Nếu cho phép con làm 10 điều này thì chứng tỏ bạn chính là bố mẹ “vàng mười”
Bố mẹ thông minh không bao giờ cấm cản con mọi thứ. Thay vào đó họ khuyến khích con thử sức những điều mới trong giới hạn cho phép.
Theo trang tin Brightside, đây là 10 điều nghe thì “độc hại” nhưng lại chính là những thứ mà các bậc cha mẹ thông minh khuyến khích con làm:
1. Cho con vui chơi thỏa thích, mặc kệ quần áo lấm bẩn
Nhiều cha mẹ thường có thói quen dặn dò con: “ Đi chơi cẩn thận, đừng để quần áo bẩn nhé”. Nếu quần áo con không may bẩn hoặc rách, cha mẹ sẽ càu nhàu, khó chịu cả một ngày. Thực tế, chạy nhảy và nô đùa là cách tốt nhất để con trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh. Quá trình này sẽ không thể tránh khỏi vài sự cố lấm bẩn và bố mẹ cần vui vẻ chấp nhận.
Bố mẹ thông minh là những người khuyến khích con chơi đùa thỏa thích, thay vì dặn con không được thế này, không được thế kia để tránh bẩn quần áo. Nếu sợ con làm hỏng quần áo đắt tiền, bố mẹ có thể phân chia rõ trong tủ đồ của con: những món để đi chơi và những món dành cho dịp trọng đại.
Hãy cho con được thỏa sức vui đùa, chạy nhảy.
2. Cho phép con ăn đồ ăn vặt
Hầu hết mọi đứa trẻ trên thế giới đều thích đồ ăn vặt. Tuy nhiên cha mẹ thường cấm trẻ vì những món này không tốt cho sức khỏe. Điều đó dẫn đến việc trẻ con thường nói dối, giấu diếm bố mẹ để có thể ăn vụng vài chiếc kẹo hay một miếng bánh kem béo ngậy.
Theo các chuyên gia, bố mẹ không nên cấm trẻ ăn vặt tuyệt đối. Thay vào đó hãy đồng ý cho trẻ ăn và giải thích lượng đồ ăn vặt được cho phép là bao nhiêu, cũng như những tác hại về mặt sức khỏe nếu ăn quá nhiều đồ ngọt.
Cho phép con ăn đồ ăn vặt
3. Cho phép con tiêu tiền vào những thứ linh tinh
Theo một số cuộc khảo sát, trẻ em ngày nay thường thích tiêu tiền vào đồ chơi, quần áo, giày dép, đồ ăn hoặc đi chơi với bạn bè,… Với nhiều bậc cha mẹ, đây là cách tiêu xài lãng phí, dùng tiền vào những thứ linh tinh. Không ít người thẳng thừng cấm đoán hoặc cắt bớt tiền tiêu vặt để ngăn con không tiêu phung phí. Theo các chuyên gia nuôi dạy trẻ, bố mẹ cần dừng ngay việc này lại bởi:
- Một khi đã cho con tiền thì đó chính là tài sản của con. Và chỉ con mới có thể quyết định được tiêu vào việc gì.
- Việc tiêu tiền linh tinh có thể dạy cho trẻ một bài học về tài chính. Trẻ sẽ học được cách tiêu tiền cẩn thận hơn, đâu là nhu cầu tiêu dùng trước mắt và đâu là nhu cầu thực sự quan trọng. Từ đó, trẻ biết cách tiết kiệm, sử dụng tiền hơn.
Một khi đã cho con tiền thì đó chính là tài sản của con. Và chỉ con mới có thể quyết định được tiêu vào việc gì.
Video đang HOT
4. Cho phép con thỉnh thoảng lười biếng
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, trẻ em ngày nay có xu hướng lo lắng, bất an tinh thần nhiều hơn so với thế hệ trước. Đó là bởi nhiều đứa trẻ phải tham gia những cuộc đua về kiến thức, địa vị xã hội,…ngay từ nhỏ.
Thêm vào đó, chương trình giảng dạy ở trường học ngày càng khó khăn và bão hòa hơn. Các xu hướng cũng đang tăng lên, cộng thêm sự thổi phồng của phương tiện truyền thông khiến không ít đứa trẻ cảm giác bị hụt hẫng với môi trường xung quanh.
Đó là lý do một đứa trẻ hiện đại có nhu cầu được buông lỏng 1 ngày mà không cần làm gì cả. Nếu con có một khoảng trống trong thời gian biểu cá nhân, bố mẹ đừng vội “nhồi” các lớp học năng khiếu, thể thao,… Thay vào đó, hãy để con được thư giãn và tự do làm bất kỳ điều gì mình muốn.
5. Cho con “bùng học” 1 hôm
Thành tích học tập không phải là tất cả. Điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần hướng đến là sức khỏe của con, cả về mặt tinh thần và thể chất. Nếu thấy con quá căng thẳng, mệt mỏi, bố mẹ hãy cho con “bùng học” 1 hôm. Đây sẽ là quãng thời gian giúp con nghỉ ngơi, thư giãn và lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Trong thời gian này, bố mẹ cũng có thể lắng nghe tâm tư của con để hiểu được con muốn người trở thành người như nào, có mong ước, mục tiêu ra sao trong tương lai,..
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những đứa trẻ được nghỉ ngơi điều độ thường có thành tích học tập xuất sắc hơn những đứa trẻ học với tần suất cao độ, không có lấy phút giây thư giãn.
6. Cho phép con được tranh luận với người lớn
Không phải mọi điều người lớn nói ra đều đúng. Một số người thậm chí ỷ lại vào tuổi tác và cư xử bất lịch sự, bắt trẻ nhỏ làm theo ý mình. Bố mẹ thông minh đừng dạy con phải nhất nhất nghe theo người lớn. Nếu người lớn nói sai, con có quyền tranh luận, bảo vệ quan điểm, ý kiến đúng của mình.
Tất nhiên trong quá trình tranh luận, con phải nói chuyện và cư xử đúng mực, không được quá khích và hỗn với người lớn tuổi.
7. Cho con tự chọn lựa quần áo
Mỗi lần đi mua sắm với con, bố mẹ thường phát cáu bởi quá nhiều sự lựa chọn từ giá cả đến kiểu dáng, chất vải,… Quan trọng là những món đồ con chọn đều không vừa ý của bố mẹ. Theo các nhà tâm lý học, bố mẹ nên để con tự quyết việc mua sắm trang phục. Thứ nhất, thông qua quần áo, con sẽ tự hình thành phong cách cá nhân của mình.
Thứ hai, nếu được chọn lựa bộ trang phục yêu thích, con sẽ vui vẻ mặc chứ không vứt xó trong tủ quần áo và trở nên cau có, giận dỗi bố mẹ.
8. Cho trẻ chơi trò chơi điện tử
Đối với các bậc cha mẹ, trò chơi điện tử là thú tiêu khiển độc hại, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu lại chỉ ra, các trò chơi video hữu ích cho não bộ hơn là xem TV. Bởi các trò chơi dạy cho bộ não của trẻ phản ứng nhanh và biết đọc thông tin.
Kỹ năng này sẽ cực kỳ hữu ích cho trẻ trong quá trình trưởng thành, nhất là khi thế giới chúng ta đang sống rất phát triển về công nghệ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa bố mẹ khuyến khích con chơi điện tử mọi lúc, mọi nơi. Hãy cho con chơi trong một khoảng thời gian chừng mực, khoảng 1 tiếng/ngày là tốt nhất.
9. Cho trẻ được phát triển với tốc độ của bản thân
Trẻ nhỏ ngày nay trưởng thành quá nhanh so với thế hệ trước. Chúng biết đến các món đồ công nghệ từ nhỏ, thậm chí sử dụng thành thạo iPhone, iPad hơn cả người lớn. Trong một xã hội phát triển như ngày nay thì điều này không có gì là lạ. Tuy nhiên bên cạnh những đứa trẻ trưởng thành nhanh thì vẫn còn những đứa trẻ chậm hơn.
Nếu con bạn vẫn thích giữ những sở thích, thói quen từ thời thơ ấu như chơi búp bê, tô bút chì màu thì đừng vội cấm cản. Thay vào đó, hãy để con được tự do phát triển theo tốc độ của riêng mình.
10. Thỉnh thoảng cho con không vâng lời
Với người lớn, một đứa trẻ ngoan ngoãn là phải luôn vâng lời. Thực tế điều này có thể khiến con trở nên thụ động, luôn chỉ nghe theo hướng dẫn của người khác mà không có chính kiến của bản thân. Những đứa trẻ nghe lời 100% cũng thường tự ti, rụt rè. Ngay cả khi biết điều người lớn nói là sai, trẻ cũng không dám cãi lại.
Bố mẹ thông minh thì đừng bắt con vâng lời 100%. Thay vào đó, hãy dạy con vâng lời những điều đúng đắn. Trong trường hợp bố mẹ hay bất kỳ ai đó nói sai, con có quyền nêu quan điểm. Đây chính là cách giúp con hình thành sự tự tin và bản lĩnh trong cuộc sống.
Thanh Hương
Chính quan điểm dạy dỗ đầy sai lầm này của bố mẹ khiến con học giỏi đến mấy cũng khó bứt phá thành người giàu
Rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải sai lầm dạy dỗ cực kỳ phổ biến này. Đây chính là tư tưởng gián tiếp khiến con bạn không có chí tiến thủ và không thể giàu có trong tương lai.
T. Harv Eker (SN 1954) là một doanh nhân, diễn giả nổi tiếng người Canada. Ông là nhà sáng lập, kiêm giám đốc công ty Peak Potentials Training - Công ty về phát triển con người thành công nhất ở Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, Eker cũng chính là tác giả của cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú (Secrets of the millionaire Mind), từng được tái bản nhiều lần tại Việt Nam.
Theo doanh nhân này, tất cả mọi người đều có năng lực trở thành kiểu người mà bản thân mong muốn. Bất kỳ ai cũng có thể trở nên giàu có. Thế nhưng thực tế chỉ 20% trong số dân cư toàn cầu là người giàu. Lý giải điều này, Eker cho biết, đó là do nhiều người bị giới hạn bởi suy nghĩ của bản thân. Họ chưa từng có mục tiêu làm giàu và đôi khi "coi thường" đồng tiền.
Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều từng nghe qua những câu nói như: "Tiền không phải là tất cả", "Đồng tiền khiến con người tham lam", "Càng giàu càng tham", "Món đồ này quá đắt, chúng ta không thể mua nổi",...
Còn rất nhiều câu tương tự như vậy. Thực tế, một bộ phận xã hội luôn bày tỏ thái độ tiêu cực với tiền bạc và người giàu. Thái độ đó được họ truyền cho con em mình và những người xung quanh. Chính điều này khiến họ không bao giờ có thể bước chân vào thế giới của người giàu có.
Bởi một khi bạn luôn khẳng định mình không hề hứng thú với sự giàu có thì sự giàu có tự nhiên cũng sẽ "loại trừ", xa lánh bạn. Nói dễ hiểu hơn thì điều này cũng giống như câu chuyện giữa những đôi trai gái. Một cô gái rất thích một chàng trai nhưng miệng lại luôn tỏ ra kiêu ngạo, lắc đầu tỏ ý không thích. Tất nhiên, chàng trai sẽ không bao giờ tiếp cận với cô gái như vậy!
Bố mẹ thông minh đừng bao giờ nói với con "Tiền không phải là tất cả"
"Tiền có mua được hạnh phúc?", "Tiền có phải chìa khóa vạn năng?"... - Đây đều là những câu hỏi mà chúng ta từng được nghe rất nhiều lần.
Có phải tất cả người giàu đều rất tham lam? Điều này không hề đúng bởi trên thế giới có rất nhiều tỷ phú nổi tiếng tích cực làm từ thiện. Chẳng hạn như Bill Gates, Warren Buffett, Lý Gia Thành, Azim Premji, Christopher Hohn, Carlos Slim,... Mỗi năm họ đều bỏ ra cả triệu USD cho các quỹ từ thiện trong nước và toàn cầu.
Vậy tại sao một bộ phận xã hội lại có thành kiến bài xích và nghĩ xấu về người giàu? Về điều này, T. Harv Eker đã lý giải trong cuốn sách của mình như sau: Nhận thức của con người được hình thành trong cả một giai đoạn giáo dục dài kỳ.
Điều đó có nghĩa, nhận thức con người được hình thành bởi môi trường xung quanh. Hầu hết thái độ của một đứa trẻ với thế giới ra sao đều xuất phát từ cha mẹ, trường học và ngoài xã hội. Ở nhiều nước châu Á, cha mẹ thường dạy con với tư tưởng: "Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa". Chính tư tưởng "bài xích" sự giàu có và đầy cam chịu này đã gián tiếp khiến con bạn không có chí hướng phấn đấu cho tương lai.
Hàn Quốc lại là một trường hợp ngoại lệ. Thay vì "bài xích", họ có một quan điểm mới trong cách giáo dục, đó là: "Làm trẻ em giàu có trong tương lai". Theo đó, bất kỳ một đứa trẻ nào cũng có thể trở thành người giàu có và hạnh phúc.
Ngày nay, để nuôi dạy một đứa trẻ hoàn hảo, rất nhiều bậc phụ huynh cho con học thêm những môn nghệ thuật như múa, hát,... và trau dồi thêm cả các kỹ năng cảm xúc. Tuy nhiên, khía cạnh giáo dục tài chính vô cùng quan trọng lại ít nhiều bị quên lãng. Việc nuôi dưỡng con giàu có về mặt tinh thần là tốt nhưng cũng đừng bỏ bê khía cạnh giàu có về vật chất.
Giáo dục tài chính cho con cần bắt đầu như nào?
Giống như các hình thức giáo dục khác, giáo dục tài chính cũng rất phức tạp. Bố mẹ trước khi dạy con cần phải tìm hiểu kỹ để có các phương pháp thích hợp, liên kết được các tình huống thực tế trong gia đình với thực trạng xã hội.
Theo T. Harv Eker, giáo dục tài chính cần thực hiện theo từng bước. Ở mỗi độ tuổi, trẻ cần có cách tiếp nhận khác nhau về sự giàu có. Điều đó cũng có nghĩa với mỗi độ tuổi, bố mẹ sẽ dạy con một nội dung trọng tâm khác nhau, cụ thể như sau:
3 tuổi: Nhận biết giá trị của tiền tệ.
5 tuổi: Giúp trẻ hiểu được lao động là được trả bằng tiền đồng thời yêu cầu trẻ giúp đỡ những công việc trong gia đình.
6 tuổi: Cho trẻ học cách đếm số tiền lớn và học cách tiết kiệm tiền.
7 tuổi: Xem tỷ giá và quy đổi với tiền trẻ đang sở hữu.
8 tuổi: Dạy trẻ cách mở tài khoản ngân hàng để tiết kiệm tiền và có thể tiết kiệm tiền cho mình.
9 tuổi: Trẻ có thể tự lên kế hoạch kiếm tiền và mặc cả với người thuê mình.
10 tuổi: Biết cách tiết kiệm tiền và mua những mặt hàng có giá trị cao.
11 tuổi: Học cách đánh giá các quảng cáo thương mại. Tìm được hàng hóa giá rẻ, có chất lượng tốt và hiểu được khái niệm hàng giảm giá.
12 tuổi: Biết trân trọng đồng tiền và luôn có ý thức tiết kiệm.
Sau 12 tuổi: Có thể tham gia đầy đủ các hoạt động thương mại, quản lý tài chính, giao dịch và các hoạt động khác trong xã hội mình đang sống.
Cũng theo T. Harv Eker, bố mẹ cần phải đưa ra cho con những bài học thiết thực để hiểu rõ hơn những khái niệm về tài chính. Chẳng hạn sau khi dạy con cách sử dụng tiền thì bố mẹ có thể dạy luôn con cách kiếm tiền.
Đừng bao giờ dạy con tiết kiệm tiền bằng mọi cách, cũng đừng dạy con tiêu tiền là xấu. Thay vào đó, hãy cho con một không gian để khám phá nhằm tạo ra thói quen tiêu dùng thông minh qua các bài học thực tiễn.
Ba điều cha mẹ phải làm cho con trước 13 tuổi 85-90% tính cách của trẻ là hình thành trong giai đoạn 7-12 tuổi. Nếu cha mẹ có thể nắm bắt cơ hội, trẻ chắc chắn có tương lai tươi sáng khi trưởng thành. Các giáo sư của Đại học Harvard đã có lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh. Bảo vệ sự tò mò của trẻ Con người ai cũng có tính...