Nếu cảm thấy mình bất hạnh trong tình yêu, hãy đọc bài này sẽ thấy bình yên
Phật có dạy rằng, yêu nhau là do số kiếp, tuy nhiên, có người may thì nhân duyên kéo dài, còn không thì cũng đừng trách than số phận.
Tình yêu là tình cảm tươi đẹp nhất mà những người ai khi trưởng thành cũng sẽ trải qua. Người đến với nhau là do duyên phận, không phải tự nhiên mà tới. Tuy nhiên, không phải người đã có duển là sẽ mãi mãi có duyên, hay có thể, duyên chỉ đến một đoạn rồi rẽ ngang, có như thế nào cũng đừng oán trách.
1. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.
2. Chấp nhất vì yêu, trầm mặc vì hận thì chỉ như vòng tròn luẩn quẩn; cho dù tu ba kiếp chung thuyền, chuyển 3 tấc kinh luân chung chăn gối thì chung quy lại vẫn không thoát khỏi hợp tan của nhân duyên.
3, Hứa hẹn là một loại chấp niệm, cả đời đa tình, là phúc hay họa đều khiến đôi bên đau khổ.
4, Nhân sinh trên đời như thân ở bụi gai, tâm bất động, thân bất động thì không bị tổn thương.
5, Bao dung với người bất đồng ý kiến mới vui vẻ; cố gắng thay đổi người khác chỉ rước vào khổ tâm.
6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
7. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
8. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.
9. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
10. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
11. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
12. Khi chúng con rơi vào cảnh ngộ trái ngang, nên nhân nhượng cầu toàn hay hăng hái chống trả?Phật dạy: Buông xuống.
Video đang HOT
13. Những thứ mất đi, có nhất thiết truy đòi không?
Phật dạy: Những thứ mất đi, kỳ thực chưa bao giờ thật sự thuộc về con, không cần thương tiếc, càng không cần truy đòi.
14. Lý giải “vĩnh viễn” như thế nào?
Phật dạy: Người người đều cảm thấy vĩnh viễn rất xa, thật ra nó có thể ngắn ngủi đến nỗi con không hề nhìn thấy.
15. Chúng con nên làm thế nào nắm giữ hôm qua và hôm nay?
Phật dạy: Chớ để quá nhiều hôm qua chiếm cứ hôm nay của con.
16. Chúng con làm thế nào xác định mục tiêu của mình?
Phật dạy: Nếu con biết đi đâu, cả thế giới sẽ nhường đường cho con.
17. Hữu duyên thì thời gian, không gian chẳng là khoảng cách; vô duyên có gặp cũng như không.
18. Khi bắt đầu tình cảm dồi dào, hứa hẹn đẹp tốt cũng bởi vì nhân duyên còn vương vấn.
19. Vợ chồng cùng sống cùng chết, nháy mắt là thống khổ nhưng vĩnh hằng là hạnh phúc.
20. Nhân sinh như mộng, yêu từ từ, hận cùng từ từ, kết quả đều về với cát bụi.
Theo Khoevadep
6 năm yêu bóng hồng bất hạnh, chàng trai chấp nhận ở rể chăm sóc mẹ vợ bệnh tật...
Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, có bao giờ bạn thầm ước ao có một khoảng thời gian thảnh thơi, ngồi bên một ly trà đượm mùi quế ấm và được để cho tâm hồn mình thả trong một câu chuyện tình yêu...
Nếu đó là ước ao của bạn, câu chuyện này sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời, bởi nó sẽ dẫn bạn vào một thế giới khác, nơi tình yêu là ngọn nguồn của những điều tốt đẹp.
Đến với nhau vì duyên số nhưng cũng là nhờ một trái tim đồng cảm
Nguyễn Văn Nhân sinh năm 1983, tại một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, trong một gia đình mà anh là con trai độc nhất. 14 năm trước, anh Nhân quyết định lên Sài Gòn làm công nhân trong một nhà máy sản xuất cao su. Đây cũng là nơi anh gặp một người nữ đồng nghiệp đặc biệt, chị Đinh Thị Hồng Hạnh. Hai người nhanh chóng trở thành bạn của nhau.
Khi còn là bạn đồng nghiệp, qua những trao đổi, sẻ chia anh Nhân biết được chị Hạnh giống như một người phụ nữ bước ra từ câu chuyện cổ tích. Tai nạn năm 1997 đã cướp đi người em gái Út của chị và để lại cho chị một vết thương nay đã thành vết lõm nơi đỉnh đầu. Mỗi khi trái gió, trở trời vết thương ấy lại quấy quả khiến chị phải chịu đựng rất nhiều. Nhưng dù đau thế nào, chị Hạnh cũng vẫn cắn răng chịu đựng, vẫn đi làm, vì cả gia đình đều trông vào đồng lương công nhân của chị. Lòng cảm mến người con gái tảo tần ấy có lẽ bắt đầu chớm nở như một nụ hồng trong trái tim anh Nhân. Một nụ hồng tinh khôi đang cúi mình dưới sức nặng của những giọt sương ban mai lấp lánh.
Một lần khi tới chơi nhà chị Hạnh vào năm 2006, anh Nhân càng bất ngờ hơn khi được tỏ tường gánh nặng thực sự mà chị mang trên đôi vai bé nhỏ. Cha mẹ già và ba đứa cháu, đứa nào cũng mang trên người khuyết tật đều do một mình chị chăm lo. Nhìn hình ảnh Hồ đứa cháu lớn nhất của chị thân hình co quắp trên chiếc xe lăn do di chứng chất độc màu da cam, Thoại khổ sở đi lại với chiếc chân trái mang tật nặng, Duy thì lúc nào cũng ngơ ngác như một đứa trẻ ba tuổi, sự cảm mến dành cho chị trong anh nhanh chóng trở thành một sự cảm phục sâu sắc. Cũng từ phút giây đó, anh chăm lo nhiều hơn cho bông hồng trong trái tim mình bằng một tình thương âm thầm dành cho chị.
Đến một ngày, khi cảm nhận được bông hồng trong trái tim mà anh dành riêng cho chị đã nở, khoe ra màu hồng đỏ tươi thắm nhất của nó, anh hiểu rằng đã tới lúc anh cần để cho người phụ nữ ấy hiểu được mong ước chân thành của anh: Anh muốn trở thành "người bạn đời" - người đồng hành của chị trong những chặng tiếp theo của cuộc hành trình. Có đi cùng nhau như vậy, anh mới có thể thực sự ghé vai đỡ đần chị gánh nặng chị đang mang. Hai đôi vai bao giờ cũng sẽ mạnh mẽ hơn, chị sẽ bớt vất vả và gia đình chị cũng sẽ được chăm sóc chu đáo hơn.
Bất ngờ và cảm động trước "bông hồng tình yêu" mà anh Nhân dành cho mình, nhưng chị Hạnh đã không dám nhận lấy điều tuyệt vời ấy, bởi chị biết anh còn quá trẻ, và hoàn cảnh của chị chắc chắn sẽ khiến tất cả những người đàn ông muốn tới với chị phải lắc đầu. Họ đều nhìn thấy sự khó khăn trong cuộc sống hôn nhân trong tương lai, họ hiểu rất rõ chị sẽ không thể toàn tâm, toàn ý chăm lo cho gia đình riêng nhỏ bé của mình. Cũng vì thế, mà chị Hạnh không dám tin vào những điều mà anh Nhân tỏ bày.
Người đàn ông trẻ ấy dường như có thể nhìn thấu trái tim chị Hạnh. Anh hiểu sự tự ti của chị và anh chọn một cách thức đặc biệt để thuyết phục người phụ nữ với trái tim sợ tổn thương ấy: Anh dành sáu năm tuổi trẻ của mình lặng lẽ ở bên chị, lặng lẽ làm những điều mà anh nghĩ có thể giúp chị vơi bớt phần nào nỗi vất vả. Cây hồng bên trong trái tim anh cách đây sáu năm còn nhỏ xíu. Nhưng giờ đây, sau sáu năm được tưới mát mỗi ngày bằng những quan tâm chân thành, những giúp đỡ tận tâm mà anh dành cho chị và gia đình, nó đã lớn đã trở thành một khóm hồng khỏe mạnh, cứng cáp. Nhất là khóm hồng ấy giờ không chỉ có một nụ hoa.
Năm 2012, chị Hạnh dường như đã mở cửa được trái tim mình. Niềm tin dành cho anh trong chị đã được vun bồi trong sáu năm qua, từng chút từng chút một. Chữ Nhẫn anh để chị nhìn thấy mỗi ngày qua sự hiện diện của mình có lẽ chính là "chiếc nhẫn cầu hôn" mà không phải người phụ nữ nào cũng may mắn có được. Và ngày hạnh phúc nhất cũng đã tới, anh chị chính thức làm người một nhà, chính thức nói lời hẹn ước trước trời đất, trước tổ tiên và cha mẹ: Họ sẽ cùng nhau đi cho trọn vẹn con đường.
Cuộc sống thường nhật như một bức tranh họa lòng người một cách chân thực
Kể từ sau đám cưới, người dân ấp Bàu Tre 1, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi đã rất quen thuộc với việc nhà chị Hạnh có người con rể có lẽ là đặc biệt nhất ở vùng quê này. Không chỉ ở rể nơi nhà vợ, mà anh Nhân còn là người ở nhà, làm những công việc tề gia, chăm nom gia đình trong khi vợ đi làm. Nếu ai hiểu được hoàn cảnh như đảo ngược này, hẳn cũng sẽ mỉm cười vì thấy được trong lòng mình có ánh mặt trời ấm áp.
Ở nhà anh Nhân - chị Hạnh, việc chăm lo gia đình mới là công việc vất vả, tốn nhiều sức lực nhất. Công việc ấy đồng nghĩa với việc đưa hai đứa nhỏ đi học ngày 4 - 5 lượt, rồi lại nhanh chóng quay về lo cơm nước cho gia đình, và đặc biệt là chăm cho Hồ - cậu bé thiếu may mắn nhất nhà. Càng lớn, Hồ càng khó chăm sóc, do những di chứng của chất độc chiến tranh, em không thể tự làm bất kể việc gì. Lúc nào cũng cần có người túc trực bên em, cho em ăn, lấy nước khi em cần, giúp em vệ sinh thân thể mỗi lần mọi thứ ra khỏi cơ thể em không kiểm soát. Và chăm sóc gia đình cũng đồng nghĩa với hàng chục những công việc không tên khác nữa.
Ban đầu, khi mới về ở cùng chị Hạnh, hai anh chị đã thay phiên nhau, người này đi làm, người kia sẽ ở nhà lo cho những thành viên còn lại. Nhưng rồi, những bữa ở nhà trong vai trò mà chị Hạnh đảm đương bấy lâu, anh Nhân quyết định nhường hẳn phần đi làm cho vợ. Bởi anh biết cách làm xen kẽ như vậy sẽ càng nhanh khiến cho chị kiệt sức. Nếu chị Hạnh toàn tâm, toàn ý đi làm, chí ít chị cũng sẽ có những lúc nghỉ ngơi, được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. Hơn nữa, vì là đàn ông nên việc chăm Hồ, anh đảm đương cũng tiện hơn rất nhiều.
Thời gian đầu ở trong vai trò "hậu phương", anh Nhân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng sống đúng như lời dạy của Phật Gia: "Khi gặp việc khó, thay vì quay đầu bỏ chạy, hoặc buông xuôi chỉ sau khoảnh khắc, nếu ta có thể kiên định mà làm công việc đó thì khi khó khăn qua đi, những điều hiện ra trước mắt nhất định sẽ là tốt lành nhất", anh vẫn kiên trì làm những công việc ấy mỗi ngày trong tâm thái tự nguyện được bảo trì nguyên vẹn.
Có lẽ vì thế, sau một thời gian, mọi công việc không còn gây cho anh cảm giác nặng nề. Hơn thế, anh Nhân đã cảm nhận được dư vị ngọt ngào mà sự nhẫn nại mang tới cho cuộc sống của mình. Đó là nụ cười, là niềm hân hoan trong đôi mắt mấy đứa nhỏ, và cũng là ánh mắt có phần tươi hơn của mẹ vợ, đặc biệt là một cuộc sống dễ chịu hơn dành cho vợ anh.
Quang cảnh cuộc sống của gia đình anh thật đơn sơ nhưng chan chứa một thứ ánh sáng dịu dàng, thanh khiết kỳ lạ. Không chỉ là những vạt nắng vàng ươm của buổi chiều Nam Bộ, mà thứ ánh sáng ấy dường như còn đến từ trái tim con người. Ánh sáng của những tâm hồn có thể bỏ qua những cái nhỏ bé, vị kỉ của bản thân để mang tới cho người khác những điều tốt đẹp.
Món quà đẹp nhất
Hãy quay trở lại với khóm hồng trong trái tim người đàn ông giản dị, ấm áp này. Như đã nói ở trên, từ khi ngỏ lời cầu hôn chị Hạnh, khóm hồng của anh đã nở thêm nhiều nụ hoa mới. Bởi giờ, anh không chỉ dành tình thương yêu cho một mình chị, mà mỗi bông hoa trong trái tim anh là dành cho mỗi thành viên trong gia đình chị.
Nhưng để hiểu được hết tấm lòng của anh Nhân, thì hình tượng hoa hồng vẫn thật khiêm nhường. Không chỉ dành toàn bộ thời gian, tâm sức của mình để lo cho mẹ, cho ba cháu của chị, anh còn bàn với chị:
Gia cảnh như vậy, anh chị sẽ không sinh con nữa. Để tiền kiếm được, để thời gian và sức khỏe lo cho mấy đứa nhỏ. Chúng được sinh ra mà bố mẹ không chăm nom, thì anh chị sẽ làm bố mẹ của chúng. Như vậy, mẹ của chị Hạnh cũng sẽ được yên lòng, có lẽ trở thành chỗ dựa cho ba đứa cháu nội thiếu may mắn này đã trở thành quá sức đối với bà.
Mẹ anh Nhân vẫn thỉnh thoảng gọi điện lên chia sẻ về nỗi mong mỏi có cơ hội được ẵm bồng cháu nội. Mỗi lần nhận điện thoại của mẹ là một lần mà tâm hồn anh phải trải qua sóng lớn. Anh hiểu rõ trách nhiệm của mình với gia đình, dòng họ. Nhưng cuộc sống hiện thời không cho phép anh làm tròn trách nhiệm ấy. Vậy nên, anh vẫn kiên trì với quyết định của mình: Con cái là quà tặng của Trời. Anh vẫn sẽ sống và cùng người vợ thương yêu chăm lo cho mẹ vợ, cho ba đứa nhỏ. Có lẽ sẽ đến một ngày, Ông trời cảm thương mà giúp anh có thể có được đứa con của riêng mình.
Trong tình yêu và rộng hơn là trong cuộc sống, đôi khi người ta không cần giàu có, không cần có thật nhiều tiền bạc để có thể làm những người mình yêu thương trở nên hạnh phúc. Chỉ cần một tấm lòng chân thành, rộng mở, một trái tim biết buông những suy nghĩ về mình để nghĩ cho hạnh phúc của người khác, bạn sẽ có thể bù đắp cho tất cả những đau khổ trong trái tim và trong cuộc sống của người mình thương. Theo đó mà nuôi dưỡng được một mối quan hệ vững bền, son sắt, và đậm nghĩa tình.
ĐKN (st)
Bất hạnh phía sau một cuộc hôn nhân 'giả tạo' Hàng ngày, Thu phải chứng kiến cái hạnh phúc giả tạo trước mặt người ngoài nhưng bên trong lại là một vũng lầy đau đớn của các bậc sinh thành. Đó là câu chuyện mà thám tử Lương Hiền Duy, Giám đốc công ty Thám tử Lương Gia chia sẻ với PV. Thám tử Duy nói rằng, chính cuộc hôn nhân "vụn vỡ...