Nếu bạn “iu” phải một anh chàng “độc tài”…
Ngay khi mới yêu nhau, một số teenboys thường có thói quen “độc tài” với bạn gái của mình. Đôi khi, các teenboys biết mình có phần độc đoán nhưng lại không thể bỏ đi thói quen ấy. Vậy các teengirls cảm nhận như thế nào về người bạn trai như vậy?
Những chàng trai độc tài
Độc tài là người có tư tưởng cho rằng chỉ có mình là tài năng, tài giỏi, từ đó tự mình quyết định mọi việc, thường dựa trên bạo lực hay sự áp đặt, bất chấp ý kiến, hay phản ứng của người còn lại. Thói quen này được hình thành từ nhỏ trong một số teenboys mà đôi khi chính “khổ chủ” lại không hề biết.
Khi yêu, teenboys luôn muốn nhận được nhiều yêu thương và sự tôn trọng từ đối phương. Đáp lại những điều đó, teenboys đôi khi quan tâm quá mức đến bạn gái từ những chi tiết lớn đến những chi tiết nhỏ.
Video đang HOT
Những việc như cách ăn mặc, kiểu tóc, cách trang điểm hay việc ăn uống của người bạn gái cũng được các “anh” kiểm soát chặt. Độc tài “phu quân” cho rằng đó là cách thể hiện tình cảm và cho rằng mình luôn đúng. Điều này vô tình biến các chàng trai trở thành “độc tài gia” mà không hế hay biết. Dù chỉ là những việc rất nhỏ nhặt, nhưng do đụng đến “tự tôn” của các chàng, thế là đôi khi máu “độc tài” nổi lên. Chàng có thể nổi cơn lôi đình, thậm chí dằn vặt người bạn gái vì “không chịu nghe lời mình”.
Xuân Thảo, 16 tuổi cho biết: “Mình đang cãi nhau với bạn trai. Bạn trai mình giận mình vì những điều rất vô lí. Mình thích đi dày cao gót và mình thích làm đẹp, còn bạn trai mình lại không thích và khó chịu khi mình “điệu”. Không nghe mình giải thích và không thông cảm. “Hắn” luôn áp đặt rằng “hắn” muốn thế này, thế kia và mình phải làm như thế này thế kia. Mình thấy mình không có làm gì sai cả, nên mình nhất định sẽ không chịu xuống nước trước”.
Trong lúc nóng nảy, thậm chí các teenboys không thể kiểm soát được hành vi và lời nói nên gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Teengirls nghĩ gì?
Tất nhiên, một điều không thể chối cãi rằng khi có một người yêu “độc tài” và thiếu bình tĩnh, các teengirls sẽ rơi vào trạng thái vô cùng mệt mỏi. Dù rất yêu thương “đằng ấy”, và biết rằng đằng ấy chỉ luôn mong muốn tốt cho mình và tốt cho cả hai, thế nhưng rất nhiều teengirls thường xuyên phải “khóc ròng” vì không biết xử lí như thế nào mỗi khi bạn trai mình như thế.
Như trường hợp của Minh Huyền, 18 tuổi. Minh Huyền “iu” Hoàng Hiệp đã được gần một năm. Tình cảm của hai người rất tốt. Hoàng Hiệp rất thương Huyền và chăm sóc rất chu đáo cho Huyền từng ly từng tí. Huyền sẽ rất hạnh phúc nếu như H.Hiệp không phải là một người bạn trai cực kì gia trưởng và độc tài. Hiệp luôn áp đặt cho Huyền những suy nghĩ của Hiệp. Nếu chẳng may Huyền có “tìm cách chống đối” thì Hiệp trở nên vô cùng tức giận. Nhiều khi Hiệp nóng giận lên, nói Huyền chẳng ra gì. Thậm chí, đôi khi còn sử dụng những từ khiếm nhã. Thế nhưng, đến khi bình bĩnh lại, Hiệp luôn xin lỗi và hi vọng Huyền sẽ hiểu rằng Hiệp chỉ muốn tốt cho cả hai thôi.
Một số teengirls mạnh mẽ hơn và lí trí hơn trong chuyện tình cảm thì lại chọn cho mình một quyết định chia tay. Vì những teengirls ấy cho rằng: “Nếu yêu nhau một ngày, hai ngày thì còn có thế. Nhưng nếu yêu lâu dài mà như vậy thì khổ sở lắm. Ai cũng có cái tôi và tính cách, sở thích riêng của mình. Và ngay cả với các “độc tài gia, hẳn họ cũng không muốn bó buộc bởi những quy tắc và những ép buộc vô lí của bạn gái. Vậy tại sao con gái phải luôn nhún nhường trong những trường hợp con trai trở nên gia trưởng và độc tài vô lí như vậy?”.
Nhưng không phải ai cũng yêu lí trí như vậy. Cũng không ít teengirls không nỡ dứt lòng ra đi. Vì đa phần con gái vốn sống tình cảm. Những khiếm khuyết của bạn trai, dù có đôi khi chưa vẹn tròn thì các “nàng” vẫn cố gắng chấp nhận. Teengirls hi vọng có thể làm cho bạn trai mình hiểu và thay đổi theo thời gian
Đối phó với những “độc tài gia”?
Dù có cho rằng đằng ấy sai mười mươi, các teengirls cũng không nên trong lúc nóng giận, đi làm những điều hoàn toán trái ngược để “thách thức”. Như vậy chỉ làm tình hình thêm xấu đi và tình cảm của cả hai thêm sứt mẻ. Khi “người ta” đang nghĩ rằng mình đúng, thì việc bạn cãi lại càng khiến người ấy lún sâu vào ý nghĩ “bạn đã sai còn cố cãi”.
Các teengirls cần kiên nhẫn, nếu “đằng ấy” của bạn chưa hiểu ra, bạn hãy dành thời gian để nói chuyện trong lúc hai người đang vui vẻ, và cho “hắn” biết rằng tại sao bạn lại muốn như vậy…
Đừng cho rằng “hắn ta” luôn sai và cũng đừng luôn mang trong đầu rằng “hắn ta” đang áp đặt mình vì tính gia trưởng, teengirls cũng nên xem xét đến ý kiến đóng góp của “đằng ấy” và đôi khi bạn cũng cần cảm thông và nghĩ rằng “bên kia” cũng chỉ do lo lắng và muốn chăm sóc cho mình thôi. Vì lẽ thường, không ai rảnh hơi để chạy ra đường, khuyên nhủ người không quen biết cả, mà vì do bạn trai của bạn muốn tốt cho bạn mà vô tình hơi “quá đáng” mà thôi.