Nếu chân có 5 triệu chứng bất thường sau, nhất thiết phải đi khám
Bạn không nên coi thường bất kì triệu chứng bất thường nào ở chân vì nó có thể là manh mối cảnh báo một số bệnh trong cơ thể mà bạn có thể đang mắc phải.
1. Vết loét lâu lành dưới lòng bàn chân
Chẩn đoán: Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường . Lượng đường trong máu cao dẫn đến tổn thương thần kinh ở bàn chân – có thể gây ra các vết xước nhỏ, vết cắt, hoặc kích ứng da do ma sát gây ra. Nếu những tổn thương này không được điều trị, các vết loét có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí phải phẫu thuật để cắt bỏ chỗ nhiễm trùng.
Những vết thương này kéo dài có thể có thêm mùi hôi. Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường bao gồm khát nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, nhìn mờ, nhanh đói và giảm cân đột ngột.
Phải làm gì: Bạn cần đi khám để được điều trị vết loét nhanh chóng và được chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm tra bàn chân hàng ngày ( những người lớn tuổi hoặc những người béo phì nếu không thể tự kiểm tra thì nên nhờ người giúp) và đi khám 3 tháng/lần.
Ảnh minh họa
2. Rụng lông chân hoặc lông ở ngón chân
Chẩn đoán: Triệu chứng bất thường này dễ nhận thấy ở nam giới hơn và nó có thể là dấu hiệu của sự lưu thông máu kém. Khi tim mất khả năng bơm đủ máu đến các chi do xơ cứng động mạch thì chân nhận được ít máu hơn và lông ở chân cũng rụng dần, nhất là ở ngón chân.
Việc cung cấp máu tới chân bị giảm sẽ dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát màu sắc của chân. Khi bạn đứng, bàn chân có thể có màu đỏ tươi hoặc sẫm, khi nâng lên, chân sẽ có màu nhạt đi nhanh chóng. Da sáng bóng . Những người có tuần hoàn máu kém thường có xu hướng gặp rắc rối về tim mạch (như bệnh tim hoặc động mạch cảnh) nhưng không phải ai cũng nhận ra mình gặp khó khăn trong lưu thông máu.
Phải làm gì: Bạn cần điều trị các vấn đề về tim mạch có thể cải thiện lưu thông máu. Tuy nhiên, lông ở chân có thể không mọc lại
Video đang HOT
3. Bàn chân bị lạnh
Chẩn đoán: Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh ở tuyến giáp . Phụ nữ trên 40 người có bàn chân lạnh thường gặp tình trạng suy giáp vì tuyến giáp đóng vai trò điều hòa nhiệt độ và ổn định trao đổi chất. Tuần hoàn kém cũng có thể là một nguyên nhân khiến bạn thường xuyên lạnh bàn chân.
Sự suy giảm tuyến giáp có thể gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể làm cho bạn có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm , tăng cân, da khô…
Phải làm gì: Bạn nên giữ cho bàn chân mình ấm bằng cách đi tất, giày. Bạn cũng nên đi khám để biết nguyên nhân là do hoạt động của tuyến giáp hay do sự tuần hoàn trong cơ thể, từ đó mới có thể điều trị hiệu quả nhất.
Ảnh minh họa
4. Tê ở cả hai bàn chân
Chẩn đoán: Cảm giác tê, nặng, cứng chân có thể là một dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại vi, hoặc do hệ thống thần kinh ngoại biên bị tổn hại. Đó là cách cơ thể truyền tải thông tin từ não bộ và tủy sống tới các bộ phần còn lại của cơ thể. Tổn thương thần kinh ngoại biên có nhiều nguyên nhân, nhưng 2 nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tiểu đường và lạm dụng rượu.
Cảm giác ngứa râm ran hoặc như bị đốt cũng có thể xuất hiện ở tay và dần dần lan rộng đến cánh tay và chân.
Phải làm gì: Không có cách chữa bệnh thần kinh ngoại vi, nhưng các loại thuốc như thuốc giảm đau thuốc chống trầm cảm có thể có tác dụng để điều trị triệu chứng này. Vì vậy, bạn nên đi khám để được dùng đúng thuốc điều trị.
5. Đau khớp ngón chân
Chẩn đoán: Nếu bị đau khớp ngón chân, rất có thể bạn đã bị viêm khớp dạng thấp (RA) – một bệnh thoái hóa khớp, thường cảm thấy đau ở các khớp nhỏ trước tiên, chẳng hạn như các ngón chân và các khớp ngón tay.
Ngoài cảm giác đau, có thể bạn còn thấy ngón chân mình bị sưng và cứng. Cơn đau này có xu hướng đối xứng , ví dụ, nó sẽ xảy ra đồng thời ở cả hai ngón chân cái hoặc 2 ngón tay cái. Viêm khớp dạng thấp phát triển đột ngột hơn viêm khớp thoái hóa và các cơn đau có thể lúc xuất hiện lúc biến mất. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 4 lần so với nam giới.
Phải làm gì: Đi khám là việc bạn nên làm vì như vậy mới có thể xác định được nguyên nhân của bất kì cơn đau khớp nào. Nếu được chẩn đoán sớm, chính xác, việc điều trị sẽ có kết quả tốt và tránh được nguy cơ biến dạng chân, tay vĩnh viễn.
Theo Afamily
Bí quyết "chung sống hòa bình" với viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) là căn bệnh bạn phải đối mặt mỗi ngày. Nhưng điều đó không có nghĩa nó có thể ngăn cản bạn tận hưởng những điều thú vị cuộc sống mang lại. Thực hiện những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn "chung sống hòa bình" với căn bệnh này:
1. Tập luyện
Tập luyện giúp giảm viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch và có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là tìm ra những hoạt động bạn thích làm. Bạn có thể thử đi bộ, bơi, đạp xe, thể dục nhịp điệu dưới nước, yoga, hoặc tập thái cực quyền.
2. Đơn giản hóa việc nhà
Việc nhà có thể đặc biệt gây khó khăn cho khớp của bạn. Hãy tìm các biện pháp đơn giản hóa việc nhà hơn để giảm mệt mỏi. Lau dọn một phòng mỗi ngày thay vì làm tất cả một lúc. Sắp xếp mọi thứ gọn gàng ngăn nắp ngay từ đầu để đỡ mất thời gian dọn dẹp.
3. Ăn uống hợp lý
Có một số thực phẩm có thể chống viêm. Hãy ưu tiên ăn cá vì cá chứa nhiều acid béo omega-3 tốt cho người bị RA. Các loại cá giàu acid béo omega-3 gồm cá trích, cá hồi, cá ngừ. Trái cây và rau quả chứa chất xơ cũng có thể giảm viêm (dâu tây là sự lựa chọn đặc biệt tốt). Nếu được, hãy chế biến thức ăn với dầu oliu chưa tinh chế vì nó chứa các thành phần ngăn chặn các enzyme gây viêm.
4. Khám bác sĩ
Nhiều bệnh nhân RA đã thực hiện rất tốt phương pháp "điều trị tới đích", trong đó bác sĩ điều chỉnh kế hoạch điều trị để đạt được mục tiêu. Bạn cần khám bác sĩ định kỳ để biết bạn đang điều trị đến đâu và có cần thay đổi gì không.
5. Nấu ăn thông minh hơn
Hãy đơn giản hóa việc nấu ăn để mất ít sức lực và có nhiều năng lượng hơn. Khi chuẩn bị nấu nướng, bạn hãy ngồi trên một cái ghế thay vì đứng. Sử dụng nồi slow cooker (loại nồi nấu dùng điện để làm chín thức ăn ở nhiệt độ thấp) để tạo ra bữa ăn ngon mà tốn ít công sức. Mua các dụng cụ làm bếp có tay cầm. Nấu với lượng nhiều mỗi bữa và bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh.
6. Mặc đúng cách
Quần áo cũng có thể gây đau, do vậy bạn hãy mặc những loại có khóa dán, vòng bụng co giãn hoặc khóa kéo. Nếu cơ thể bạn cảm thấy khỏe hơn vào buổi tối so với buổi sáng, hãy lên kế hoạch mặc gì vào hôm sau để đỡ tốn sức mặc quần áo khi bạn thức dậy. Hãy ngồi xuống trong khi mặc quần áo. Nhờ người xỏ tất và giầy để tránh phải cúi xuống.
7. Giao lưu với bạn bè
Có nhiều bạn có thể giúp bạn sống lâu hơn vì vậy hãy dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và cân nhắc việc mở rộng quan hệ xã hội.
8. Kiểm soát tác dụng phụ của thuốc
Thuốc dùng để điều trị RA thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Hãy báo cho bác sĩ về tác dụng phụ mà bạn thấy. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc hoặc liều điều trị. Nếu thuốc gây đau bụng hoặc buồn nôn, hãy dùng chúng với thực phẩm. Nếu corticosteroid khiến bạn mất ngủ, hỏi bác sĩ xem bạn có thể dùng vào buổi sáng không.
Hà Hiền
Theo MSN
Bài thuốc hay để có giấc ngủ ngon Mất ngủ là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng để chữa khỏi được bệnh này không dễ. Ít ai biết rằng, để chữa được căn bệnh này chỉ cần uống nước sắc quả dâu là đủ. Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu...