Nếu chỉ có một mình, trẻ chịu đựng trong ôtô được bao lâu?
Khi bị bỏ quên một mình trên ôtô, trẻ sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái hoảng loạn, hạ đường huyết, co giật và tử vong.
Mới đây, thông tin về bé Lê Hoàng Long (6 tuổi) tử vong trên xe đưa đón học sinh của Trường quốc tế Gateway (Hà Nội) gây xôn xao dư luận. Một cán bộ phụ trách hành chính của trường cho hay xe đưa đón học sinh vào trường lúc 7h30. Đến khoảng 16h30, cháu bé được phát hiện trên xe tuyến trong tình trạng tím tái nên được đưa vào Bệnh viện E (Hà Nội) cấp cứu. Các bác sĩ Bệnh viện E xác định bé trai tử vong trước khi được đưa vào viện.
Bên ngoài cổng trường nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Sơn Hà.
Trẻ có thể tử vong vì bị ngạt
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, phân tích sóng tuyến trên ôtô rất nguy hiểm, ngay cả người lớn nếu ở một mình trong xe cũng sẽ khó chịu đựng được. Vì vậy, có thể bé trai đã tử vong do bị ngạt vì không có dưỡng khí để thở.
Khi ôtô tắt máy, đóng kín cửa, môi trường trong xe nguy hiểm như hội chứng nhà kính. Không có sự trao đổi không khí, cộng thêm thời tiết nóng bức bên ngoài sẽ khiến trẻ tử vong nhanh chóng.
“Thời gian bé trai này tử vong còn phải tùy thuộc vào độ rộng của xe, xe có đóng kín của hay không, bé có đang ngủ trước đó hay không. Nếu bé đang ngủ, khả năng tử vong rất nhanh”, bác sĩ Khanh nói.
PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, phân tích khí thải của ống khói hở tạo cơ hội cho khí CO và CO2 tràn vào bên trong ôtô, khiến nạn nhân bị ngạt, dẫn tới tử vong.
CO là khí không mùi, không màu, cướp mất oxy của hemoglobin trong máu khiến tế bào hồng cầu vẫn hoạt động nhưng không có oxy, làm nạn nhân ngạt thở, hôn mê và tử vong. Đặc biệt, các loại khí này không gây đau đớn, khiến nạn nhân tử vong nhanh, nhưng êm dịu như một giấc ngủ sâu.
Theo ông Côn, trong không gian kín, các loại khí thải từ ôtô, xe máy và động cơ đốt trong, chạy bằng xăng dầu đều rất nguy hiểm. Chúng nhanh chóng đốt cháy oxy, đồng thời nhả CO2, đạt đến mức độ nhất định sẽ gây ngạt.
Nếu nồng độ này lên tới ngưỡng gấp đôi bình thường, nạn nhân có biểu hiện choáng, khó thở. Đặc biệt, nếu lượng CO2 ngay lập tức làm đầy trong xe có thể gây chết người chỉ trong 2-3 phút.
Video đang HOT
Bác sĩ Cao Hồng Phúc, giảng viên Học viện Quân y, Hà Nội, cho hay chưa thể khẳng định nguyên nhân cụ thể gây ra tử vong cho cháu bé. Tuy nhiên, khi đóng cửa ôtô, mức oxy bên trong xe sẽ giảm. Ngược lại, sự tích tụ khí carbon monoxide (CO) do rò rỉ khí thải sẽ tăng lên. Đây là một khí rất độc với máu. Gia tăng nồng độ CO trong xe sẽ làm giảm lượng O2 đi vào máu, dẫn đến cơ thể bị sốc hoặc đột ngột tử vong.
Theo TS.BS Phạm Như Học, Phó khoa Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, tùy theo ôtô to hay nhỏ sẽ gây ngạt khí khác nhau. Nếu ôtô thiếu oxy, một đứa trẻ sẽ không sống sót quá 5 phút.
Bác sĩ quá bất ngờ khi nghe tin bé trai tử vong vì bị bỏ quên trên ôtô
Khi nhận được thông tin về sự việc này, các bác sĩ nhi khoa đều bức xúc và cho rằng người giám sát quá vô trách nhiệm.
BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM, cho biết rất bất ngờ và không thể tin được có trường hợp người lớn bỏ quên một đứa trẻ trên xe lâu như vậy.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, nhận định trong trường hợp này người lớn quá bất cẩn. Trẻ con sẽ luôn có những hành động bất ngờ, không biết được vì hiếu động. Khi đi xe, trẻ có thể chui xuống gầm xe để trốn hay có khi là ngủ quên.
“Dù đó là những phản xạ bình thường của trẻ, người lớn khi giám sát phải thật chú ý để mắt tới con. Nếu không thấy bé, phải nhanh chóng đi tìm, không được viện bất cứ lý do bận rộn nào vì có thể trẻ sẽ gặp nguy hiểm”, bác sĩ Khanh khẳng định.
“Trẻ nhỏ sẽ không biết cách thoát thân và giữ an toàn cho cơ thể trong trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm. Do đó, dù bé có ngủ quên hay lý do nào, phụ huynh hoặc người giám sát phải tuyệt đối không được lơ là, thường xuyên để mắt tới trẻ để tránh trường hợp thương tâm có thể xảy ra”, bác sĩ Tiến bức xúc nói.
Theo Zing
Những sai lầm chết người khi chăm trẻ sốt xuất huyết
Ở nước ta hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp trẻ tử vong xảy ra do cha mẹ mắc phải những sai lầm sau đây.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sai lầm phổ biến nhất là nhiều bà mẹ do nóng lòng khi con sốt liên tục nên tự ý cho dùng thuốc hạ sốt liên tục hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc.
Việc sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể gây ảnh hưởng làm tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa...
Nhiều bà mẹ khi thấy con sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn ói liên tục đã cho con nhịn ăn, nhịn uống.
Việc này khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên dễ mất sức, một số trường hợp có thể hạ đường huyết, gây co giật.
Triệu chứng biểu hiện của sốt xuất huyết.
Giải pháp tốt nhất là nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cần cung cấp nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước và chất điện giải.
Nên tránh các thức ăn, thức uống có màu đỏ, màu đen vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ nôn ói hoặc đi ngoài.
Ngoài ra, không ít gia đình khi thấy con xuất hiện những mẩn bầm còn tiến hành cắt lể để lấy bớt máu độc.
Việc cạo gió, cắt lễ này dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là ngã vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu.
Một sai lầm thường gặp nữa là nhiều bà mẹ khi thấy con hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi. Bệnh sốt xuất huyết do virus nên thường có hiện tượng sốt đi sốt lại và diễn tiến bất thường.
Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn còn biểu hiện bất thường như tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói nhiều thì cần theo dõi để đưa trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.
Trong giai đoạn đầu khởi bệnh thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sốt siêu vi, tay chân miệng... nên phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bệnh của trẻ để có hướng chăm sóc thích hợp cũng như đưa trẻ đến khám cơ sở y tế kịp thời.
Dấu hiệu bệnh ở trẻ nhũ nhi là bệnh diễn tiến bằng biểu hiện sốt cao, có khi kèm theo triệu chứng hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi hoặc triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, dễ nhầm với bệnh lý đường hô hấp hay đường tiêu hóa.
Ở trẻ lớn dấu hiệu bệnh dễ nhận thấy là trẻ đang chơi khỏe mạnh thì đột ngột sốt cao, uống thuốc sốt hạ có bớt nhưng sau đó sốt trở lại.
Thông thường 2 ngày đầu trẻ có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, biếng ăn, mệt mỏi, nhức mỏi cơ giống như các triệu chứng cảm cúm, sau đó có thể có một số dấu hiệu như biểu hiện xuất huyết ở da, chảy máu mũi hoặc chảy máu răng, ói ra máu, đi tiêu phân đen.
Khi thấy trẻ sốt cần đi khám để được chẩn đoán xem trẻ có bị sốt xuất huyết không. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi, hạ sốt lau mát trẻ tại nhà.
Khi trẻ sốt liên tục trên 2 ngày với các biểu hiện nặng thì phải nhập viện để tránh diễn biến xấu.
Đặc biệt, với những trường hợp xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nặng hiệu cảnh báo nặng như bứt rứt, lăn lộn, chảy máu cam máu răng, tay chân lạnh, ói ra máu... thì cần nhập viện cấp cứu dù là ngay đêm, không nên đợi đến sáng. Nếu để chậm có thể sốc sâu, bất phục hồi, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, có thể gây tử vong... Hiện chưa có văcxin phòng ngừa sốt xuất huyết.
Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, lăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà, loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày trong nhà.
Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, không ẩm thấp, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng trong bịch ny lon, hộp cơm, chai lọ, vỏ xe,... quanh nhà.
Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp. Chú ý treo mùng khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.
Hà Thu
Theo phapluatplus
Học sinh trường Gateway tử vong trên ô tô: Làm thế nào tránh ngạt khí khi xe bị đóng kín? Thông tin ban đầu về vụ việc bé trai L.H.L (6 tuổi) là học sinh Trường Quốc tế Gateway (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tử vong trên ô tô của trường đã khiến dư luận lo ngại. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc cháu bé tử vong là do ngạt khí ô tô. Trường Quốc tế Gateway (quận Cầu Giấy,...