Nếu bị Trung Quốc hất cẳng ở Đài Loan, Mỹ sẽ mất tất cả
Các phương tiện truyền thông Mỹ thời gian qua đã bày tỏ sự lo lắng trước tình hình Đại Lục và Đài Loan ngày càng xích lại gần nhau và lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nếu Mỹ bị Trung Quốc hất cẳng khỏi Đài Loan.
Chính phủ của Tổng thống Obama cam kết sẽ tăng cường mối quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự đối với các đồng minh ở Thái Bình Dương, nhưng do hạn chế về ngân sách nên chiến lược này đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Sự tinh giảm biên chế của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và lực lượng không quân, đồng thời giảm thiểu các hoạt động thăm hỏi, giao lưu, huấn luyện, diễn tập đã cho thấy 1 điều, Mỹ đang đánh mất ảnh hưởng quan trọng ở một số khu vực và khả năng điều động binh lực toàn cầu.
Nếu Mỹ tiếp tục suy yếu thì Đài Loan chính là đồng minh dễ bị tổn thương nhất. 5 năm qua, Bắc Kinh đã sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn cản các nước ký kết hợp đồng thương mại với Đài Bắc, họ không còn lựa chọn nào khác là phải chấp nhận giao dịch với Đại Lục. Hiệp định thương mại được ký kết giữa 2 bên tuy tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng sẽ làm cho Đài Loan mất dần quyền tự chủ về chính trị.
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, thông qua con đường đẩy mạnh sự phụ thuộc về kinh tế của Đài Bắc vào Bắc Kinh, việc Đài Loan phải trở về với “Mẫu quốc” là điều không thể tránh khỏi, nó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng và lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các chuyên gia về các vấn đề Đài Loan của Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ cần nhanh chóng xây dựng lại chiến lược quân sự trước khi quá muộn.
Mỹ sẽ mất rất nhiều nếu Đài Loan về tay Trung Quốc
Hiện nay, triển vọng tái hợp giữa 2 bờ eo biển Đài Loan đang trở lên rõ ràng hơn bất cứ lúc nào. Sự dùng dằng và thiếu quyết đoán trong 2 đời Tổng thống Mỹ với 4 nhiệm kỳ đã khiến cho kinh tế của Đài Loan tăng sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời quân lực của họ cũng không ngừng suy yếu nghiêm trọng. Một khi Trung Quốc thu hồi được Đài Loan, Washington sẽ mất tất cả, còn Bắc Kinh sẽ được “trời cho” những ưu thế cực lớn mà Mỹ đã dày công xây dựng ở Đài Loan.
Video đang HOT
1. Căn cứ radar lớn nhất Mỹ đặt tại Đài Loan nhằm giám sát tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ được Trung Quốc sử dụng để “truy quét” chiến hạm, máy bay và tên lửa Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
2. Hai căn cứ hải quân đặt ở 2 cảng nước sâu của Đài Loan sẽ trở thành 2 cảng tốt nhất, làm bàn đạp để hải quân Trung Quốc nói chung, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm chiến lược của họ tiến ra Thái Bình Dương và khống chế biển Đông.
Sân bay Đài Loan xây dựng trái phép ở đảo Ba Bình
3. Trung Quốc sẽ kiểm soát được đảo Ba Bình (còn gọi là đảo Thái Bình) hiện Đài Loan đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông. Đây cũng là đảo lớn nhất thuộc quần đảo này, có đường băng máy bay và cầu cảng tiếp tế. Đài Bắc về với Bắc Kinh sẽ giúp cho hải quân Trung Quốc có được 1 căn cứ tiền tiêu rất quan trọng trên biển Đông.
4. Vấn đề rất quan trọng là eo biển Đài Loan sẽ trở thành một tuyến giao thông nội địa của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có quyền ngăn trở các tàu thuyền Mỹ, Nhật, Hàn… qua đây, vào biển Đông để thông thương hoặc triển khai đến các khu vực khác, đặc biệt là đến Ấn Độ Dương và Trung Đông.
Với những nguy cơ như trên, Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ sau sẽ phải rất khó khăn để đẩy lùi nguy cơ thống nhất 2 bờ eo biển Đài Loan. Đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, tái thâm nhập ảnh hưởng chính trị và tăng cường viện trợ kinh tế sẽ là vấn đề có tính chất sống còn trong chiến lược an ninh quốc gia nói chung và chiến lược chuyển hướng về châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ nói riêng.
Theo ANTĐ
Khu trục hạm Đài Loan "không ngán" Đại Lục
Hiện Đài Loan sở hữu 4 khu trục hạm phòng không hạm đội thuộc lớp Kidd, trang bị tên lửa SM-2 của Mỹ, trong khi đó Trung Quốc cũng chỉ có 2 tàu sử dụng tên lửa phòng không HQ-9 và 4 tàu lắp đặt hệ thống phòng không S-300F của Nga.
Ngày 26-9, Hải quân Đài Loan đã phóng kiểm tra thành công tên lửa hạm đối không mạnh nhất của vùng lãnh thổ này, từ một chiếc tàu khu trục lớp Kidd trên vùng biển phía đông, tiêu diệt một mục tiêu bay không người lái mô phỏng một cuộc tấn công đường không của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Hải quân Đài Loan phóng thử loại vũ khí này trong 6 năm qua.
Theo Hải quân Đài Loan, quả tên lửa Standard Missile II (SM-2) do Mỹ chế tạo này đã được phóng từ tàu khu trục Makung và bay lên bầu trời tại vùng biển cách Hualien hàng chục dặm về phía đông, tiêu diệt thành công mục tiêu bay không người lái.
Pháo binh cũng đã được sử dụng và khai hỏa trong cuộc diễn tập mang mật danh "Sea Standard", mô phỏng một cuộc không kích của Trung Quốc vào hạm đội hải quân của Đài Loan. Do thời tiết xấu, quân đội Đài Loan đã phải hủy bỏ một số khoa mục diễn tập.
"Tên lửa Standard Missile-2 có độ tin cậy rất cao, nên không cần phải phóng thử loại vũ khí đắt đỏ này hàng năm để xác minh độ tin cậy của tên lửa", Đô đốc Wen Chen-kuo cho biết từ tàu khu trục Su Ao gần đó.
Mỗi quả tên lửa Standard Missile-2 có giá khoảng 3 triệu USD. Với tầm bắn 167 km, tên lửa cung cấp cho các tàu chiến khả năng phòng không toàn diện hơn và xa hơn. Với tầm bắn xa như vậy, nó không hề kém cạnh hệ thống phòng không HQ-9 trên các tàu khu trục lớp 052C và 052D của Trung Quốc và hệ thống S-300F trên tàu khu trục lớp "Hiện Đại" (Somvermemy) mua của Nga.
Hiện tại, Hải quân Đài Loan có 4 tàu khu trục 10.000 tấn, lớp Kidd, được trang bị loại vũ khí phòng không khu vực này. Kidd thuộc loại tàu chiến lớn nhất của Đài Loan, có tải trọng lớn hơn 2.000 tấn so với tàu khu trục tiên tiến nhất thuộc Type 052D của Trung Quốc. 4 tàu này được Đài Loan mua lại của Hải quân Mỹ năm 2001, sau thời gian sửa chữa hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2006, chúng lần lượt được biên chế.
Khu trục hạm phòng không lớp Kidd (Đài Loan gọi là lớp Keelung) có lượng giãn nước tiêu chuẩn 7.289 tấn, đầy tải 9783 tấn. Nó có chiều dài 171,6m, rộng 17m, cao 10m. Tàu được trang bị hỏa lực cực mạnh, bao gồm: 62 tên lửa đối không tầm xa SM-2MRBlock IIIA (tầm bắn 74-70km) và 8 tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, tầm bắn 130km.
Tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170) trang bị hệ thống phòng không HQ-9
Ngoài ra, nó còn được trang bị 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần Phalanx 6 nòng cỡ 20mm, 2 pháo hạm 127mm và 2 cụm máy phóng ngư lôi săn ngầm Mark 46 cỡ 324mm. Tàu có có sân đáp ở đuôi tàu đáp ứng cho 2 trực thăng S-70 Black Hawk. Với hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm mạnh mẽ, nó sẽ là đối trọng đáng gờm của các khu trục hạm Trung Quốc.
Trong khi đó, hiện Trung Quốc cũng mới chỉ có 2 chiếc tàu khu trục lớp 052C là được trang bị hệ thống phòng không HQ-9 và 4 chiếc Type 956 lớp "Hiện Đại" (phiên bản xuất khẩu của lớp Somvermeny của Nga) là được trang bị hệ thống phòng không S-300F có tính năng tương đương.
Ngoài ra, hệ thống phòng không HQ-9 cũng sẽ được trang bị trên Type 052D, nhưng hiện Trung Quốc đã hạ thủy 3 tàu, mà mới có 1 tàu đang thử nghiệm tính năng trên biển, còn khá lâu nữa mới được biên chế chính thức. Như vậy, xét về tương quan tàu khu trục phòng không tiên tiến, thì Đài Loan cũng chỉ kém Trung Quốc có một chút.
Theo ANTĐ
Phương Tây quyết "hất cẳng" Tổng thống Assad Các cường quốc phương Tây và các nước Ả-rập hôm qua (22/10) đã có cuộc họp với phe đối lập Syria. Tại cuộc họp này, các bên đã nhất trí với nhau rằng, Tổng thống Bashar al-Assad không thể đóng bất kỳ vai trò nào trong chính phủ tương lai của đất nước Syria. Tổng thống Assad Chủ trì cuộc họp Bạn bè...