“Nếu chứng minh được tham ô, tôi xin nhận tử hình”
Đó là khẳng định của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam – Dương Chí Dũng, khi tòa hỏi về khoản tiền tham ô chục tỷ đồng. “Tôi thề có trời đất, tôi không nhận một đồng nào tiền tham ô, nếu chứng minh được, tôi xin nhận án tử hình” – ông Dũng nói trước Tòa.
Hôm qua (22/4), Tòa Phúc thẩm, TAND Tối cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Dương Chí Dũng cùng đồng phạm về các tội danh Cố ý làm trái và Tham ô tài sản.
Có tài liệu mới từ nhân chứng Liên bang Nga
Vừa mở tòa, 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng đồng loạt đề nghị HĐXX triệu tập nhân chứng liên quan đến vụ án. Luật sư Trần Đại Thắng đề nghị triệu tập 3 nhân chứng (2 ở Nga, 1 lái xe của Trần Hải Sơn, người được cho đã chở Dương Chí Dũng đi bỏ trốn) nhằm làm rõ việc, có hay không các tài liệu liên quan đến việc “chia chác” 1,66 triệu USD và việc xác định thời gian lái xe chở ông Dũng bỏ trốn.
Bổ sung ý kiến trên, luật sư Ngô Ngọc Thủy cho rằng, đây là vụ án có bị cáo đang đối mặt với bản án cao nhất là tử hình. Vì thế, HĐXX cần xem xét đầy đủ các yếu tố, tài liệu liên quan. Luật sư Thủy cho rằng, đã cung cấp ý kiến của nhân chứng nước ngoài cho Tòa, có liên quan đến nội dung vụ án, do vậy, triệu tập thêm nhân chứng này là chính đáng.
Dẫn giải bị cáo Dương Chí Dũng từ xe thùng vào phòng xét xử
Luật sư Trần Đình Triển cũng thông báo, đã có lời khai từ các nhân chứng Liên bang Nga, liên quan đến việc số tiền 1,66 triệu USD, sẽ cung cấp cho HĐXX trong quá trình xét xử vụ án.
Chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến của kiểm sát viên giữ quyền công tố tại Tòa. Theo kiểm sát viên, việc có thể triệu tập nhân chứng, có được là tốt. Tuy nhiên, những yêu cầu đó không nhất thiết, Tòa có thể tiếp tục vụ án.
Tiếp tục tạm nghỉ để HĐXX hội ý nhanh, thẩm phán chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn khẳng định, việc yêu cầu triệu tập nhân chứng của các luật sư, trong đó có người ở Liên bang Nga, Tòa sẽ xem xét trong quá trình xét xử.
Video đang HOT
Đối với nhân chứng là lái xe của bị cáo Sơn, bị cáo này đã có lời khai trong quá trình điều tra, do vậy HĐXX quyết định tiếp tục phiên xử. “Về những tài liệu của luật sư Triển, liên quan đến lời khai của nhân chứng, luật sư có thể photo cho các đồng nghiệp sử dụng làm tài liệu trong quá trình xét xử” – Thẩm phán Sơn kết luận.
Cựu Chủ tịch, Tổng GĐ Vinalines cùng kêu oan
Trước khi vào phần thẩm vấn, để đảm bảo khách quan, chủ tọa yêu cầu lực lượng dẫn giải cách ly 3 bị cáo Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ hải quan Vân Phong, Khánh Hòa).
Là những người đầu tiên bị HĐXX xét hỏi, bị cáo Dương Chí Dũng cùng Mai Văn Phúc (cựu Tổng GĐ Vinalines) kêu oan, khẳng định mình không phạm tội tham ô.
Bị cáo Dũng nại rằng, việc lập dự án mua ụ nổi 83M do HĐQT của Vinalines quyết định, và giao cho Tổng giám đốc Mai Văn Phúc triển khai. Khi được chủ tọa yêu cầu nhận định về việc xét xử ở phiên sơ thẩm, nhất là ở hành vi tham ô, ông Dũng nói còn nhiều điều ở phiên sơ thẩm chưa được làm sáng tỏ.
Xung quanh những tài liệu liên quan đến ông Dương Chí Dũng, luật sư Trần Đình Triển cho rằng, quá trình điều tra, ông Dũng từng có văn bản đề nghị cơ quan chức năng sao chép lại các cuộc gọi giữa ông Dũng và Trần Hải Sơn, nhằm làm rõ hành vi bỏ trốn, đưa đón tại sân bay, khách sạn, nhưng hồ sơ vụ án không có văn bản này.”Quá trình điều tra, có một số lời khai không đúng ý của tôi” – ông Dũng khai, song ông này cũng thừa nhận “có ký” vào các biên bản ghi lời khai “không đúng ý” trên. “Tôi thề có trời đất, tôi không nhận một đồng nào tiền tham ô. Nếu có tài liệu chứng minh tôi làm việc này, tôi xin nhận án tử hình” – cựu Cục trưởng Hàng hải quả quyết.
Bị cáo Mai Văn Phúc
Tương tự bị cáo Dũng, cựu Tổng GĐ Vinalines Mai Văn Phúc tái khẳng định mình không phạm tội tham ô, không cố ý làm trái…
“Bị cáo có nhận 1 chai rượu Chivas 18, và phong bì 2 triệu của Trần Hải Sơn vào cuối năm 2008, tại nhà bị cáo ở Làng quốc tế Thăng Long. Còn lại, những lời khai của Sơn là hoàn toàn sai sự thật” – ông Phúc nói.
Cũng theo bị cáo Phúc, gia đình ông ta có ý khắc phục hậu quả để nhằm xin giảm án tử hình, nhưng ông Phúc không đồng ý. “Nếu khắc phục hậu quả, khác gì bị cáo đã nhận là mình phạm tội” – ông Phúc nói trước Tòa.
Bị cáo được cho là nút thắt trong việc quy kết hành vi của 2 cựu lãnh đạo Vinalines là Trần Hải Sơn. Tại phiên phúc thẩm, Sơn tiếp tục giữ lời khai buộc tội tham ô đối với ông Dũng và Phúc. Bị cáo Sơn tái khẳng định đã đưa cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người 10 tỷ đồng.
Nói về lý do xin giảm án tội tham ô, bị cáo Trần Hải Sơn cho rằng, mình đã khai nhận toàn bộ sự thật vụ án, đã bồi thường, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, khi Tòa hỏi: “Bị cáo đã khắc phục được bao nhiêu rồi?”, bị cáo Sơn lại “Dạ, bị cáo không rõ gia đình đã xử lý như nào ạ”.
Nhập nhằng ụ nổi có phải tàu biển?
Chiều qua, Tòa tập trung hỏi đại diện Bộ GTVT, Bộ Tài chính xung quanh việc ụ nổi 83M có được coi là tàu biển không? Điều này liên quan đến trách nhiệm trong việc nhập khẩu, kiểm định, cho thông quan ụ nổi 83M, song các quy định còn rất mơ hồ, tạo thành cuộc tranh cãi chưa có hồi kết.
Đại diện Bộ Tài chính lập luận, về tính pháp lý, theo luật Hàng hải, ụ nổi coi như tàu. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của luật cũng quy định, trường hợp Việt Nam có ký công ước mà nội dung khác luật thì tuân theo công ước HS. Vì vậy, nguyên tắc của Hải quan áp dụng quy định ụ nổi không phải là tàu là hoàn toàn chính xác. Việc áp mã hàng hóa, tính thuế của nhóm cán bộ chi cục Hải quan được đại diện Bộ Tài chính cho rằng hoàn toàn đúng luật.
Không đồng nhất ý kiến này, phía đại diện Bộ GTVT lại khẳng định, ụ nổi không phải tàu biển. Bởi, tàu biển phải di động được, còn ụ nổi là cố định, muốn di chuyển phải thông qua một phương tiện khác.
Hôm nay, HĐXX tiếp tục làm việc.
Theo Docbao/Tiền Phong
Hỗn chiến trên sông: Bắt khẩn cấp 7 đối tượng
Cơ quan CSĐT (CSĐT) Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra lệnh bắt khẩn cấp 7 đối tượng cầm đầu trong vụ "hỗn chiến" trên sông Yên giữa các hộ nuôi ngao.
Chiều ngày 9/7, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT (CSĐT) Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra lệnh bắt khẩn cấp 7 đối tượng cầm đầu trong vụ "hỗn chiến" trên sông Yên giữa các hộ nuôi ngao xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia và xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, xảy ra vào trưa ngày 7/7 vừa qua.
Danh tính các đối tượng bị bắt được xác định, gồm: Lê Văn Hòa, (SN 1962), Lê Văn Linh, (SN 1963), Nguyễn Văn Tuyển, (SN 1987) đều ở xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia; Phạm Văn Tám, (SN 1979); Nguyễn Văn Đạt, (SN 1989); Trần Văn Quân, (SN 1985); Đinh Văn Hà, (SN 1982); đều ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương.
Một trong những chiếc bè cào ngao ở xã Hải Châu (Tĩnh Gia) bị hư hỏng trong lúc đánh nhau
Theo kết quả điều tra ban đầu cho thấy, do tranh chấp nuôi và khai thác ngao ở khu vực bãi giữa sông Yên giữa một số hộ dân thuộc hai thôn Nam Châu (xã Hải Châu, Tĩnh Gia) và Thôn Điền (xã Quảng Nham, Quảng Xương), các đối tượng nêu trên đã cầm đầu 2 nhóm người (hơn 70 người) sử dụng hung khí và gạch, đá, đánh chém nhau trên sông.
Trận ẩu đả ấy đã khiến ông Tô Văn Dũng, (SN 1952); ông Lê Văn Hiệu, (SN 1966), đều ở xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia và anh Lê Kim Cường ở xã Quảng Ninh, Quảng Xương, bị thiệt mạng.
Ngoài ra, trong trận ẩu đả vào trưa ngày 7/7, còn khiến 9 người khác bị thương, gồm: Tô Văn Giàu, (SN 1977); Tô Văn Mạnh, (SN 1973) ; Tô Văn Thêm, (SN 1961) đều ở Hải Châu; Lê Văn Linh, Phạm Đăng Hồng, (SN 1964); Lê Văn Hoà, (SN 1962), đều ở xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia; Đinh Văn Hà, (SN 1982), Trần Văn Quân, (SN 1985) và Nguyễn Văn Tuyển, (SN 1987) đều ở Điền Thôn, Quảng Nham, Quảng Xương.
Hiện nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án.
Theo 24h
Ẩu đả trên sông: Tìm thấy thi thể cuối cùng Chiều tối 8/7, nạn nhân thứ 3 trong vụ đánh nhau, tranh chấp bãi ngao tại khu vực sông Yên (vùng giáp ranh giữa 2 xã Hải Châu - Tĩnh Gia và Quảng Nham - Quảng Xương) đã được tìm thấy. Nạn nhân được xác định là Lữ Vĩnh Cường (trú tại xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương). Thi thể của anh Cường...