Nếu bạn nhận thấy điều này khi đứng, hãy đi khám phổi
Nhiều người có thể không nghĩ triệu chứng này liên quan đến phổi, nhưng có thể đó là dấu hiệu cần phải gọi cấp cứu ngay.
Nếu bạn nhận thấy điều này khi đứng, hãy đi khám phổi. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Mọi tế bào trong cơ thể đều cần ô xy để sống, vì vậy lá phổi khỏe mạnh là điều không thể thiếu cho sự sống còn của mỗi người.
Đó là lý do tại sao bệnh đường hô hấp và bệnh về phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Nếu mất thăng bằng kèm theo các triệu chứng khác, hãy gọi cho bác sĩ ngay. ẢNH SHUTTERSTOCK
Một báo cáo gần đây của WHO đã chỉ ra những tác hại tàn khốc của bệnh đường hô hấp: Hàng năm, 3 triệu người chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hơn 1,6 triệu người chết vì ung thư phổi, 1,4 triệu người chết vì bệnh lao, và viêm phổi vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Điều nguy hiểm là bệnh về phổi thường khó được phát hiện kịp thời, dẫn đến gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ hô hấp.
Đó là lý do tại sao nhận ra các triệu chứng ít được biết đến của bệnh phổi là rất quan trọng, theo Best Life .
Và một triệu chứng có thể nhận thấy khi đứng – là một trường hợp cần được cấp cứu ngay.
Sau đây là những gì cần chú ý.
Mất thăng bằng có thể chỉ ra ung thư phổi
Theo Trung tâm Ung thư Rocky Mountain – bệnh viện điều trị ung thư lớn nhất Colorado (Mỹ), mất thăng bằng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi và các bệnh lý liên quan, theo Best Life .
Video đang HOT
Nguyên nhân là do ung thư có thể gây ra Hội chứng tĩnh mạch chủ trên, một tình trạng ảnh hưởng đến tĩnh mạch chính ở phần trên cơ thể.
Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ cho biết, hội chứng này phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị “ung thư phổi, ung thư hạch hoặc ung thư di căn đến ngực”, theo Best Life .
Khối u phát triển gần hoặc trên tĩnh mạch chủ trên có thể khiến cơ thể mất thăng bằng.
Trung tâm Ung thư Rocky Mountain (Mỹ) giải thích rằng ung thư phổi có thể gây ra hội chứng này vì một số lý do.
Thông thường, khối u có thể nằm gần tĩnh mạch chủ trên – là tĩnh mạch lớn đưa máu từ đầu và cánh tay trở về tim, các chuyên gia cho biết.
Trung tâm này cho biết thêm, khi khối u phát triển, nó có thể khiến máu chảy ngược trở lại trong tĩnh mạch này và gây chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
Trong các trường hợp khác, khối u có thể phát triển trực tiếp trên tĩnh mạch chủ trên hoặc gây ra cục máu đông trong tĩnh mạch.
Nếu ung thư đã lan rộng và bắt đầu ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến tĩnh mạch chủ, gây ra các vấn đề về cân bằng.
Nếu mất thăng bằng đi kèm với các triệu chứng sau, hãy đi khám ngay.
Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ cảnh báo rằng các triệu chứng của Hội chứng tĩnh mạch chủ trên thường phát triển chậm theo thời gian và có thể rất tinh vi.
Bên cạnh các vấn đề về thăng bằng, nên chú ý đến sưng mặt, cổ, thân trên và sưng cánh tay, khó thở hoặc hụt hơi và ho. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị đau ngực, khàn giọng và khó nói hoặc khó nuốt, theo Best Life .
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng kể trên, đặc biệt là nếu đã từng mắc bệnh về phổi, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Hội chứng tĩnh mạch chủ trên là một cấp cứu ung thư nghiêm trọng và cần được can thiệp khẩn cấp.
Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ cũng lưu ý rằng bác sĩ có thể xác định người bệnh không cần điều trị ngay lập tức nếu các triệu chứng không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào.
Nói chuyện với bác sĩ để biết thêm thông tin nếu nghi ngờ phổi hoạt động kém.
Những bệnh dễ gặp ở phổi và lời khuyên phòng bệnh từ bác sĩ
Các bệnh về phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu. Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, tuổi tác, các thói quen hút thuốc lá, cùng sự trỗi dậy của các virus gây bệnh đường hô hấp là những nguyên nhân chính gây các bệnh về phổi.
Viêm phổi
Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới.
Một số triệu chứng của viêm phổi: Sốt nhẹ hoặc cao có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Đó có thể là do phổi chứa đầy chất lỏng. Khó thở: Sưng phổi liên quan với viêm phổi có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. Tình trạng sưng phổi ở bệnh nhân bị viêm phổi cũng có thể dẫn đến tình trạng ho nhiều.
Nhiều bệnh nhân còn ho ra đờm hoặc lẫn máu. Cảm thấy ớn lạnh có thể xảy ra vào lúc người bệnh bắt đầu bị nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng phổi. Nhức đầu có thể kết hợp với sốt là tình trạng mà một số bệnh nhân viêm phổi thường gặp phải.
Tình trạng khó thở, mệt mỏi và kiệt sức có thể xảy ra nếu bạn tập thể dục trong khi bạn bị viêm phổi. Đổ mồ hôi có thể do sốt cao. Bởi vậy, người bị viêm phổi cũng có thể gặp triệu chứng này, thậm chí kèm theo biểu hiện tăng nhịp thở và nhịp tim.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Đây là một dạng bệnh lý tắc nghẽn đường thở (khí - phế quản) không hồi phục do viêm mạn tính đường thở mà nguyên nhân do hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với bụi, khói ở môi trường. Bệnh thường diễn tiến xấu theo thời gian. COPD có thể ngăn ngừa bằng việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như không hút thuốc lá chủ động và thụ động, tăng cường chất lượng không khí môi trường ở nhà và nơi làm việc, làm tốt công tác bảo hộ lao động.
Viêm phôi nêu không phat hiên sơm dê gây biên chưng năng.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những ung thư có mức độ ác tính cao của cơ thể, viêc điều trị hiện nay vẫn còn gặp khó khăn. Nguyên nhân chính gây bệnh là do hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với bụi khói ở môi trường. Do vậy, từ bỏ hút thuốc lá, cải thiện môi trường sống để ngăn ngừa bệnh ung thư phổi.
Viêm màng phổi (viêm phế mạc)
Virus, vi khuẩn hoặc nấm cũng như một vài loại thuốc, chấn thương và bệnh tật có thể là nguyên nhân gây viêm màng phổi. Bệnh xảy ra khi các mô xếp bên ngoài phổi hoặc bên trong ngực bị viêm nhiễm và cọ xát với nhau. Điều này gây ra các cơn đau buốt ở ngực và càng trở nên khó chịu khi bạn thở.
Tăng huyết áp động mạch phổi
Đây là một dạng của tăng huyết áp, ảnh hưởng đến mạch máu trong phổi và buồng bên phải của tim. Khi mắc bệnh, bạn sẽ gặp các vấn đề về hô hấp, choáng váng, đau ngực, sưng chân, tim đập nhanh hoặc môi tái xanh. Người bệnh có thể không nhận ra các triệu chứng này trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bệnh bụi phổi
Nguyên nhân gây bệnh là người bệnh hít phải bụi, thường là từ amiăng, cát, đá hoặc than đá. Nếu phổi của bạn hấp thu bụi, nó sẽ bị nhiễm trùng và hình thành nên sẹo. Khi bị bụi phổi, bạn có thể không cảm thấy bất kỳ ảnh hưởng nào trong nhiều năm. Nhưng sau đó, bạn có thể sẽ bộc phát các cơn ho, khó thở hoặc tức ngực. Để chữa trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc, cung cấp oxy và dùng đến liệu pháp hô hấp để giúp trị hoàn toàn các triệu chứng và những biến chứng có thể xảy ra như hen suyễn hay COPD.
Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là khi cơ thể bạn hình thành nên cục máu đông, thường là ở chân, sau đó di chuyển đến phổi. Tình trạng này cản trở dòng máu chảy và gây tổn thương đến các mô phổi. Khi đó, bạn có thể mắc phải những triệu chứng liên quan đến hô hấp cũng như đau ngực, ho, thỉnh thoảng ho có máu.
Phù phổi
Phù phổi là tình trạng có nhiều chất lỏng tích tụ trong túi khí ở phổi. Điều này làm bạn khó thở và cảm thấy khó chịu khi nằm. Bạn cũng có thể trải qua các triệu chứng như nhịp tim nhanh, cảm thấy ngột ngạt, ho sùi bọt mép hoặc ho ra máu.
Xơ hóa phổi
Xơ hóa phổi xảy ra khi các mô bên trong phổi trở nên dày lên bất thường và cứng lại. Tình trạng này cản trở hấp thu khí oxygen vào trong máu, não và các cơ quan khác. Bạn có thể cảm thấy khó thở và ho khan khó kiểm soát. Bệnh này đặc biệt nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng nếu bạn mắc phải trong nhiều năm. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Bệnh u hạt (sarcoidosis)
Bệnh bộc phát khi các tế bào được gọi là u hạt phát triển trong phổi. Đây có thể là phản ứng của hệ miễn dịch đối với những thứ bạn hít vào. Khi mắc bệnh, bạn sẽ có những triệu chứng như ho khan, thở dốc, sốt, mệt mỏi, thở khò khè hoặc đau ngực. Bệnh thường tự biến mất khi sức đề kháng của cơ thể tốt hơn.
Lời khuyên của thầy thuốc
Mọi người cần đảm bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn để phòng ngừa bệnh tật. Hàng ngày, cần uống đủ lượng nước cần thiết (1,5-2 lít), ăn thêm rau xanh và trái cây. Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng, súc miệng cho sạch họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi nguy cơ bệnh tái phát hoặc phát triển nặng hơn.
Với trẻ nhỏ, cần đưa đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Khi có dấu hiệu bệnh, cần đi khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng.
Giặt vỏ chăn phải lộn từ trong ra ngoài, có người làm bao nhiêu năm vẫn sai Bụi tích tụ trên giường khi bạn không ngủ chủ yếu bám vào các góc của ga trải giường. Lớp bụi này sẽ không trôi đi nếu bạn không lộn ga trải giường và vỏ chăn từ trong ra ngoài. Vệ sinh chăn ga gối đệm là điều cần thiết và nên được thực hiện thường xuyên theo định kỳ. Tuy nhiên, không...