Nếu C-295 AEW về Việt Nam, khả năng cực lớn Eurofighter Typhoon cũng nối gót
Trang Airforce-Technology từng đưa ra khẳng định, Việt Nam sẽ trở thành khách hàng đầu tiên của dòng máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không tiên tiến C-295 AEW.
Viễn cảnh Không quân Nhân dân Việt Nam đặt mua C-295 AEW được đánh giá là rất lớn, do đây là dòng máy bay gọn nhẹ, chi phí hợp lý, thích hợp nhất với điều kiện lãnh thổ hẹp ngang nhưng lại có chiều dài lớn của chúng ta.
Nhờ sử dụng khung thân vận tải cơ C-295M đang có trong trang bị, Việt Nam sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng khai thác lẫn đội ngũ thợ kỹ thuật đã quen việc, giúp tiết kiệm khá nhiều ngân sách quốc phòng.
Bên cạnh đó, Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam đã đưa vào sử dụng cả các loại radar cảnh giới hay radar điều khiển hỏa lực… do Israel sản xuất như EL/M-2088ER AD-STAR (theo cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng).
Tích hợp khí tài điện tử tối tân của Israel lên khung thân C-295 sẽ mang lại sự “tiện lợi” hơn nhiều so với tiếp nhận một chủng loại mới hoàn toàn như Boeing E-737 hay Saab 340 AEW&C.
Máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không C-295 AEW
Nếu hợp đồng mua C-295 AEW được ký kết sẽ đánh dấu bước chuyển mình cực lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, khi tỷ trọng vũ khí Nga giảm xuống, đi kèm sự gia tăng sản phẩm quốc phòng nguồn gốc phương Tây.
Cần nhắc lại rằng vào tháng 5/2015, Reuters cho biết Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc với các đối tác để đánh giá triển vọng một vài loại chiến đấu cơ châu Âu như Eurofighter Typhoon hay JAS 39 Gripen để thay thế cho MiG-21 vừa nghỉ hưu.
Đáng chú ý, Eurofighter Typhoon (EF-2000) – sản phẩm của Eurofighter GmbH cũng được tính là một thành viên trong gia đình máy bay các loại do Airbus Defence and Space (EADS) chế tạo, bởi vì EADA chiếm giữ cổ phần lớn nhất trong Eurofighter GmbH (lên tới 46%).
Video đang HOT
Tiêm kích tiên tiến hàng đầu châu Âu – Eurofighter Typhoon
Khi nhìn lại những máy bay mà Việt Nam đã mua của châu Âu, từ CASA C-212 Aviocar cho tới EADS CASA C-295M… và tiếp nối rất có thể là C-295 AEW hay C-295 MPA, rất dễ nhận thấy đây là một “chuỗi sản phẩm” Airbus Defence and Space cung cấp.
Như vậy, khả năng một chiếc tiêm kích hạng nhẹ khác như JAS 39 Gripen hay F-16 Fighting Falcon chen chân được vào chuỗi phi cơ có nguồn gốc phương Tây phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ nhỏ hơn nhiều lần so với Eurofighter Typhoon.
Điều này cũng dễ hiểu vì sự thay đổi nhà cung cấp thân quen sẽ đi kèm nhiều vấn đề phức tạp khác liên quan đến công tác bảo trì, bảo dưỡng hay những ưu đãi trong thực hiện hợp đồng.
Nếu Việt Nam tiếp tục đặt mua dòng máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không tiên tiến C-295 AEW, có thể đi tới nhận định rằng “cửa thắng” dành cho EF-2000 là vô cùng lớn!
(Theo Soha News)
Cái giá Mỹ phải trả để "chuộc" tàu lặn tự hành từ Trung Quốc?
Giới quan sát nhận định nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ yêu cầu Washington giảm tần suất giám sát Biển Đông đổi lại Trung Quốc sẽ trao trả tàu lặn tự hành cho Mỹ.
Hôm 15/12, tàu thăm dò đại dương USNS Bowditch của Mỹ đã thả 2 tàu lặn tự hành ở khu vực cách cảng vịnh Subic khoảng 80 km.
Tuy nhiên, khi tàu USNS Bowditch dừng lại để đón hai tàu lặn, thì một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc vốn bám đuôi Bowditch đã thả một chiếc tàu nhỏ xuống biển. Sau đó thủy thủ đoàn Trung Quốc kéo lên một trong hai tàu lặn của Mỹ.
Trong khi đó, khu vực mà Trung Quốc tịch thu tàu lặn của Mỹ được xác định nằm ngoài "đường chín đoạn", tấm bản đồ mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
"Chúng tôi đã gửi thông điệp phản đối hành động Trung Quốc tịch thu trái luật pháp quốc tế tàu không người lái của Mỹ đang hoạt động tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông.
Bằng các cuộc đối thoại trực tiếp với chính phủ Trung Quốc, chúng tôi có thể khẳng định rằng Trung Quốc sẽ trao trả tàu lặn tự hành", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook phát biểu.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin cuối ngày 17/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích Mỹ đã phóng đại vấn đề nhưng Bắc Kinh vẫn sẽ trao trả thiết bị lặn không người lái vốn thuộc tàu thăm dò đại dương USNS Bowditch của Mỹ "theo cách thích hợp".
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun còn bào chữa rằng Trung Quốc đã vô cùng "chuyên nghiệp và có trách nhiệm" khi tịch thu thiết bị lặn tự hành của Mỹ.
Thiết bị của Mỹ được kiểm tra kỹ lưỡng trước. (Ảnh: AUVAC)
"Chúng tôi đã kiểm tra thiết bị này nhằm tránh nguy cơ nó gây ra mất an toàn hàng hải và tính mạng con người. Chúng tôi sẽ trao trả lại tàu lặn tự hành cho Mỹ theo cách thích hợp", ông Yang nói.
Về phần mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump viết trên trang Twitter cá nhân: "Chúng ta nên nói với Trung Quốc rằng chúng ta không cần con tàu mà bọn họ đã đánh cắp, hãy để họ giữ nó".
Chuyên gia nghiên cứu ngoại giao Mỹ tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Yuan Zheng nhận định hành động tịch thu tàu lặn tự hành cho thấy Bắc Kinh không hài lòng trước "hoạt động trinh sát tầm gần của Mỹ trên Biển Đông".
Còn theo chuyên gia Zhang Zhexin tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, Mỹ sẽ chỉ nhận lại được tàu lặn tự hành sau 10 ngày kể từ khi bị phía Trung Quốc tịch thu.
"Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ tăng cường hành động trên Biển Đông trong giai đoạn chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng. Do đó, Bắc Kinh có thể sẽ thảo luận với Mỹ về các quy tắc nhằm tránh những va chạm không mong muốn trên biển bao gồm các thiết bị lặn tự hành", ông Zhang nói.
Mỹ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc trao trả thiết bị lặn khi khả định Bắc Kinh đã "trái phép" tịch thu thiết bị vốn chỉ được dùng để đo nồng độ mặn nước biển. Bắc Kinh thì cho rằng hành động tịch thu tàu lặn tự hành của Mỹ là hợp pháp vì nó cản trở hoạt động hàng hải và an toàn con người.
Cụ thể, Giáo sư Zhang Huang tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng thiết bị của Mỹ có thể được dùng để thu thập dữ liệu về vị trí và hoạt động tàu ngầm hạt nhân cũng như mọi hoạt động hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đồng quan điểm trên, ông Zhang Baohui, chuyên gia an ninh tại Đại học Lingnan ở Hong Kong nhấn mạnh thiết bị lặn tự hành của Mỹ có thể được dùng để thu thập dữ liệu thủy triều và độ mặn cũng như các tín hiệu sonar từ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
"Đây thực chất là thiết bị quân sự. Đầu tiên, nó theo dõi hành trình sau đó truy vết tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Đây thực chất là một phần trong cuộc chiến chống ngầm của Mỹ", ông Zhang nói.
Nhà quan sát quân sự ở Macau, ông Antony Wong Dong nhận định dữ liệu thu được từ tàu lặn tự hành là vô cùng quan trọng đối với Mỹ trong việc lập kế hoạch hành động quân sự trên Biển Đông.
"Nếu Mỹ muốn tăng cường hoạt động trinh sát với Trung Quốc hoặc thậm chí là lên kế hoạch đối phó quân sự, Washington có thể thu thập dữ liệu cập nhật từ các thiết bị lặn không người lái.
Những dữ liệu này sẽ vô cùng hữu ích để theo dõi hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc và lên kế hoạch triển khai tàu ngầm của Mỹ trên Biển Đông", ông Wong chia sẻ.
Cũng theo ông Wong, hành động tịch thu tàu lặn tự hành là thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi tới Tổng thống đắc cử Donald Trump, người đang có những tuyên bố mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh trong thời gian qua.
Các nhà phân tích Trung Quốc còn khăng khăng cho rằng việc tịch thu tàu lặn thuộc quyền phòng thủ của nước này nhằm ngăn chặn hoạt động tình báo quân sự.
"Thiết bị lặn tự hành của Mỹ đang làm gì trong khu vực? Chúng tôi cần kiểm tra và đưa ra quyết định liệu chúng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học hay trinh thám quân sự", Thiếu tướng Yang Yi, cựu Chủ tịch Viện Nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc nói.
Trong khi đó, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược ở Washington, ông Bonnie Glaser nhận định động thái của Bắc Kinh nhằm khẳng định với Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng "Mỹ không thể thách thức lợi ích cốt lõi của Trung Quốc mà không bị trừng phạt".
(Theo Infonet)
Mỹ mở lại kho vũ khí thời Chiến tranh lạnh ở châu Âu để chống Nga Tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 16-12, Mỹ đã quyết định mở lại một kho vũ khí thời Chiến tranh lạnh ở thị trấn Eygelshoven, Hà Lan và bắt đầu đưa các xe tăng ngủ "đông" hàng chục năm ra ngoài ánh sáng mặt trời để thực hiện một phần kế hoạch chi tiêu phòng vệ tập thể trị giá 3,4 triệu...