“Nếu biết cách kể, trẻ con cũng quan tâm đến chủ quyền biển đảo”
Xung quanh việc đưa những vấn đề về Trường Sa- Hoàng Sa vào truyện tranh cho thiếu nhi, ông Lê Như Tiến- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dân trí.
Ông Lê Như Tiến- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
Việc đưa những vấn đề về chủ quyền biển đảo Trường Sa- Hoàng Sa vào truyện tranh cho thiếu nhi đang gây tranh cãi. Phía ủng hộ cho rằng, lịch sử dân tộc trong đó có câu chuyện về chủ quyền, biển đảo nên đưa vào truyện tranh để trẻ em Việt Nam sớm tiếp cận, từ đó hiểu hơn về quê hương đất nước mình. Nhưng, cũng có ý kiến cho rằng, các em còn quá nhỏ để hiểu hết những vấn đề lớn lao về chủ quyền, biển đảo… Ý kiến của cá nhân ông quanh sự việc này?
Khi Luật Biển được Quốc hội thông qua, có nhiều nhà báo đến gặp tôi và đặt câu hỏi về việc nên hay không nên đưa những vấn đề về chủ quyền biển đảo vào các chương trình sách giáo khoa, giáo dục trong nhà trường. Ngay ở thời điểm đó (khi Luật Biển thông qua vào ngày 21/6/2012), tôi đã trả lời, việc này rất nên làm. Tuy nhiên cũng phải khẳng định ngay, cách làm như thế nào- cũng rất quan trọng.
Nghĩa là, theo ông, phải có đặc thù riêng trong việc đưa thông tin lịch sử, đưa thông tin về chủ quyền biển đảo đến với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng… ?
Đúng như thế. Không thể đưa những thông tin này một cách cứng nhắc. Lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng không thể tiếp thu thông tin về chủ quyền biển đảo nói riêng và những thông tin lịch sử nói chung một cách khô cứng.
Như bạn đã chia sẻ, những vấn đề về Trường Sa- Hoàng Sa đã được đưa vào truyện tranh, tôi nghĩ, chúng ta còn có thể tiếp tục đưa những vấn đề chủ quyền biển đảo vào thơ ca, âm nhạc, phim, tranh… để phổ biến ở nhiều lĩnh vực, với nhiều lứa tuổi.
Với đối tượng là thiếu niên, nhi đồng, những câu chuyện lịch sử phải được chuyển tải một cách mềm mại, hấp dẫn, phù hợp. Từ nội dung đến hình thức thể hiện của câu chuyện phải đủ sức thu hút đối với các em. Nếu không, sẽ rất khó.
Với các em thiếu niên, nhi đồng có thể câu chuyện về Trường Sa- Hoàng Sa được chuyển tải đơn giản qua những hình ảnh minh họa đẹp mắt, những câu chuyện hấp dẫn, mềm mại. Ở những bậc học cao hơn như phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học… những vấn đề về biển đảo, quyền và chủ quyền sẽ được đưa vào nhiều hơn, với mức độ cao hơn.
Nghĩa là, tùy vào lứa tuổi khác nhau, tùy vào từng bậc học khác nhau, chúng ta sẽ đưa những vấn đề lịch sử, vấn đề chủ quyền biển đảo một cách khác nhau.
Video đang HOT
Nếu biết cách kể chuyện hấp dẫn, sáng tạo, dù là trẻ con hay lứa tuổi nào cũng sẽ quan tâm đến Trường Sa- Hoàng Sa và chủ quyền biển đảo.
“Không chỉ với truyện tranh, chúng ta có thể làm thơ, sáng tác kịch, dựng phim, vẽ tranh…. về chủ quyền biển đảo”
Sau khi cuốn truyện tranh về Trường Sa- Hoàng Sa xuất bản, báo chí đã đưa tin về việc truyền thông Trung Quốc e ngại trước cuốn truyện tranh của Việt Nam… Ông đã đọc thông tin này?
Tất cả những vấn đề này chúng ta đã khẳng định bằng văn bản pháp luật, khẳng định bằng luật biển. Có gì phải e ngại?
Ông có tin rằng, với việc đưa những câu chuyện về Hoàng Sa- Trường Sa rộng rãi, được viết bằng truyện tranh cho thế hệ thiếu niên, nhi đồng… Tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc sẽ được nhen nhóm mạnh mẽ ngay từ các em nhỏ?
Tôi tin như thế.
Hiền Hương thực hiện
Theo Dantri
Linh xa tại sân bay Quảng Bình đón Đại tướng
Chiều 10/10, sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), xe tiêu binh và xe chở thi hài phục vụ lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyễn Giáp tập kết sẵn sàng đón Đại tướng yên nghỉ tại quê hương.
Đoàn xe sẽ đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm một xe cỗ linh xa, 14 ô tô, nắp mộ và 40 cán bộ, chiến sĩ từ Quân khu 7 (TP HCM) đã về đến sân bay Đồng Hới (Quảng Bình).
Theo lịch trình, một xe pháo cùng đoàn tiêu binh sẽ đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ nhà tang lễ quốc gia đi qua các tuyến phố ra sân bay Nội Bài. Một linh xa được điều từ TPHCM ra Quảng Bình và có mặt ở Sân bay Đồng Hới đón linh cữu của Đại tướng.
Từ sân bay Đồng Hới, linh cữu của Đại tướng sẽ được di chuyển lên xe pháo cùng đoàn xe Quân sự đến địa điểm an táng tại Vũng Chùa xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình.
Chiều 10/10, lối vào sân bay Đồng Hới cũng được những công nhân dọp dẹp, trang hoàng để chuẩn bị đón Đại tướng về với quê hương.
Nhiều người dân Quảng Bình cho biết, rất muốn có mặt tại sân bay Đồng Hới để chứng kiến giây phút Đại tướng trở về với quê hương.
Cỗ xe kéo pháo chở linh cữu Đại tướng được đưa từ Quân khu 7 (TP HCM) đến sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), chiều 10/10.
Đoàn xe sẽ đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẵn sàng đón Đại tướng
Chuyên cơ chở linh cưu Đại tướng sẽ cất cánh lúc 11h trưa ngày 13/10 từ sân bay Nội Bài đến sân bay Đồng Hới. Sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Đồng Hới, linh cữu Đại tướng sẽ được rước bằng ô tô về an táng tại Khu Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Lối vào sân bay Đồng Hới cũng được dọp dẹp, trang hoàng để chuẩn bị đón Đại tướng về quê hương an nghỉ.
Nhiều người dân Quảng Bình cho biết rất muốn có mặt tại sân bay để chứng kiến khoảnh khắc Đại tướng về với quê hương.
Bên ngoài sân bay Đồng Hới nhìn từ trên cao
Dự kiến, trưa 13/10, chuyên cơ ATR72 của Vietnam Airlines chở linh cữu Đại tướng sẽ hạ cánh xuống đường bay tại sân bay Đồng Hới.
Tại sân bay Đồng Hới, các nhà đài đang chuẩn bị phương án tác nghiệp
Sân bay Đồng Hới đang được thu dọn sạch sẽ chuẩn bị đón linh cữu Đại tướng
Theo Nhóm PV Quảng Bình (Khampha.vn)
Xúc động cụ bà 110 tuổi viếng Đại tướng Chiều ngày 10/10, hình ảnh cụ già 110 tuổi ở phố chợ Gạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đến căn nhà số 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khiến nhiều người rơi lệ. Cụ Tám được cháu đưa bằng xe máy đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhiều người dân khi thấy cụ tuổi đã cao nhưng vẫn...