Nếu có thể “bắt” Pokemon về nuôi, nhất định bạn phải chừa 9 cái tên này lại, nhất định đấy!
Đúng là có những loài Pokemon chỉ nên… ở đúng thế giới của chúng mà thôi.
Nếu là fan của Pokemon, chắc chắn không dưới một lần bạn mong ước được bước vào thế giới của chúng, khám phá, quan sát và làm bạn với chúng. Tuy nhiên nếu có ý định… bắt vài em về nuôi thì nhất định chừa những cái tên này ra nhé.
Xatu là một Pokemon có khả năng thấy được toàn bộ quá khứ và tương lai của vạn vật, bao gồm cả cái chết sắp đến của bạn. Thoạt nghe thì có vẻ thú vị tuy nhiên sẽ thật kinh khủng nếu chú Pokemon này thông báo rằng bạn sắp… toi đời đúng không nào? Dù sao sống là phải tận hưởng, cái chết tốt nhất không nên nhắc đến làm gì.
Drowzee là Pokemon hệ Tâm linh dựa trên hình ảnh sinh vật Baku thần bí, kẻ sẽ cướp mất những giấc mơ đẹp đẽ của bạn bằng cách hút chúng từ mũi bạn. Nếu Drowzee có thật ngoài đời, ắt hẳn chú Pokemon này sẽ là nỗi khiếp đảm với trẻ con trên toàn thế giới. Bởi lẽ bản năng của chú là đi tìm và ăn những giấc mơ của trẻ con. Đối với nó, những giấc mơ đẹp của con nít là một món ăn ngon, và khi chúng ăn hết, bọn trẻ chỉ có thể mơ thấy ác mộng mà thôi. Quả thực rất đáng sợ!
Chú Pokemon này không làm hại ai. Tuy nhiên bản chất của chú sẽ khiến nhiều người phải giật mình. Thực tế, mỗi con Yamask từng là một con người, và chiếc mặt nạ chúng đeo là khuôn mặt của người đó khi còn sống. Những kẻ lang thang buồn bã này còn giữ lại mọi kí ức khi chúng còn là con người, nhưng chúng không thể bộc lộ nỗi tiếc nuối với người khác, chúng chẳng còn lại gì ngoài cái tên như bao Pokemon khác. Khi chúng không được người khác đối xử tử tế, chúng thường nhìn chằm chằm vào cái mặt nạ – khuôn mặt ngày trước của chúng – và rơi những giọt nước mắt tuyệt vọng. Nếu là bạn, liệu bạn có thấy bình thường nếu những khuôn mặt người chết này bay lởn vởn xung quanh hằng ngày không?
Nếu những ai không biết thì sẽ thấy chú cá này rất dễ thường. Tuy nhiên nếu bạn muốn Pokemon tồn tại ngoài đời và mình trở thành 1 HLV tài ba thì tốt nhất đừng gây sự với Gorebyss. Bởi lẽ chúng không tấn công các Pokemon của bạn mà là nhắm vào bạn, chui vào miệng của bạn và hút toàn bộ dịch thể, chỉ để lại một cái xác khô mà thôi.
Video đang HOT
Vấn đề nghiêm trọng nhất của Houdoom đó là nó rất giống những con chó con đáng yêu và ai cũng muốn nuôi một “bé” như thế. Hẳn là Houndour bé rất mũm mĩm và dễ cưng, nhưng mọi chuyện hoàn toàn khác khi nó tiến hóa. Việc sở hữu một chú Houndoom trưởng thành có lẽ là sai lầm lớn nhất đời bạn. Houndoom cực kì nóng tính và có hơi thở toát ra “ngọn lửa độc nguyền rủa” không chỉ đau dữ dội khi bạn mới bị phỏng, cơn đau này sẽ không ngừng hành bạn cho đến cuối cuộc đời. Ngọn lửa có thể bị dập tắt, vết bỏng có thể được chữa lành, nhưng cơn đau điên cuồng sẽ giày vò bạn mãi mãi.
Sinh vật này có chất độc khủng khiếp đến nỗi thậm chí dấu chân của nó cũng khiến bạn phát bệnh, và khi quét qua cơ thể thật của nó bạn sẽ lên cơn sốt nặng. Không một ngọn cỏ cành cây nào sống được khi đống bùn của nó lướt qua, và mọi mảnh đất đều trở thành đầm lầy trong 3 năm khi nó đặt bước chân của mình đến. Chỉ cần một giọt bùn trên cơ thể nhầy nhụa của nó cũng đủ để biến một bể nước sạch trở nên ôi thối. Một con Muk cũng đủ làm tan hoang khu bạn sống rồi, nói chi đến vài chục con như thế này.
Thân nhiệt của Magcago là 18000 độ F (gần 10000 độ C). Loài sên nặng hơn 50 kg này có năng lượng tương đương với một tia sét và chúng cứ lê lết khắp nơi. Đương nhiên là chúng sẽ không bất thình lình nổ tung nếu bạn không rắc muối lên người chúng. Tuy nhiên sẽ chẳng ai muốn những kho thuốc súng này bò đầy thành phố của mình cả đâu.
Đối lập với Magcargo là Glalie, vẻ ngoài và năng lực của nó vừa kì quái vừa đáng sợ. Nó có thể ngay lập tức đóng băng hơi nước trong không khí xung quanh. Glalie sử dụng khả năng đóng băng không khí của mình như là một vũ khí săn mồi, và nó rất thích ăn thịt nạn nhân của mình khi còn tươi sống. Glalie chỉ đóng băng con mồi của mình vừa đủ để nó không thể di chuyển, sau đó nó sẽ tận hưởng thời gian ngọt ngào mà gặm nhấm món “đá bào trộn thịt sống” của mình.
Pokemon hệ ma là một chủng loài đáng sợ: Cofragigus có thể biến bạn thành xác ướp, Haunter có thể đánh chết bạn chỉ bằng một cái lưỡi. Nhưng không có con nào có thể so sánh với Chandelure. Đây là một loài pokemon sống lang thang trong bệnh viện, giả vờ như một cái đèn lung linh vô hại cho đến khi nó sà xuống giường người bệnh sắp chết và đốt cháy linh hồn họ. Chandelure không ăn thịt hay năng lượng sống của bạn đâu, nó ăn linh hồn của bạn. Khi Chandelure cảm thấy linh hồn bạn là món ăn ngon tuyệt cho nó, nó sẽ không bao giờ bỏ qua.
Đúng là có những loài Pokemon chỉ nên… ở đúng thế giới của chúng mà thôi tuy nhiên, Pokemon vẫn luôn là sự yêu thích của độc giả, giới game thủ dành cho chúng chưa bao giờ có dấu hiệu giảm nhiệt. Bằng chứng là từ những phiên bản đầu tiên cho đến mới nhất là Poke Huyền Thoại vẫn có một lượng lớn fan hâm mộ đổ dồn về mong đợi. Chỉ cần là game về Pokemon, dù chưa hé lộ nhiều thông tin về gameplay nhưng với những đoạn clip, hình ảnh được nhá hàng trước đã là quá đủ để khiến con tim của bao người xao xuyến. Thế mới biết sức ảnh hưởng của Pokemon lớn đến nhường nào.
Poke Huyền Thoại sẽ chính thức ra mắt vào ngày 18/7 tới đây
Theo GameK
Pokemon: Charmander được sinh ra từ một pha "hiểu nhầm" hài hước nhất lịch sử
Có những trường hợp mà các nhà khoa học gia lỗi lạc của chúng ta cũng có 1 chút "nhầm lẫn" nhẹ. Trường hợp của chú Pokemon nổi tiếng - Charmander chính là minh chứng điển hình.
Xuyên suốt từ những phiên bản Pokemon đầu tiên cho đến Poke Huyền Thoại chuẩn bị ra mắt, Charmander, chú Pokemon đầu tiên của "dòng họ" Charizard đã trở thành một biểu tượng mà khó có độc giả nào quên được. Cái tên Charmander được lấy cảm hứng từ "salamander" và "char", chỉ ra rằng đây là một loại kỳ nhông sinh ra và lớn lên... từ lửa. Charmander, Charmeleon và cả Charizard, cả 3 đều luôn luôn có một ngọn lửa nhỏ ở phần đuôi và không bao giờ lịm tắt.
Các bạn có biết, sự sản sinh của Charmander vốn bắt đầu từ một sai lầm nghiêm trọng của khoa học trong quá khứ?
Nếu như bạn chưa biết thì từ thời xa xưa, vào thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, người ta đã bắt đầu tin rằng loài kỳ nhông là một vị thần có khả năng điều khiển lửa. Đối với khoa học thời nay, thông tin này chẳng khác gì một loại tín ngưỡng không được kiểm chứng và thật sự là cực kỳ vô lý. Thế nhưng, trong quá khứ, tin đồn về loài kỳ nhông lửa đã kéo dài tới 1500 năm cơ đấy. Những chú kỳ nhông được ví như phượng hoàng, sinh ra từ lửa, "ăn" lửa mà sống và tất nhiên, hắt xì cũng ra lửa.
Aristotle là người đầu tiên từng khiến cả thế giới nghĩ rằng: Loài kỳ nhông sinh ra từ lửa, sống nhờ lửa và có khả năng điều khiển lửa
Vấn đề ở chỗ, thông tin này không phải là thứ được truyền đạt qua các câu chuyện dân gian mà "đắng lòng" là nó lại được ghi vào sử sách, như những phát minh mới nhất của loài người. Thành ra, ai đọc cũng tin, ai thấy cũng sợ.
Chính Leonardo Da Vinci cũng từng khiến dân tình hoang mang khi đặt thêm vài giả thuyết của mình về loài kỳ nhông. Ông từng viết như sau: "Chúng không có cơ quan tiêu hóa, chẳng ăn gì ngoài LỬA và liên tục thay da như loài rắn vậy".
Nhà giả kim Paracelsus sau này cũng thừa nhận, kỳ nhông đại diện cho 1 trong 4 thuộc tính của tự nhiên, là lửa.
Rất nhiều câu chuyện trong quá khứ lại càng khiến người đọc cảm thấy sợ hãi với sinh vật này
Thậm chí, một câu chuyện vào những năm 1200, một nhà báo người Anh đã kể lại cuộc hành trình của đoàn quân Alexander Đại Đế khi băng qua con sông. 4000 binh sĩ và 2000 con ngựa đều đã chết đuối chỉ vì lỡ "nuốt" phải những chất độc do kỳ nhông thải ra sau khi tắm sông... Càng ngày, càng nhiều các tin đồn cả có chứng thực, cả không về loài sinh vật này, khiến cho người ta thêm nỗi sợ về nó nhiều hơn bao giờ hết.
Thậm chí, khi nhìn thấy một con kỳ nhông có màu sắc kỳ dị như trên, chạy sẽ là phương án mà nhiều người chọn nhất lúc bấy giờ
Trở lại với Charmander, hiển nhiên, mặc dù khoa học ngày nay đã chứng minh, bất kỳ con kỳ nhông nào có lửa ở đuôi cũng đều là những con kỳ nhông không mấy hạnh phúc. Thế nhưng, tạo hình của Charmander dường như chính là để gợi nhớ lại về nhiều truyền thuyết ngày xưa cũ. Đây là một chi tiết rất thú vị về chú Pokemon đáng yêu này, rằng nguồn gốc của Charmander thực ra lại bắt nguồn từ pha nhầm lẫn lớn nhất lịch sử.
Charmander tái xuất trong tựa game Pokemon mới nhất - Poke Huyền Thoại (ra mắt 18/07)
Trên thực tế, con đường phát triển về tạo hình của Charmander cũng khá nhiều gian truân. Ban đầu, ở cấp độ đầu tiên, Charmander không có vẻ ngoài mũm mĩm và đáng yêu như bây giờ đâu. Nó thậm chí còn có những chiếc sừng phía sau lưng để thêm phần "hổ páo". Có vẻ như sau này, NSX đã nhận thấy việc gắn tạo hình như vậy cho Charmander là không cần thiết, Charizard "kun ngầu" đã là quá đủ rồi.
Charmander trong phiên bản Red and Blue, nhìn khá "ngu độn" chứ không dễ thương như ngày nay
Xoay quanh những chú Pokemon mà trước nay chúng ta vẫn gắn bó hóa ra lại có rất nhiều câu chuyện hay ho như vậy đấy. Những tưởng Pokemon chỉ được lấy cảm hứng từ các loại sinh vật ngoài đời nhưng không, đôi khi chính chúng lại trở thành nền tảng để các nhà khoa học đặt tên cho những loài mới hiện nay. Các bạn đã từng nghe tới loài ong "Chilicola Charizard" chưa? Chúng có thật đấy và vẫn đang xuất hiện rất nhiều ở Chile.
Muốn tìm Charizard ngoài đời? Của các ông hết đấy!
Pokemon không chỉ có sức ảnh hưởng lớn tới giới trẻ trên toàn thế giới mà nó còn trở thành đề tài cho các nhà khoa học gia tranh luận mãi không thôi. Quả thật tán phục trí tưởng tượng của Satoshi Tajiri khi đã tạo ra một thế giới đầy màu sắc và cũng đặc biệt thú vị đến vậy.
Ngoài lề: Tựa game mới nhất về Pokemon - Poke Huyền Thoại sẽ chính thức ra mắt game thủ Việt vào ngày 18/07/2019 sắp tới.
Theo GameK
Fan la ó nhưng nhà phát triển vẫn quyết không tung full bộ Pokemon vào game Bất chấp sự phản đối của người hâm mộ, Pokemon Sword & Shield vẫn sẽ giữ nguyên tình trạng "thiếu Pokemon". Sau nhiều tuần khiến người hâm mộ phẫn nộ và tức giận, nhà sản xuất Pokemon Sword & Shield, ông Junichi Masuda đã đưa ra một tuyên bố đề cập đến quyết định không tung full bộ Pokemon vào Sword & Shield....