Nếu chỉ quan tâm đến chỉ số thông minh khi nuôi dạy con thì cha mẹ đã bỏ qua 1 điều cực quan trọng này
Trẻ thông minh ai cũng thích, nhưng nếu chỉ thông minh mà thiếu đi yếu tố này thì lớn lên trẻ cũng khó thành công và ít cơ hội có cuộc sống hạnh phúc.
Việc nuôi dưỡng cảm xúc (EQ) ở trẻ nhỏ cũng quan trọng như việc phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, cha mẹ thường chú trọng thiên lệch về sự thông minh, thay vì dành thời gian cho cảm xúc của trẻ phát triển đúng đắn. Thực tế, các kênh truyền thông và báo chí hầu hết đều nói về phát triển trí thông minh (IQ). Ví dụ như “làm sao để trẻ thông minh”, “làm sao để trẻ thành một thần đồng toán học ngay từ nhỏ”.
Cách đây vài tuần tôi cũng được mời tham gia một hội thảo khá thú vị về điều chỉnh hành vi ở trẻ nhỏ và cũng trả lời phỏng vấn cho 1 tờ báo về trí tuệ và cảm xúc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tôi nhận thấy có nhiều cha mẹ đang bỏ lỡ đi những cơ hội quý giá để nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ từ sớm và để trẻ trở nên khá khó khăn điều chỉnh cảm xúc trong các biến cố sau này.
Điều chỉnh tốt cảm xúc – chỉ số của chất lượng cuộc sống
Điều chỉnh cảm xúc là một chỉ số khác mà tôi tạm gọi là “chất lượng cuộc sống” để quyết định trẻ có hạnh phúc và thành công thực sự hay không.
Ngày nay có nhiều người có trình độ học vấn cao, nhưng cách hành xử và ứng xử chưa thật tốt. Có thể dễ hiểu, những cảm xúc không được dạy để nhận ra là cảm xúc tiêu cực, cũng không được thấu hiểu, chia sẻ và hơn hết, không được dạy cách vượt qua, thì những người thiếu đi điều này sẽ rất khô cằn trong cảm xúc của mình. Họ sẽ không đủ chính kiến để đưa ra một quyết định hoặc tự giải quyết 1 một vấn đề theo cách trái với suy nghĩ ban đầu.
Nhiều cha mẹ đang bỏ lỡ đi những cơ hội quý giá để nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ từ sớm và để trẻ trở nên khá khó khăn điều chỉnh cảm xúc trong các biến cố sau này. (Ảnh minh họa)
Tại sao nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ là quan trọng?
Trong cuộc sống, không chỉ chúng ta giải quyết vấn đề thông minh như thế nào, mà chúng ta còn phải quản lý cảm xúc bản thân, cũng như với những người xung quanh khi có sự tương tác hai chiều về cách giải quyết vấn đề của chúng ta. Những bài học này cần được luyện tập khi trẻ còn nhỏ.
Bên cạnh việc học kiến thức, trẻ cần phải được dạy làm sao tương tác và giao tiếp tốt với các trẻ khác. Khi được dạy tốt điều này, trẻ sẽ có cách nhìn vấn đề toàn diện hơn và hành vi ứng xử sẽ khôn ngoan hơn.
Tiến sĩ Lisa Firestone, Giám đốc Viện nghiên cứu và giáo dục Glendon
“Điều chỉnh cảm xúc tốt có thể giúp chúng ta tiên đoán được 54% sự thành công của một đứa trẻ trong các mối quan hệ, tính hiệu quả của công việc, giữ gìn sức khỏe và đòi hỏi cho chất lượng cuộc sống khi chúng trưởng thành.”
Nghiên cứu của Lisa cũng cho biết thêm những trẻ được rèn luyện cảm xúc tốt có những điểm số tốt tại trường và biết lựa chọn tốt hơn trong các hoạt động.
Video đang HOT
Chúng ta nên hiểu rằng não bộ trẻ trước 5 tuổi phát triển với tốc độ rất nhanh, gần 85-90% cấu trúc não bộ đã được hoàn thiện trước 5 tuổi. Tuy nhiên, không chỉ nằm ở bao nhiêu tế bào thần kinh được tạo ra, mà làm cách nào các tế bào thần kinh học cách tạo một mạng lưới vững chắc và dày đặc. Chính sự tạo mạng lưới này sẽ làm một đứa trẻ trở nên toàn diện về mặt trí tuệ và cảm xúc.
Khi nào bắt đầu nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ?
Theo TS.Pam Schiller, từ 14 tháng tuổi trẻ có thể chính thức học điều chỉnh cảm xúc thông qua giao tiếp với cha mẹ và những người chăm sóc bé.
Vậy làm sao nuôi dưỡng cảm xúc của bé trước 14 tháng tuổi? Việc tương tác của mẹ khi cho con bú, hoặc những câu chuyện cha kể cho bé nghe hoặc cách mà cha mẹ chơi cùng bé cũng là cách tạo tiền đề cho các cảm xúc của trẻ phát triển.
Nuôi dưỡng cảm xúc cho bé từ 15 tháng tuổi
Lúc này não bộ bước qua 1 giai đoạn phát triển tính chủ động độc lập, và giai đoạn tantrum (hay giận, khóc, mè nheo) phát triển để rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bé sau này ở những biến cố lớn hơn.
Ví dụ: Bé đòi mẹ dẫn bé đi lên đi xuống các bậc thang nhiều lần mặc dù bạn đang ngồi nói chuyện với bạn bè, và rất dễ tantrum và bướng bỉnh nếu bé cảm thấy bạn không làm theo hoặc dành thời gian nói chuyện với người khác.
Hành động của nhiều cha mẹ thường làm, nhưng không dạy bé điều chỉnh cảm xúc: Xin phép mọi người, bạn dẫn bé đi 1-2 lần nữa và cảm thấy bực la bé và bé càng khóc và to hơn.
Thay đổi để giúp bé học cách điều chỉnh cảm xúc: Khi bé biểu hiện hành vi không đúng. Tại thời điểm này bé cần nhất là dạy cách kiểm soát nó. Nếu bạn không chú ý bỏ qua và chỉ dùng “mệnh lệnh” để ngăn cản thì bé sẽ vẫn cứ lặp lại và thậm chí khi bé lớn bé vẫn không thể chấp nhận một người khác không đồng ý với mình.
Nếu cha mẹ dùng vũ lực, la mắng và trừng phạt nghiêm khắc sẽ chỉ làm trẻ hằn sâu hơn cảm xúc đầu tiên, mà không có cơ hội cho hàng loạt cảm xúc khác phát triển. (Ảnh minh họa)
Hãy làm những điều sau:
1. Đừng dùng bất cứ lời nói “ra lệnh” nào vì sẽ làm cảm xúc “phản đối” có thêm năng lượng để “gào thét”. Việc bạn cần làm là cắt nguồn năng lượng đó càng sớm càng tốt để dành không gian cho cảm xúc thứ 2 xuất hiện. Do đó, bạn chỉ cần thay đổi thái độ nghiêm lại hoặc dùng kí hiệu (để tay lên miệng ra hiệu im lặng) và nói với bé: “ Mẹ đang nói chuyện với cô, lát mẹ sẽ dẫn con đi, được không“.
2. Nếu bé có khóc thì bạn làm động thái “xin phép người bạn của bạn” và bế bé sang 1 ghế ngồi khác, cứ để bé sử dụng hết năng lượng của cảm xúc thứ 1, bạn vẫn ngồi đó và không cần nói. Khi hết năng lượng của cảm xúc 1, cảm xúc thứ 2 sẽ phát triển, bé sẽ tự điều chỉnh ít khóc hơn và chịu lắng nghe hơn. Nhiều bé có năng lượng dài và cảm xúc mãnh liệt sẽ tiếp diễn nhiều lần, nhưng cứ mỗi lần diễn ra như vậy và bạn cũng hành động cùng 1 cách như trên, năng lượng sẽ tự phân bố và bé sẽ biết cách ngoan hơn ở những lần sau. Số phút thời gian im lặng được khoa học chứng minh có hiệu quả là bằng số tuổi của bé.
3. Khi cảm xúc thứ 2 xuất hiện là lúc bạn cần phải nói cho bé hiểu. Lời giải thích là ngàn vàng hơn là lời trách mắng. Muốn thay đổi 1 hành vi không nằm ở bạn quát mắng hay trừng phạt bao nhiêu, mà nằm ở cách mà bé hiểu vấn đề nằm ở chỗ nào.
4. Sau cảm xúc thứ 2, tiếp đến là hàng loạt cảm xúc để điều chỉnh hành vi của bé xuất hiện để rồi trẻ sẽ biết chọn 1 cảm xúc thích hợp đối với mỗi tình huống.
Cha mẹ sẽ thất bại Nếu…
Cha mẹ dùng vũ lực, la mắng và trừng phạt nghiêm khắc. Điều này chỉ làm trẻ hằn sâu hơn cảm xúc đầu tiên, mà không có cơ hội cho hàng loạt cảm xúc khác phát triển. Những vấn đề tâm lý trẻ nhỏ cũng có thể phát triển ở bé.
Thực tế, rất nhiều người dù rất giỏi học vấn, nhưng cách ứng xử với đồng nghiệp hoặc khách hàng luôn được đánh giá là không tốt. Tuy nhiên, nếu từ nhỏ, thay vì chỉ dừng lại việc nói “KHÔNG” và làm trẻ cố giữ cảm xúc thứ 1, bạn nên khuyến khích cho trẻ trải nghiệm nhiều cảm xúc hơn nữa thì sẽ tốt hơn cho trẻ.
Cách tương tác và tạo không gian cho một đứa trẻ nhận ra cảm xúc bản thân, dạy cách bé đối phó với nó vì thực tế cuộc sống chúng ta không luôn dễ dàng, và cuối cùng học cách làm hài hòa giữa bản thân bé và người khác xung quanh. Đây là một điều mà theo tôi mọi đứa trẻ phải được dạy khi còn bé.
Vài nét về tác giả:
Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Làm mẹ không áp lực”.
* Bài viết có tham khảo từ nguồn: Pam Schiller (2005) The Complete Resource Book for Infants. Gryphon House, Inc. London
BS Anh Nguyễn
Phòng bệnh Covid-19: Ý thức kém cùng thiếu hiểu biết có thể gây nên hậu quả khó lường
Vừa qua, một cô gái trở về Việt Nam từ tâm dịch Daegu của Hàn Quốc nhưng đã cố tình khai gian về nơi xuất phát. Không những vậy, cô gái này còn khoe chiến tích "là cô gái thông minh, sống có não" nên đã thoát được cách ly. Suy nghĩ này cho thấy sự thiếu ý thức và cả sự thiếu hiểu biết trong phòng dịch Covid-19.
Ngày 25-2, trên mạng xã hội facebook lan truyền hình ảnh livestream của một cô gái tự xưng quê Bình Dương trở về Việt Nam từ Daegu qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM). Cô gái này hãnh diện khoe mình vừa thoát được cách ly y tế vì không khai báo đúng nơi xuất phát.
Cô gái nhắn nhủ: "Những người không thông minh là những người đã bị cách ly. Còn những người thông minh như em thì đâu có bị cách ly đâu. Phụ nữ phải sống bằng cái não".
Ngay sau khi đoạn livestream được lan truyền trên mạng xã hội, cộng đồng mạnh tỏ ra bức xúc vì thái độ vô ý thức với sức khỏe bản thân, cộng đồng của cô gái này. Ngay lập tức, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã vào cuộc và tìm được cô gái trên, đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly của địa phương.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, cô gái này tên là N.T. T, có địa chỉ tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An. Cô sống tại Daegu, nhưng đã qua TP Busan để đáp máy bay đi TP HCM. Khi nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất, cô khai điểm xuất phát hành trình của mình là Busan, không nhắc tới Daegu và đã được phép nhập cảnh.
Cô gái đi về từ vùng dịch nhưng khai báo gian dối để được nhập cảnh thể hiện ý thức kém và thiếu hiểu biết. Ảnh tư liệu
Nghĩ rằng mình "thông minh", "sống bằng não" nhưng cô gái này không lường được rằng khi mình về tới nhà thì đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của cộng đồng. Cô gái buộc phải đi khám và thực hiện cách ly y tế theo đúng quy định. Và sự "thông minh" của cô gái này còn gây hậu quả khiến mẹ và em gái cũng phải bắt buộc thực hiện cách ly y tế 14 ngày do tiếp xúc gần.
Nhìn từ sự việc trên để thấy xảy ra câu chuyện trên trước hết do sự thiếu ý thức của cô gái và bên cạnh đó cũng là sự thiếu hiểu biết về cách phòng bệnh. Chính vì thiếu ý thức phòng bệnh cho bản thân và gia đình nên cô đã cố tình khai báo gian dối để được nhập cảnh, "thoát cách ly" y tế dễ dàng. Ý thức kém của cô gái này thể hiện ở thái độ hãnh diện, khoe khoang mình là cô gái "thông minh, sống bằng não" sau khi khai gian để được nhập cảnh.
Ý thức kém của cô gái này cũng thể hiện ở việc cô ngang nhiên đứng giữa nhà chờ sân bay để hồ hởi livestream mà không hề đeo khẩu trang phòng những giọt bắn của mình bắn ra xung quanh. Hiện tại khám sức khỏe của cô chưa có dấu hiệu gì, nhưng liệu có đảm bảo rằng cô hoàn toàn không mang virus Corona trong người?; có đảm bảo khi cô đứng livestream ở sân bay những người xung quanh tránh được những giọt bắn của cô gái "thông minh", "sống bằng não" này không?
Bên cạnh đó, hành động này cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết của cô gái về dịch bệnh. Chính vì thiếu hiểu biết nên cô không lường trước được rằng, nếu chẳng may mình mang virus trong người nếu không thực hiện cách ly thì sẽ lây cho chính người thân trong gia đình đầu tiên; rồi từ đó sẽ lây lan ra cộng đồng nơi mình sinh sống.
Khi ý thức kém cộng với thiếu hiểu biết thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây nên hậu quả khó lường. Xin nhắc lại câu chuyện mà bác sỹ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, BVĐK Xanh Pôn chia sẻ khi tâm dịch Sơn Lôi của Vĩnh Phúc đi vào thực hiện cách ly.
Bác sỹ Phúc cho rằng: Việc cách ly là một hành động phòng chống dịch mạnh mẽ chưa từng có! Điều chúng ta cần ghi nhớ: Mỗi người có thể trở thành một "nhà máy" sản xuất mầm bệnh!
Nhắc lại bài học về câu chuyện của đầu bếp người Mỹ Mary Mallon khi mang trong mình mầm bệnh thương hàn vào năm 1906 nhưng đã từ chối thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm cho cộng đồng vì cô rất khỏe mạnh. Thời điểm đó không có khái niệm người khỏe mạnh mang vi khuẩn truyền nhiễm. Sau khi phát hiện ra mật độ virus thương hàn dày đặc ở các mẫu xét nghiệm của Mary thì thậm chí cô vẫn khăng khăng mình không mắc bệnh.
Mary bị đưa đi cách ly ngoài đảo trong thời gian 3 năm. Khi trở lại dù được yêu cầu thực hiện kiểm tra sức khỏe 3 tháng/lần nhưng cô từ chối và tiếp tục công việc đầu bếp dưới một cái tên khác. Hậu quả cô đã lây nhiễm cho 25 người khác, thêm 2 người chết và thực hiện cách ly vĩnh viễn. Trong thời đại hàng loạt các bệnh không có cách điều trị, nước Mỹ chọn cách đưa tất cả các bệnh nhân truyền nhiễm ra đảo để cách li, coi đó là phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Và bí mật về bệnh thương hàn được làm sáng tỏ vào năm 2013, sau một nghiên cứu của ĐH Y khoa Stanford, đã chỉ ra những điểm quan trọng về lí thuyết người lành mang bệnh.
Từ câu chuyện trên, bác sỹ Phúc chia sẻ: Khi đại dịch SARS xảy ra, đã xuất hiện những người lây bệnh cho rất nhiều người, lúc đó nhân loại mới nhận ra rằng, có những nỗi sợ hãi tưởng như đã chôn vùi hàng thế kỉ nhưng sự thực chưa bao giờ từ bỏ chúng ta.
Virus corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 cũng có đặc điểm 80% giống virus gây đại dịch SARS năm 2003, bởi vậy mà giới chuyên môn y khoa đang phải hết sức cẩn thận, việc cách li để không bùng phát dịch ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. "Và mỗi cá nhân, cần phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn chuyên môn, đó là cách tốt nhất để phòng bệnh, tránh không để mình trở thành cá nhân "siêu lây nhiễm" như câu chuyện buồn của cô đầu bếp Mary", bác sỹ Phúc viết.
Vân Hà
Theo PLXH
Cứ kêu con khó tính, hay khóc nhưng trẻ sơ sinh có biểu hiện này chứng tỏ em bé rất thông minh Nếu thấy con cái mình có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ đừng vội lo lắng bởi điều đó chứng tỏ sau này lớn lên bé sẽ rất thông minh. Đặc điểm của một bé sơ sinh có tố chất thiên tài Một quan niệm sai lầm phổ biến về những đứa trẻ thông minh là tài năng thiên bẩm của chúng...