Nếu chấp hành xử phạt, gốc cây “quái thú” tiếp tục được di chuyển
Mức phạt sẽ từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng vì không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. Nếu chấp hành xử phạt, chủ lô hàng sẽ được nhận lại gốc cây “quái thú” để tiếp tục di chuyển.
Tối 10-4, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết Đội Kiểm lâm đặc nhiệm của Cục Kiểm lâm (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT) đã vào Đắk Lắk để cùng địa phương này điều tra, làm rõ nguồn gốc cây “quái thú” còn lại đang bị tạm giữ.
Các cây đa sộp hiện vẫn còn ở tại bãi hạ tải
Đây là 1 trong 3 cây đa sộp bị CSGT tỉnh Thừa Thiên – Huế bắt giữ vào hôm 30-3 vì chở quá khổ, quá tải. Qua xác minh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế đã trả lại cho chủ hàng là ông Kiều Văn Chương (trú tại huyện Thạch Thất, Hà Nội) 2 cây vì hồ sơ hợp lệ. Riêng cây còn lại, được xác định chở trên xe BKS: 73C-02880 là không đúng với thực tế hồ sơ ông Chương cung cấp nên đang bị Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế tạm giữ.
Theo ông Tuấn, cây “quái thú” này là có thật nhưng được khai thác ở xã khác chứ không phải tại xã Ea Hồ (huyện Krông Năng) như thông tin hồ sơ của chủ hàng cung cấp. Nguồn gốc xuất phát cây đa sộp này nằm ở xã cạnh bên Ea Hồ.
Ông Tuấn khẳng định, chủ lô hàng đã trình hồ sơ cho cơ quan chức năng về cây “quái thú” này nhưng thủ tục không đầy đủ, chưa chính xác. Vì vậy, sau khi xác minh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng là ông Kiều Văn Chương theo Điểm b, Khoản 1, Điều 24, Nghị định 157 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Video đang HOT
Điều khoản này nói rõ: chủ lâm sản khai thác, vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. Mức phạt áp dụng theo điều khoản này là từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Ông Tuấn nói rằng nếu chủ hàng chấp hành thì sẽ được trả lại gốc cây đa sộp đang bị tạm giữ.
Theo Q.Nhật (NLĐ)
Vụ cây "quái thú": Phó Chủ tịch xã nói về chữ ký của mình ở hồ sơ
Liên quan đến hồ sơ 3 cây "quái thú" bị tạm giữ tại Thừa Thiên - Huế, ngày 6.4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Cục Kiểm lâm kết quả kiểm tra xác minh.
Theo đó, báo cáo cho biết 2 trong số 3 hồ sơ này có nguồn gốc lâm sản trùng khớp với hồ sơ mà chủ sở hữu cung cấp. Hồ sơ còn lại nguồn gốc không khớp với thực tế (Dân Việt đã phản ánh).
Cây "quái thú" đang bị tạm giữ tại Thừa Thiên - Huế. (Ảnh: Trần Hòe)
Đó là hồ sơ nguồn gốc lâm sản do xe BKS 73C-028.80 vận chuyển gồm: Đơn vận chuyển; bản đăng ký khai thác; đơn đề nghị xác nhận cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ (đều ghi ngày 23.3.2018) của bà H'Yô Na Buôn Yă (thường trú tại buôn Sú, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, Đắk Lắk). Hồ sơ này đã được bà H'Phi La Niê - Phó chủ tịch xã Ea Hồ - ký xác nhận cùng ngày.
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng, trong các đơn và bản đăng ký nêu trên đều chỉ có chữ ký của bà H'Yô Na Buôn Yă, chữ ký của bà H'Phi La Niê và dấu của UBND xã Ea Hồ, nhưng không có chữ ký nào của cán bộ kiểm lâm địa bàn hoặc người khác có liên quan.
Đơn xin vận chuyển cây có chữ ký của Phó chủ tịch xã Ea Hồ.
Tại biên bản làm việc với kiểm lâm ngày 5.4, bà H'Yô Na Buôn Yă khẳng định mình không ký vào bất cứ đơn xin khai thác hoặc vận chuyển cây nào. Bà này cũng cho biết, trên vườn rẫy của mình không có bất kỳ cây đa sộp nào.
Liên quan đến chữ ký của mình trong hồ sơ, qua làm việc lần thứ 2 với Hạt Kiểm lâm Krông Năng, ngày 5.4, bà H'Phi La Niê đã thừa nhận chữ ký trong hồ sơ là của mình. Bà này lý giải do giải quyết hồ sơ hàng ngày cho dân nhiều, nên nhiều lúc không đọc hết nội dung các đơn và do một phần chủ quan của bản thân nên đã ký xác nhận đơn khai thác, vận chuyển cây ngày 23.3.2018.
Về trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn trong việc này, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng cho biết, xã Ea Hồ không còn rừng tự nhiên nên không bố trí cán bộ kiểm lâm địa bàn.
Trước đó, theo nguồn tin của PV, trong hồ sơ lâm sản có dấu hiệu làm giả này không phải có 1 cây mà có đến 2 cây với đường kính và chiều dài bằng nhau lần lượt là 1,4m và 12m. Ngoài ra, người có đơn xin vận chuyển là ông Đinh Công Quân (trú Thạch Thất, Hà Nội). Theo đơn này, ông Quân cho biết đã mua 1 trong số 2 cây đa sộp nói trên của bà H'Yô Na Buôn Yă.
Bảng đăng ký khai thác 2 cây đa sộp có chữ ký của bà Phó chủ tịch xã Ea Hồ.
Trong khi đó, theo báo cáo ngày 5.4 của Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế, chủ lâm sản 3 cây xanh "khủng" đang bị tạm giữ tại tỉnh này là ông Kiều Văn Chương (trú tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Sáng 7.4, PV Dân Việt đã liên hệ với bà H'Phi La Niê - Phó chủ tịch xã Ea Hồ và ông Phan Quốc Thắm - Chủ tịch xã Ea Hồ để làm rõ hơn về bộ hồ sơ giả nói trên. Tuy nhiên, bà Phó chủ tịch xã đã từ chối cuộc gọi của PV, còn ông Chủ tịch xã đã lấy cớ máy không nghe rõ để thoái thác trả lời. Điều kỳ lạ là trong khi các câu hỏi khác không liên quan đến sự việc trên của PV, ông Thắm đều nghe và trả lời rõ ràng.
"Lát mình vào lấy điện thoại bàn gọi lại ngay, mình đang ở ngoài vườn cà phê" - ông Thắm nói rồi cúp máy. Tuy nhiên, sau lời hứa này ông Thắm chẳng những không gọi lại mà khi PV gọi đến ông cũng không bắt máy.
Theo Danviet
Tổ công tác đặc biệt của Cục CSGT nói về vụ xe chở cây "quái thú" Có hay không CSGT các địa phương làm ngơ, bao che, bảo kê để hàng loạt chiếc xe chở cây quá khổ quá tải chạy suốt 16 tỉnh, thành phố là điều dư luận đang hết sức quan tâm... PV Dân trí vừa có cuộc trao đổi nhanh với Trưởng đoàn của Cục CSGT hiện đang có mặt tại Miền Trung về kết...