Nếu bị khởi tố, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình sẽ đối diện mức án nào?
Sau khi gây tai nạn khiến một người chết, hai người bị thương, ông Nguyễn Văn Điều – Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình đã lái xe bỏ chạy khỏi hiện trường.
Theo luật sư, nếu bị cáo buộc, ông Điều sẽ đối diện khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù giam.
Ngày 27/5, Công an TP Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Theo đó, khoảng 18h10 ngày 8/5, ông Nguyễn Văn Điều – Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình lái xe ô tô lưu thông trên đường Trần Thủ Độ (phường Tiền Phong, TP Thái Bình). Khi lưu thông đến đoạn đối diện cây xăng Phiệt Học đã xảy ra va chạm giao thông khiến bà Phạm Thị Ng. (SN 1957) bị văng ra ngoài, va đập với 1 chiếc xe máy chạy ngược chiều. Hậu quả, người điều khiển xe máy bị thương nặng, còn bà Ng. tử vong tại chỗ.
Thay vì dừng lại để cấp cứu các nạn nhân, ông Điều tiếp tục điều khiển xe ô tô bỏ chạy và tông vào 1 xe máy khác làm tài xế này ngã ra đường. Khi chạy đến khu công nghiệp Phúc Khánh, chiếc xe bị người dân đuổi theo chặn được. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã tạm dừng thực hiện nhiệm vụ của ông Điều để phục vụ công tác điều tra.
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn giao thông, ông Điều ngồi trong xe ô tô một mình. Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Theo luật sư Vũ Anh Tuấn – Đoàn luật sư Hà Nội, đây là hành động rất đáng chê trách của ông Điều. Đáng lẽ ra, ông Điều nên dừng xe để cấp cứu cho nạn nhân thì lại bỏ chạy và gây thêm một vụ tai nạn khác.
Do đó, nếu bị cáo buộc có tội, ông Điều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c (khoản 2, Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” như sau: “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn”.
Luật sư Tuấn khẳng định, trong trường hợp có căn cứ cho rằng vụ tai nạn có lỗi của ông Điều thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố bị can đối với người này. “Chính sách pháp luật Việt Nam hướng tới việc quy định trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông đối với hậu quả vụ tai nạn. Theo đó, người gây tai nạn phải có trách nhiệm cấp cứu, cứu chữa kịp thời nạn nhân. Việc không cấp cứu có thể khiến hậu quả của vụ tai nạn nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Mặt khác, hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm có thể được xem là hành vi sẽ gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc giải quyết vụ án nên đây cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”, luật sư Tuấn phân tích.
Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án, nhưng nhiều ý kiến lo ngại rằng, nếu gia đình các nạn nhân rút đơn, liệu ông Điều có thoát tội?
Trước tình huống này, luật sư Tuấn khẳng định, không phải mọi trường hợp có đơn xin bãi nại của người bị hại thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, chỉ có một số tội danh được quy định tại Điều 155 (Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015) thì vụ án mới được đình chỉ khi có đơn của người bị hại.
Theo quy định: “Chi đươc khơi tô vu an hinh sư vê tội pham quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 va 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dươi 18 tuôi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết; Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.
Đối chiếu với quy định trên, tội phạm quy định tại Điều 260 không thuộc trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại… Do đó, dù có đơn bãi nại của gia đình các nạn nhân thì ông Điều vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
“Giả sử có việc gia đình nạn nhân viết đơn xin bãi nại cho ông Điều thì đó cũng không phải là căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nó sẽ được xem xét là các tình tiết giảm nhẹ khi cơ quan tố tụng lượng hình”, luật sư Tuấn chia sẻ.
Gây tai nạn giao thông Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình chịu trách nhiệm gì?
Với vi phạm của mình, ông Điều có thể bị khởi tố hình sự về "Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".
Liên quan vụ Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình gây tai nạn giao thông làm 1 người chết, hai người bị thương, ngày 13/5, ông Khiếu Ngọc Sáng, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình cho biết, Tỉnh ủy đã có văn bản tạm dừng thực hiện nhiệm vụ đối với ông Nguyễn Văn Điều để khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông.
Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình thống nhất tạm dừng nhiệm vụ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình đối với ông Nguyễn Văn Điều để phục vụ điều tra. Sau khi có kết luận từ công an, Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình sẽ xem xét hình thức kỷ luật ông Điều. Bên cạnh hình thức kỷ luật, PV VOV.VN trao đổi luật sư Đỗ Minh Hiển, văn phòng luật sư JVN (đoàn luật sư Hà Nội) để làm rõ hơn về vấn đề này.
Hình ảnh ông Nguyễn Văn Điều lái xe gây tai nạn vào tối 8/5
Ảnh: Báo Thanh niên
PV: Vụ việc ông Điều gây tai nạn giao thông làm 1 người chết và 2 người bị thương rồi bỏ chạy gây hoang mang dư luận những ngày qua. Dưới góc độ pháp lý, theo luật sư, ông Điều sẽ bị xử lý như thế nào ?
Luật sư Đỗ Minh Hiển: Vụ tai nạn hiện nay đang được cơ quan Công an tỉnh Thái Bình điều tra làm rõ. Theo đó, cơ quan công an cần tiến hành các thủ tục khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn, xác định thời điểm xảy ra va chạm giữa xe ô tô do ông Điều điều khiển với các phương tiện khác, các dấu vết tại hiện trường vụ tai nạn như: vết phanh ( nếu có), mảnh vỡ phương tiện,...vị trí nạn nhân bị tử vong, bị thương.
Cơ quan công an cũng cần ghi lời khai của các nhân chứng nơi xảy ra vụ tại nạn hoặc trích xuất camera của nhà dân, cơ quan, tổ chức nơi xảy ra tai nạn, nếu cần thiết có thể thông báo để các phương tiện có camera hành trình tham gia giao thông tại thời điểm xảy ra tai nạn cung cấp chứng cứ về vụ tai nạn. Từ các chứng cứ vật chất này có thể xác định được nguyên nhân của vụ tai nạn, xác định có hay không có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông của ông Điều khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, cơ quan công an cần tiến hành kiểm tra nồng độ cồn hoặc nồng độ các chất kích thích khác có trong máu của ông Điều nhằm xác định ông Điều có hay không có sử dụng các chất kích thích khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông, kiểm tra các giấy tờ có liên quan đến điều kiện điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông của ông Điều như: Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy đăng kiểm...
Căn cứ vào kết quả của quá trình điều tra: Nếu xác định ông Điều có vi phạm các quy định của luật giao thông đường bộ như: không có giấy phép lái xe, lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn hoặc nồng độ các chất kích thích vượt quá mức cho phép, lái xe vi phạm các quy định an toàn giao thông như: chạy quá tốc độ, chạy lấn làn đường, sai làn đường, vượt phương tiện khác, chuyển hướng không an toàn....là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm chết 1 người và làm bị thương hai người khác thì ông Điều có thể bị khởi tố hình sự về "Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" quy định tại khoản 2 Điều 260-Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.
PV: Có thông tin sau khi gây tai nạn, ông Điều đã lái xe chạy trốn khỏi hiện trường và chỉ chịu dừng xe khi đâm vào cổng khu công nghiệp Phúc Khách. Hành vi chạy trốn, không cứu giúp người bị nạn bị xử lý như thế nào?
Luật sư Đỗ Minh Hiển: Theo quy định điểm b Khoản 1 Điều 38 luật Giao thông đường bộ 2008 thì người gây tai nạn giao thông phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
Còn trường hợp người gây ra tai nạn giao thông rời khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn là tình tiết định khung tăng nặng theo Khoản 2 Điều 260 Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.
Chiếc xe ô tô gây tai nạn do ông Nguyễn Văn Điều, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình, điều khiển gây tai nạn. (Ảnh: Báo Pháp luật TPHCM)
PV: Trong trường hợp các bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố thì ông Điều có bị xử lý hình sự không?
Luật sư Đỗ Minh Hiển: "Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" quy định tại Điều 260 - Bộ Luật hình sự là tội phạm với lỗi vô ý. Tuy nhiên, tội này không thuộc các tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật tố tụng hình sự. Vì vậy, đặt giả thiết bị hại, gia đình các bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp cụ thể này, nếu cơ quan điều tra xác định ông Điều vi phạm các quy định về an toàn giao thông và bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì ông Điều sẽ bị khởi tố theo khoản 2 Điều 260 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.
Vì vậy, cũng không có căn cứ áp dụng khoản 3, Điều 29 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 để miễn trách nhiệm hình sự cho ông Điều. Khoản 3 Điều 29 Bộ Luật hình sự quy định: "Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự"
PV: Trong trường hợp chiếc xe ô tô ông Điều gặp trục trặc bất thường như mất hệ thống lái, hệ thống phanh không hoạt động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn thì trách nhiệm của ông Điều như thế nào thưa luật sư?
Luật sư Đỗ Minh Hiển: Để xác định chiếc xe ô tô do ông Điều điều khiển có gặp trục trặc bất thường hay không, cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra xe ô tô do ông Điều lái. Nếu phát hiện có sự trục trặc trong hệ thống điều khiển, hệ thống phanh, hoặc bất kỳ hệ thống nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ông Điều mất khả năng điều khiển phương tiện thì cơ quan công an cần trưng cầu giám định để làm rõ các trục trặc này phát sinh khi nào? Có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ông Điều không thể điều khiển xe ô tô gây ra vụ tai nạn nêu trên hay không?
Trong trường hợp này, nếu ông Điều điều khiển xe ô tô đi đúng làn đường, đúng tốc độ ( không vi phạm luật giao thông đường bộ) và nguyên nhân tai nạn có kết quả là do các trục trặc bất thường của xe ô tô dẫn đến ông Điều mất khả năng điều khiển xe ô tô thì ông Điều sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
PV: Cảm ơn luật sư./.
Trước đó, tối 8/5, ông Nguyễn Văn Điều điều khiển xe ô tô biển số 29A - 995.83 trên đường Trần Thủ Độ đã va chạm với một người đi xe đạp. Vụ tai nạn khiến bà Phạm Thị Ng. (63 tuổi, trú tại tổ 10, P.Tiền Phong, TP.Thái Bình - người đi xe đạp) bị hất văng, đập vào xe máy đang chạy cùng chiều và sau đó tử vong sau khi được đưa đi cấp cứu; người đi xe máy bị thương.
Theo người dân, sau khi gây tai nạn, người điều khiển ô tô 29A - 995.83 tiếp tục đâm xe vào một xe máy khác khiến người điều khiển xe máy bị thương, rồi bỏ chạy hơn 3 km. Khi đến Khu công nghiệp Phúc Khách (P.Phú Khánh, TP.Thái Bình), xe ô tô trên đâm vào 1 cổng sắt mới dừng lại.
Thời điểm đó, người dân đã quây rất đông xung quanh xe gây tai nạn. Tuy nhiên, ông Điều ngồi trong xe cho đến khi có công an đến đưa đi. Đáng chú ý, trên xe ô tô có tấm biển ghi: "Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình - Giấy ra vào cơ quan - 29A-995.83". Rất nhiều người đã quay phim, chụp ảnh và nhận ra người lái chiếc xe này là ông Nguyễn Văn Điều, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình.
Được biết, ông Nguyễn Văn Điều từng là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Bình; Bí thư Huyện ủy Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Năm 2019, ông Điều được bổ nhiệm là Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình.
Thái Bình: Tạm dừng công tác Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy gây tai nạn chết người Ngày 13/5, thông tin với báo chí, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình Khiếu Ngọc Sáng xác nhận Tỉnh ủy tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo tạm dừng thực hiện nhiệm vụ đối với ông Nguyễn Văn Điều, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy đến ngày 25/5, để tập trung khắc phục hậu quả vụ tai nạn chết người do ông...