm trùng. U nang khi sờ vào có cảm giác như những viên sỏi nhỏ li ti ngay dưới da âm hộ. Nếu chúng là u nang bã nhờn (kết quả từ nang lông bị tắc và lông mọc ngược khi cạo hoặc tẩy), chúng không cần điều trị và có thể bỏ qua nếu chúng không gây ra vấn đề.
Tuy nhiên, nếu u nang trở nên to bất thường hoặc bị nhiễm trùng, bạn cần phải có một tiểu phẫu để loại bỏ chúng. Trong trường hợp chúng là u nang Bartholin (xảy ra khi tuyến ở vùng âm đạo và âm hộ bị tắc nghẽn và sưng lên), chúng cũng vô hại trừ khi bị nhiễm trùng và biến thành áp xe (vùng sưng có mủ). Lúc này, một đợt điều trị bằng kháng sinh thường có hiệu quả nhưng tiểu phẫu cũng có thể cần thiết.
2. U mềm lây
Nhiễm trùng da này làm cho nhiều vết sưng nhỏ lan rộng khắp vùng da bị nhiễm trùng, những nốt mụn xuất hiện thường có màu trắng ngọc trai hoặc trùng màu da. Sau từ 1 đến 2 năm, nếu chúng biến mất thì thường là triệu chứng của STDs (bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục), phụ nữ cần phải đi bệnh viện nếu thấy những vết sưng này.
3. U nhú tiền đình âm hộ
Tình trạng da này làm cho nhiều nốt sần nhỏ sáng bóng xuất hiện trên da của môi âm hộ và âm đạo. Những u nhú này đôi khi bị nhầm lẫn với một tình trạng khác được gọi là mụn cóc sinh dục, STDs.
4. Hạt bã nhờn
Đây là tình trạng các hạt đốm bã nhờn màu trắng hoặc vàng xuất hiện lốm đốm trên môi hay bộ phận sinh dục của nam và nữ. Nó là loại bệnh lành tính hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người hay di truyền, bệnh chỉ ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ. Những đốm này cũng có thể xuất hiện trên niêm mạc miệng nhưng hoàn toàn không gây đau đớn và vô hại.
Hạt bã nhờn xuất hiện trên môi hoặc vùng kín nam lẫn nữ.
Các vết sưng và cục u liên quan đến loại nhiễm trùng này là viêm nang lông, nhưng các nguyên nhân khác cũng có liên quan đến STDs bao gồm mụn cóc sinh dục, giang mai và virus herpes.
Video đang HOT
5. Viêm nang lông
Tình trạng da này xảy ra khi các nang lông ở vùng da bị viêm và nhiễm trùng, gây ra các đốm đỏ, trên da xuất hiện các nốt mụn có mủ. Các nang lông bị viêm do nhiễm vi khuẩn, nấm, thậm chí là virus (ví dụ như herpes) hoặc khi có sự kích thích đối với lông mọc ngược như khi cạo hoặc wax.
Việc điều trị phụ thuộc vào từng loại nhiễm trùng.
6. Mụn cóc sinh dục
STDs này gây ra bởi human papillomavirus (HPV), khiến mụn cóc xuất hiện dưới dạng những mụn nhỏ, màu da thay đổi. Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc da kề da.
Mụn cóc sinh dục rất dễ lây lan qua tiếp xúc da kề da.
Tùy thuộc vào từng cá nhân, mụn cóc có thể biến mất, vẫn còn hoặc lan rộng và tăng số lượng. Và ngay cả khi không phát triển các mụn cóc này, quan hệ không an toàn vẫn có thể nhiễm virus HPV.
Hiện tại đã có vắc-xin để bảo vệ cơ thể khỏi một số chủng virus nhất định.
7. Giang mai
Bệnh tình dục này do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra, xuất hiện ở vùng sinh dục hoặc miệng. Các vết loét có thể biến mất ngay cả khi không được điều trị nhưng điều này sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn vì nhiễm trùng vẫn còn.
Bệnh STDs truyền nhiễm này gây ra nhiều mụn nước hoặc loét tụ lại ở vùng sinh dục. Nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng đến bạn tình ngay cả khi sử dụng bao cao su.
Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị nhiễm trùng, nhưng có những phương pháp điều trị khác nhau như thuốc kháng virus giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự bùng phát của mụn nước tái phát.
Bệnh STD truyền nhiễm này gây ra nhiều mụn nước hoặc loét tụ lại ở vùng sinh dục.
Ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến một vết sưng hoặc nổi cục u ở vùng âm đạo. Nó cũng đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, tiết dịch âm đạo bất thường và đau khi giao hợp.
Trong những trường hợp như vậy, kiểm tra vùng chậu và xét nghiệm chẩn đoán PAP phết tế bào cổ tử cung được thực hiện. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ thảo luận về các bước tiếp theo để điều trị.
10. U sắc tố
Loại ung thư da này là do các tế bào sắc tố gây ra và khoảng 2% khối u ác tính được chẩn đoán ở âm đạo hoặc âm hộ. Tuy nhiên, ung thư này phổ biến hơn ở phụ nữ trên 50 tuổi. Những các triệu chứng khác bao gồm ngứa, chảy máu và đau vùng kín.
Phan Hằng
Mất cân bằng nội tiết tố nữ - căn nguyên gây mụn trứng cá
Mất cân bằng nội tiết tố nữ được xác định là nguyên nhân gây tăng tiết chất bã nhờn và viêm ở hệ thống nang lông, gây mụn trứng cá. Phụ nữ ở độ tuổi sau 30 bị nổi nhiều mụn trứng cá, hãy cẩn thận vì đã bị suy giảm hormon estrogen!
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Mụn trứng cá không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Những nguyên nhân gây mụn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của phụ nữ.
Với nữ giới tuổi dậy thì: Nguyên nhân gây mụn hủ yếu do sự tăng tiết chất bã, gây ra bởi hormon testosteron. Hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần. Ngoài ra, sừng hóa cổ nang lông, làm ứ đọng tuyến bã cùng với sự xâm nhập của vi khuẩn cũng là những nguyên nhân chính gây mụn ở độ tuổi này.
Với nữ giới tuổi trưởng thành và phụ nữ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh: Các nghiên cứu cho thấy không có sự thay đổi nồng độ testosteron nhưng lại có sự tụt giảm đáng kể ở nồng độ estrogen - một nội tiết tố nữ trong cơ thể.
Suy giảm estrogen khiến làn da lão hóa và nổi mụn nhiều hơn
Ngoài ra, một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá như: ánh nắng mặt trời, stress, vệ sinh da mặt không sạch, chà xát hoặc nặn bóp không đúng cách cũng có hể gây mụn hoặc làm cho tình trạng thêm trầm trọng.
Đặc điểm của mụn trứng cá do nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố nữ
Mức độ phổ biến: Ước tính khoảng 50% phụ nữ ở độ tuổi 20 - 29 xuất hiện mụn và tới 25% phụ nữ ở độ tuổi 40 - 49 cũng bị ảnh hưởng bởi mụn.
Thời điểm xuất hiện: Chủ yếu vào những thời điểm mà nồng độ nội tiết tố nữ tụt giảm như: xung quanh chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh.
Biểu hiện mụn: Mụn thường ở mức độ nhẹ đến trung bình với dưới 20 nốt mụn, chủ yếu là mụn đầu đen hoặc đầu trắng, thường ít mụn viêm và không để lại sẹo. Đôi khi, mụn có thể ở dạng nang sâu trong da, sưng to, đỏ và gây đau.
Mụn do mất cân bằng nội tiết tố thường xuất hiện ở vùng da quanh hàm
Vị trí mụn: Khác với tuổi dậy thì, mụn ở phụ nữ trưởng thành thường không xuất hiện ở khu vực chữ T mà thường ở vùng thấp của khuôn mặt, bao gồm vùng dưới của má và quanh hàm.
Điều trị mụn trứng cá do mất cân bằng nội tiết tố nữ
Mụn ở nữ giới trưởng thành thường khó điều trị. Nghiên cứu cho thấy, có tới 80% được kê đơn kháng sinh để điều trị mụn. Tuy nhiên, với trường hợp mụn gây ra do thay đổi nội tiết tố nữ thì kháng sinh lại không mang lại hiệu quả điều trị.
Kem bôi kháng sinh thường không hiệu quả với mụn do mất cân bằng nội tiết tố
Nếu bạn đang điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh bằng liệu pháp thay thế hormon, bạn vẫn có thể bị mụn do mất cân bằng nội tiết. Nguyên nhân do một số thuốc thay thế hormon chứa một nồng độ cao hormon progestin để thay thế lượng estrogen và progesteron sụt giảm của cơ thể. Lượng hormon này khi vào cơ thể có thể làm cho cấu trúc da bị phá vỡ, làm mụn xuất hiện.
Một số người thấy mụn thuyên giảm khi điều trị bằng thuốc Tây. Tuy nhiên, thuốc Tây chỉ giúp điều trị triệu chứng, giảm viêm chứ không trị được căn nguyên gây bệnh, do vậy mụn trứng cá có thể xuất hiện trở lại.
Để điều trị mụn trứng cá hiệu quả, cần tác động vào nguyên nhân chính: mất cân bằng nội tiết tố nữ.
Sản phẩm Đông y thế hệ 2 giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh estrogen một cách tự nhiên
Đông y có nhiều bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị các bệnh do suy giảm nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng các bài trong sách hoặc lan truyền qua internet thì hiệu quả chưa cao.
Tuy hiếm nhưng cũng có 1 bài thuốc bí truyền trong dân gian có hiệu quả thực sự. Bài nội tiết, bổ huyết, điều kinh của dòng họ Hoàng là một ví dụ. Bài thuốc này phải là bổ sung estrogen từ thực vật mà là nuôi dưỡng buồng trứng, bồi bổ cơ thể để kích thích cơ thể tự sản sinh estrogen một cách tự nhiên. Nhờ đó, sẽ khắc phục được tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ. Khi nội tiết tố nữ đã được cân bằng thì tình trạng mụn trứng cá cũng sẽ không còn.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao cho Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược chuẩn GMP-WHO thành sản phẩm Đông y thế hệ 2 hiệu quả và tiện dụng.
Phạm Hảo
Mụn nhọt ở mông: nỗi đau khó nói và cách loại bỏ chúng! Những nốt mụn nhọt ở mông khiến bạn cảm thấy khó chịu khi nằm, ngồi hay thậm chí là khi đi đứng. Nếu không có các biện pháp xử lý đúng cách sẽ khiến tình trang này trở nên nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm. Mụn mông là một trong những nỗi lo thường trực của rất nhiều các bạn nữ...