“Nếu chị gái em không muốn cưới, thì hãy để cho em làm vợ anh”
Mẹ tôi xót anh, bảo chị rằng: “Bao nhiêu đứa chẳng đứa nào tốt bằng thằng Th đâu, mẹ nhìn người mẹ biết. Con lấy nó đi, chắc chắn đời con sướng”. Chị tôi cãi: “Con có yêu đâu mà lấy”…
Anh tên là Th, 29 tuổi, làm việc cách nhà 40km. Anh cao gầy, hơi đen, nhưng nhìn lâu rất duyên, luôn mặc áo sơ mi và quần kaki mỗi khi đến nhà tôi chơi. Lần nào đến, anh cũng cười chào hỏi người nhà tôi rất chân thành. Thấy bố mẹ tôi đang làm gì nặng nhọc là kéo tay áo đến làm giúp, nhiệt tình như con cháu trong nhà.
Thực tế, anh mới chỉ đến nhà tôi 8 tháng nay, nhưng tối nào cũng đến. Cứ đi làm về, tắm táp, ăn cơm tối xong là phóng xe đến nhà tôi (nhà tôi cách nhà anh chỉ 4km). Muộn đến đâu cũng đến chút rồi về. Nhưng người anh theo đuổi không phải là tôi, mà là chị gái tôi.
Sáng sớm tinh mơ anh đã phải đi làm, tối mịt mới về đến nhà, nhưng anh không ở trọ, vì sợ không nhìn thấy chị tôi mỗi ngày. Họ quen nhau trong một lần đi đám cưới, từ đó anh theo đuổi chị tôi, ròng rã tới nhà tôi mỗi tối, mưa hay gió đều tới, đến nỗi hôm nào chưa thấy anh là mẹ tôi hỏi: “ Sao nay thằng Th chưa thấy đến nhỉ? Hay nó ốm?”.
Cả nhà tôi quý anh, song người quan trọng nhất là chị gái tôi thì lại không. Chị ghét anh ra mặt. Chị bảo, anh quá nghèo, quá hiền lành đến mức cù lần, khiến chị không thương nổi chứ đừng nói là yêu. Chị tôi tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế, có nhan sắc, chị bảo: “Tao có điên đâu mà yêu nó. Đầy đứa giàu có theo đuổi tao kia kìa”.
Nhưng những người đó chẳng ai si tình như anh. Họ đưa chị tôi đi chơi bằng ô tô, mua cho chị tôi túi xách, váy áo đắt tiền, nhưng chỉ một thời gian ngắn lại cãi nhau rồi chia tay như cơm bữa.
Tôi biết mình thích anh, yêu anh từ khi chứng kiến cảnh anh bị ốm, ho sù sụ, vẫn tới đứng trước cổng nhà tôi, chờ chị về. (Ảnh minh họa)
Có những đêm anh tới nhà, biết chị tôi đã đi chơi với bạn, anh liền chào bố mẹ tôi rồi ra về. Nhưng tôi biết, anh vẫn đứng ngoài cổng, chờ chị tôi về chỉ để nhìn thấy chị sau đó mới về. Đến hay đi, anh đều tắt máy từ ngoài ngõ, dắt xe vào để không làm ầm ĩ hàng xóm láng giềng nhà tôi.
Chị tôi đi với bạn tới 11 giờ đêm mới về, có hôm cãi nhau với bạn trai nên trút giận sang anh. Chị chửi mắng anh đừng tới nhà làm phiền chị nữa, cả đời này chị sẽ không bao giờ yêu anh, dù có gả cho bất kỳ kẻ nào cũng không gả cho anh. Anh không nói một lời, mặc chị mắng nhiếc, cho tới khi hả dạ, chị mở cổng đi vào, đóng sầm lại trước mặt anh, anh mới lủi thủi dắt xe ra về.
Video đang HOT
Tôi biết mình thích anh, yêu anh từ khi chứng kiến cảnh anh bị ốm, ho sù sụ, vẫn tới đứng trước cổng nhà tôi, chờ chị về. Anh cố kìm nén tiếng ho, sợ bố mẹ tôi biết. Tôi mở cổng bảo anh vào nhà ngồi, anh không vào, nói sẽ làm phiền gia đình nghỉ ngơi. Anh chờ bên ngoài là được. Nhưng chị tôi về, liếc mắt một cái cũng không thèm nhìn anh, lạnh lùng đi vào nhà. Anh nói với tôi: “H về an toàn là được rồi, thôi anh về đây, em vào nhà đi kẻo lạnh”.
Mẹ tôi xót anh, bảo chị rằng: “Bao nhiêu đứa chẳng đứa nào tốt bằng thằng Th đâu, mẹ nhìn người mẹ biết. Con lấy nó đi, chắc chắn đời con sướng”. Chị tôi cãi: “Con có yêu đâu mà lấy”. Mẹ tôi lắc đầu nói: “Không yêu nó thì nói cho nó biết để nó đừng đến nữa, nhìn nó như thế mẹ cũng thấy xót mà sao con không động lòng”.
Nếu chị gái em không muốn cưới, thì hãy để em làm vợ anh. (Ảnh minh họa)
Chị bảo: “Tình yêu tự xuất phát từ cảm xúc, chứ có phải muốn yêu ai là yêu được đâu. Mà con nói nhiều rồi, anh ta đâu có nghe. Mẹ bảo được thì mẹ tống cổ giúp con, chứ để thế con cũng thấy phiền”.
Sau lần nói chuyện đó, không thấy mẹ và chị nói chuyện về anh nữa. Anh vẫn cứ âm thầm đến, dù mẹ tôi từng khuyên nhủ nhưng anh chỉ cười nói, bao giờ H lấy chồng thì cháu không tới nữa. Chẳng ai lay chuyển được sự si tình của anh.
Tôi nghe mọi người nói chiều qua anh đi làm về gặp cơn mưa bão nên bị cảm lạnh, nay phải nghỉ nằm ở nhà. Tôi muốn đến thăm, nhưng chẳng biết lấy lý do gì. Nhiều khi tôi muốn nói với anh, đừng quan tâm tới chị em nữa, hãy làm bạn trai của em đi. Nếu chị gái em không muốn cưới, thì hãy để em làm vợ anh. Nhưng lại xấu hổ không dám nói. Tôi muốn theo đuổi anh, nhưng nên bắt đầu như thế nào đây, để cả bố mẹ, chị gái tôi và anh không cảm thấy ngượng ngùng? Liệu rằng có nên không?
Theo Afamily
Làm dâu, ngoài chuyện 'mẹ chồng nàng dâu' thì còn gì nữa?
Thời gian qua, chủ đề mẹ chồng - nàng dâu làm cư dân mạng dậy sóng. Thế nhưng, bên cạnh chuyện không đội trời chung với mẹ chồng thì chuyện chị chồng - em dâu còn khiến nhiều người không thở nổi.
ảnh minh họa
Sợ nhất là sống gần chị chồng
Người đời thường có câu "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng", ngụ ý nhắc tới chuyện khó ở giữa chị,em chồng và người làm dâu. Với chị Nguyễn Thanh Hà (27 tuổi, sống ở TP Vinh, Nghệ An), câu nói đó quả thực không sai một ly.
Về làm dâu đã 5 năm, tuy không hợp tính với mẹ chồng nhưng chị Hà lại không quá "dị ứng" như với em chồng. Chị tuy ít tuổi hơn nhưng theo thứ bậc vẫn là chị nên từ ngày về làm dâu, em chồng chị luôn có thái độ xét nét, chê bai chị với mẹ chồng mỗi khi vắng chị.
Lần sinh con đầu lòng, chị Hà có xích mích với mẹ chồng nhưng vẫn tỏ thái độ bình thường vì chị luôn cho rằng dù sao mẹ sinh ra thế hệ trước nên có bất đồng quan điểm cũng là lẽ thường.
Thế nhưng, em chồng được thể "thêm dầu vào lửa" để tách biệt mẹ con chị. Chồng chị cuối cùng phải vào cuộc để cân bằng mọi chuyện giữa em gái và vợ. Từ đó về sau, chị Hà gần như chỉ nói chuyện với em chồng khi cần thiết mà thôi.
Trong khi với chị Thanh (30 tuổi, sống ở TP Thanh Hóa), chị chồng sống gần mẹ đẻ nên hầu như ngày nào cũng chạm mặt nhau. Còn nhớ, ngày đầu tiên làm dâu, chị vừa thay bộ váy cưới thì chị chồng đã chỉ ngay vào đống bát đĩa: "xinh đẹp đủ rồi, giờ thay quần áo rồi rửa bát với các cô các dì đi" khiến đêm tân hôn của chị vẫn ấm ức mãi.
Nhà vợ chồng chị Thanh đang sống vốn là nhà của bố mẹ chồng xây trước đây. Thế nhưng, thỉnh thoảng chị chồng lại "đánh tiếng" rằng "tụi mày sướng, có nhà cao cửa đẹp ở, chẳng phải lo như người ta" khiến chị Thanh nhiều lần tức giận trút lên đầu chồng.
Một lần cãi nhau nặng tiếng với chồng, chị chồng ôm con về nhà mẹ đẻ, tức nhà chị Thanh đang sống. Tưởng chừng chỉ sống tạm vài tuần, ai dè, chị tuyên bố một câu xanh rờn "Quan điểm của chị là con trai như con gái. Đây là nhà của bố mẹ nên chị và cháu sẽ ở đây một thời gian".
Chồng chị Thanh vì thương chị gái nên không dám lên tiếng, trong khi chị đã nói rõ việc sống chung với "bà cô bên chồng" là không ổn nhưng chị chồng vẫn một mực "ở nhờ". Vốn làm em nên chị Thanh đành ngậm ngùi sống chung với cảnh "ba gia đình ở trong 1 nhà" khiến cuộc sống bị xáo trộn. Cuối cùng, sau hai tháng "nghẹt thở" vì sống cùng cả mẹ và chị chồng, chị Thanh mới được giải thoát khi chị chồng quay về nhà sống.
Chị chồng "bòn rút" mẹ đẻ
Không ít nàng dâu khi về sống chung với gia đình chồng mới biết thái độ "bòn rút" của các bà cô tới mức nào. Khi kể về chuyện này, nhiều nàng dâu e ngại vì sợ bị cho mình tham lam nhưng thực tế không thể không nói ra.
Về chung sống với mẹ chồng đã 6 năm nhưng bản thân chị Thìn (28 tuổi, quê Nam Định) lại luôn cảm thấy chạnh lòng vì cách hai "bà cô" luôn tìm cách xin tiền ông bà. Gia đình chồng vốn khá giả nhưng cách đây một năm, hai chị chồng khó khăn, liên tục gọi điện "vòi vĩnh" tiền bố mẹ. Thương con gái, ông bà thậm chí còn cầm cố luôn cả bìa đất để cho con vay khiến ông bà hiện rơi vào cảnh "tiền chữa bệnh cũng không có".
Có lần, chị Thìn còn biết được chuyện hai chị chồng xúi giục ông bà bán ngôi nhà đang ở để chuyển đến địa điểm khác nhằm "kiếm chác" từ số tiền bán nhà. Bản thân chị cũng nhiều lần khuyên ông bà chỉ nên giúp đỡ con gái ở mức độ vừa phải bởi dù sao chị cũng đã lấy chồng, để nhà chồng gánh vác bớt khó khăn. Thế nhưng, nhiều lần con gái gọi điện khóc lóc, ông bà không nỡ bỏ mặc, lại lén lút đi vay mượn dù biết rằng ngày hoàn trả sẽ rất xa.
"Bản thân mình cũng là con gái, lấy chồng rồi không giúp được bố mẹ ruột thì cũng không nên làm khổ", chị Thìn thẳng thắn.
Được bố mẹ giúp đỡ như vậy nhưng các chị chồng của chị Thìn luôn tỏ thái độ ghanh tị với vợ chồng em trai mỗi khi ông bà mua cho một vật dụng gì trong nhà. Thậm chí, các chị còn lén lút nói xấu chị với chồng chị. May sao chồng là người tâm lý, mỗi lần chị gái chê vợ, anh đều lên tiếng đỡ lời.
Hạnh phúc khi có chị chồng như chị gái
Thế nhưng, không ít nàng dâu lại may mắn có được những người em, người chị chồng rất tốt bụng, có thể và cảm thông mọi chuyện.
Với chị Trang, 31 tuổi, sống ở Đà Nẵng, chuyện về làm dâu gia đình chồng là một may mắn bởi chị có thêm một người em gái là em chồng rất tâm lý. Vốn dĩ chị và em chồng hiện nay là bạn học với nhau nên cả hai khá hiểu tính nhau. Đặc biệt, mỗi lần mẹ chồng chị phản bác chuyện chị chăm con hay chê bai chị không chăm sóc chồng chu đáo thì em chồng chị luôn là người đứng ra lên tiếng bênh chị.
Trong khi đó, với Tùng, 27 tuổi, hiện sống ở TP Vinh cũng luôn cảm thấy hài lòng khi nhà chồng chị có hai "bà cô" vô cùng khôn khéo. Mỗi lần xảy ra mâu thuẫn với chồng, chị Tùng luôn tìm đến hai chị để . Hai chị cũng luôn là người vun vén và dành tình thương thực sự cho các cháu.
"Có lẽ các chị cũng lấy chồng có "bà cô" nên họ hiểu được tâm trạng của người làm dâu. Nếu ai cũng đặt mình vào vị trí của người khác thì mọi sự sẽ khác", chị Tùng tâm sự.
Theo TNO
Tôi được yêu cầu giữ kín chuyện chị gái cặp bồ với sếp Sếp chị nhắn tin cầu xin tôi giấu chuyện vì cả hai chưa chuẩn bị tâm lý. Tôi sợ bố mẹ buồn nên không dám nói ra. ảnh minh họa Tôi 27 tuổi, sinh ra và lớn lên ở một vùng đất miền Trung nghèo khó, gia đình đông và toàn là chị em gái. Chị em tôi đều đi học đầy đủ,...